'Doanh nghiệp không đứng nổi vì chịu quá nhiều sức ép'

Thu Phương Thứ ba, 16/01/2018 - 15:28

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, môi trường kinh doanh đối với doanh nghiệp vẫn còn vô vàn trở ngại, đặc biệt thuế, phí, chi phí không chính thức vẫn tăng cao khiến doanh nghiệp ngày càng gặp khó khăn và buộc phải rút khỏi thị trường.

Chia sẻ tại buổi Họp báo công bố Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý IV và cả năm 2017 sáng nay, bà Lan cho biết, khi hàng hoá các nước được mở cửa vào Việt Nam sẽ đặt ra thách thức rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước để cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài.

Năm 2017 là cột mốc đánh giá 10 năm Việt Nam tham gia WTO, 2 năm thực hiện Cộng đồng kinh tế ASEAN và sau một thời gian thực hiện hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc, tất cả những hội nhập này đang tiếp tục dồn sức ép lên cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Doanh nghiệp 'chết' vì chịu quá nhiều sức ép
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.

"Mặc dù con số các doanh nghiệp thành lập mới tăng lên nhưng nhưng tôi thấy lo hơn về số lượng doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Hiện số doanh nghiệp ra khỏi thị trường đang rất cao. Trong khi đó, đây mới là nhưng doanh nghiệp đã có thời gian hoạt động nhất định, có đóng góp nhất định đối với nền kinh tế thì đến bây giờ họ không đứng nổi nữa vì chịu sức ép quá nặng nề", bà Lan chia sẻ.

Mặt khác, theo bà Lan, trong khi áp lực cạnh tranh từ hội nhập kinh tế ngày càng tăng lên thì trong nước, việc cố gắng cải thiện môi trường kinh doanh của Chính phủ vẫn trong tình trạng “trên nóng dưới lạnh”, chuyển biến chưa được như kỳ vọng. 

Môi trường kinh doanh đối với doanh nghiệp vẫn còn vô vàn trở ngại. Đặc biệt là về thuế, phí, chi phí không chính thức vẫn tăng cao khiến doanh nghiệp ngày càng gặp khó khăn và buộc phải rút khỏi thị trường.

"Đặc biệt, mới đây có vẻ như Bộ Tài chính vẫn đang muốn bảo vệ đề xuất tăng hàng loạt sắc thuế của mình dù đã bị phản đối quyết liệt trong năm 2017. Nếu tiếp tục tăng thuế như vậy, trong tương lai môi trường kinh doanh của Việt Nam sẽ ra sao, sức chịu đựng của nền kinh tế nội địa và các doanh nghiệp sẽ như thế nào?", chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đặt câu hỏi.

Nói rõ hơn về vấn đề này, TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, năm 2018 là một năm hội nhập, năm bản lề, các hiệp định thương mại tự do Việt Nam ký với các nước khác sẽ bắt đầu được thực hiện một cách nghiêm túc. 

Kết quả tất yếu là thuế suất hàng nhập khẩu tại nhiều nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN vào Việt Nam sẽ xuống 0%. Điều này sẽ gây sức ép rất lớn đối với nguồn thu ngân sách của Nhà nước. Khoản thu từ thuế nhập khẩu khoảng 15 nghìn tỷ đồng/năm có nguy cơ giảm rất nghiêm trọng.

Theo ông Doanh, đây là một trong những nguyên nhân lý giải vì sao Bộ Tài chính có sáng kiến tăng thuế đối với một loạt các mặt hàng, lĩnh vực trong nước để tìm nguồn thu mới trám vào khoản thuế thiếu hụt do thực hiện các hiệp định thương mại tư do.

"Đây cũng là hồi chuông báo động về tình hình kinh tế. Năm 2018 sẽ không phải là một năm dễ dàng đối với Việt Nam khi chúng ta phải chịu rất nhiều sức ép từ trong nước và quốc tế", ông Doanh nói.

Theo ông Doanh, Việt Nam phải biến sức ép đó thành động lực cải cách thể chế, cải cách bộ máy hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Có như vậy mới có thể tăng trưởng kinh tế.

Dự báo về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2018, TS. Nguyễn Đức Thành Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cũng cho rằng, ba vấn đề nội tại cố hữu của nền kinh tế hiện nay nếu chưa được giải quyết triệt để sẽ vẫn là lực cản đối với nền kinh tế trong năm tới. 

Nhiều thách thức lớn đang chờ doanh nghiệp Việt Nam năm 2018 1
TS. Nguyễn Đức Thành

Thứ nhất, động lực tăng trưởng kinh tế vẫn chưa đến từ việc tăng năng suất lao động. Năng suất lao động của Việt Nam còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực. 

Nếu không có những biện pháp tổng thể giúp nâng cao năng suất lao động trong tương lai gần, trong bối cảnh cơ cấu dân số vàng sắp đi qua, Việt Nam sẽ khó có thể duy trì được đà tăng trưởng như hiện nay.

Bên cạnh đó, lợi thế về lao động giá rẻ sẽ ngày càng mất đi do tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Trong bối cảnh tài nguyên ngày càng cạn kiệt, sản xuất của ngành công nghiệp khai khoáng tiếp tục suy giảm, công nghiệp chế tạo chưa tạo ra được những đột phá mới, nông nghiệp vẫn đứng trước nhiều rủi ro lớn do tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu, áp lực tăng trưởng cho năm 2018 thực sự là một thách thức lớn.

Thứ hai, thâm hụt ngân sách và nợ công tăng cao vẫn tiếp tục là vấn đề nghiêm trọng cản trở nền kinh tế. Trong khi nguồn vốn chi đầu tư công vẫn còn hạn chế, chi thường xuyên vẫn ở mức cao tạo gánh nặng cho ngân sách nhà nước. 

Trong bối cảnh Việt Nam đã tốt nghiệp vốn vay ODA, các nhà tài trợ nước ngoài sẽ lần lượt rút dần và chỉ cho vay với các mức lãi suất kém ưu đãi hơn, Việt Nam sẽ cần sử dụng nhiều hơn nguồn nội lực của mình làm động lực cho tăng trưởng. 

Thứ ba, việc phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế thế giới và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng tạo ra nhiều bất trắc tiềm ẩn cho nền kinh tế. 

Đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế thế giới năm 2018 có thể đối mặt với nhiều rủi ro bất định lớn liên quan đến địa chính trị và xu hướng bảo hộ thương mại của một số nước lớn cũng như sự thay đổi ngày càng nhanh của khoa học công nghệ trên thế giới. 

TS. Trần Đình Thiên lý giải 'những bất thường' về tăng trưởng kinh tế

TS. Trần Đình Thiên lý giải "những bất thường" về tăng trưởng kinh tế

Tiêu điểm -  7 năm
Tăng trưởng kinh tế năm 2017 đã có những động thái tích cực, cơ cấu kinh tế theo ngành bắt đầu thoát khỏi các ngành khai thác tài nguyên.
TS. Trần Đình Thiên lý giải 'những bất thường' về tăng trưởng kinh tế

TS. Trần Đình Thiên lý giải "những bất thường" về tăng trưởng kinh tế

Tiêu điểm -  7 năm
Tăng trưởng kinh tế năm 2017 đã có những động thái tích cực, cơ cấu kinh tế theo ngành bắt đầu thoát khỏi các ngành khai thác tài nguyên.
Việt Nam có thể vẫn tăng trưởng cao mà không phải đánh đổi môi trường

Việt Nam có thể vẫn tăng trưởng cao mà không phải đánh đổi môi trường

Phát triển bền vững -  7 năm

Theo Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam Eric Sidgwick, Việt Nam nên điều chỉnh, thích ứng với những thay đổi cần thiết để có thể đạt được mô hình tăng trưởng mạnh mẽ và thân thiện với môi trường.

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu: Cuộc vui nào cũng có hồi kết

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu: Cuộc vui nào cũng có hồi kết

Quốc tế -  7 năm

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang đạt ở mức độ cao nhất, nhưng cuộc vui này có lẽ sẽ kết thúc sau một vài năm.

Ngân hàng kỳ vọng lợi nhuận năm 2018 tăng trưởng 20%

Ngân hàng kỳ vọng lợi nhuận năm 2018 tăng trưởng 20%

Tài chính -  7 năm

Các tổ chức tín dụng nhận định hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng ổn định trong năm 2017 và được kỳ vọng khởi sắc hơn trong năm 2018.

Nhờ Bitcoin, nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng mạnh vào năm 2018

Nhờ Bitcoin, nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng mạnh vào năm 2018

Quốc tế -  7 năm

Theo các nhà phân tích của tập đoàn tài chính Nomura, Bitcoin sẽ là nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.

Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường

Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường

Tiêu điểm -  2 giờ

Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.

Sắp diễn ra Hội thảo Trực tuyến: Chuỗi giá trị bền vững - Tuân thủ pháp lý EU-Việt Nam

Sắp diễn ra Hội thảo Trực tuyến: Chuỗi giá trị bền vững - Tuân thủ pháp lý EU-Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Câu chuyện tuân thủ bền vững đang "sôi sục" thời gian gần đây bởi những thay đổi tại thị trường EU, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam.

Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ

Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ

Tiêu điểm -  1 ngày

Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.

MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông

MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông

Tiêu điểm -  2 ngày

Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.

Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn

Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn

Tiêu điểm -  3 ngày

Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.

Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường

Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường

Tiêu điểm -  2 giờ

Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.

Sắp diễn ra Hội thảo Trực tuyến: Chuỗi giá trị bền vững - Tuân thủ pháp lý EU-Việt Nam

Sắp diễn ra Hội thảo Trực tuyến: Chuỗi giá trị bền vững - Tuân thủ pháp lý EU-Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Câu chuyện tuân thủ bền vững đang "sôi sục" thời gian gần đây bởi những thay đổi tại thị trường EU, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam.

Muốn công trình xanh thì đến cáp điện cũng phải xanh

Muốn công trình xanh thì đến cáp điện cũng phải xanh

Phát triển bền vững -  2 giờ

Công trình xanh ngoài việc được thiết kế, xây dựng thân thiện với môi trường, thì còn cần sử dụng cả những vật liệu xanh vốn đang là bài toán khó trong doanh nghiệp.

'Phần thưởng' cho ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc

'Phần thưởng' cho ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc

Ngân hàng -  2 giờ

Chuyên gia VIS Ratings nhìn nhận, các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc có thể tăng trưởng mạnh trong nhiều năm, với tốc độ từ 20-25% mỗi năm.

Hải Phòng đón chờ 'siêu phẩm' AEON Beta Cinema

Hải Phòng đón chờ 'siêu phẩm' AEON Beta Cinema

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Dù dự kiến đến quý III/2025 mới chính thức khai trương nhưng Vincom Mega Mall Vũ Yên đang tiếp tục “khuấy đảo” thị trường khi hé lộ thông tin AEON Beta Cinema.

Proparco và FMO đầu tư 80 triệu USD cho SeABank

Proparco và FMO đầu tư 80 triệu USD cho SeABank

Tài chính -  5 giờ

Tổ chức tài chính phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng phát triển doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho SeABank nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, biến đổi khí hậu

Chi mạnh cho R&D, GELEX Electric muốn mở rộng thị trường nước ngoài

Chi mạnh cho R&D, GELEX Electric muốn mở rộng thị trường nước ngoài

Doanh nghiệp -  5 giờ

CTCP Điện lực GELEX (HoSE: GEE – GELEX Electric) hôm nay đã tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 và thông qua nhiều nội dung quan trọng.