TS. Trần Đình Thiên lý giải "những bất thường" về tăng trưởng kinh tế

An Nhiên Thứ hai, 11/12/2017 - 10:19

Tăng trưởng kinh tế năm 2017 đã có những động thái tích cực, cơ cấu kinh tế theo ngành bắt đầu thoát khỏi các ngành khai thác tài nguyên.

TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong quý III vừa qua, đạt 7,48% so với mức 5,14% quý I và 6,17% trong quý II. Kết quả này kiến dư luận đặc biệt quan tâm và các chuyên gia kinh tế đã đưa ra nhiều ý kiến khác nhau.

Tại hội thảo ‘Nhận diện cơ hội và rủi ro thị trường bất động sản năm 2018’ do CafeLand tổ chức cuối tuần qua, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, tiếp tục có những lý giải về con số tăng trưởng bất thường này đồng thời chỉ ra những vấn đề cần thay đổi của nền kinh tế.

Tăng trưởng 2017 là kết quả của đầu tư 2016

Theo TS. Trần Đình Thiên, năm nay, tăng trưởng một số ngành giảm mạnh, đặc biệt là các ngành lâu nay đóng góp rất lớn cho GDP như khai khoáng, dầu khí, tăng trưởng âm gần 10%.

Liên quan đến đầu tư, cơ sở của tăng trưởng kinh tế, tốc độ giải ngân đầu tư công rất chậm, cho đến tháng 9 mới đạt 50% dự toán. Giải ngân ODA đến tháng 7 chỉ đạt 42%, còn giải ngân trái phiếu chính phủ đến tháng 9 chỉ được 7%.

Tuy nhiên, năm nay nông nghiệp tăng trưởng vượt bậc đạt được 2,78%, vượt hẳn so với năm ngoái (chỉ đạt 0,62%). Tiếp theo phải kể đến ngành dịch vụ tăng trưởng 7,25 so với 6,67% năm ngoái.

Theo TS. Thiên, vốn đầu tư trong năm nay chưa thể tác động rõ ràng đến tăng trưởng. Nếu dùng số giải ngân năm nay để giải thích GDP thì không thuyết phục, cho nên phải nhắc đến con số này năm ngoái. Năm 2016, đầu tư tư nhân tăng 48%, con số này đã chuyển thành tăng trưởng GDP năm nay. Trong 9 tháng đầu năm nay, vốn đầu tư tư nhân đăng ký mới tiếp tục tăng 43,5%

"Khi nguồn vốn nhà nước khó khăn, vốn đầu tư của khu vực tư nhân đã bù đắp cho tăng trưởng", ông Thiên nhận định.

Khu vực FDI cũng giải ngân 15,8 tỷ USD trong năm 2016, tăng 9% so với 2015 và là mức kỷ lục từ trước đến nay.

Động lực khác của tăng trưởng GDP năm nay phải kể đến là đóng góp vượt bậc của SamsungFormosa.

Nhiều người không hài lòng với tập đoàn Formosa, nhưng xét về tăng trưởng GDP, Formosa năm nay đã đóng góp 1,5 triệu tấn thép, trong khi năm ngoái tập đoàn này hầu như không ăn nên làm ra, còn tạo nên tác động uể oải đến tăng trưởng kinh tế.

Năm 2017, tăng trưởng kinh tế đã có những động thái tích cực và đáng tin tưởng. Cơ cấu kinh tế theo ngành bắt đầu dịch chuyển, bắt đầu thoát khỏi các ngành khai thác tài nguyên và chuyển sang công nghiệp chế tạo, dịch vụ.

Tư duy về đô thị cũng đã thay đổi, đã chú ý đến phát triển đô thị thông minh. Xu thế khởi nghiệp sáng tạo cũng đang bùng lên, đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tăng mạnh. 

Nền kinh tế vẫn đang có những vấn đề cần thay đổi

Về dài hạn, trong 30 năm đổi mới, năm nào kinh tế Việt Nam cũng hoàn thành kế hoạch, nhưng cứ qua 10 năm thì tốc độ tăng trưởng lại giảm rõ rệt, mặc dù vẫn cao hơn con số bình quân trên thế giới.

TS. Trần Đình Thiên lý giải
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Việt nam giảm dần từ năm 1991 đến nay.

Cụ thể, hệ số ICOR, hệ số hiệu quả sử dụng vốn, có xu hướng thấp đi. Tăng trưởng hằng năm có vẻ tốt, nhưng tăng trưởng dài hạn có vấn đề. Con số GDP không tồi khi các năm hầu như 6% trở lên nhưng cơ cấu tăng trưởng lại thay đổi rất chậm. Nền kinh tế chậm trưởng thành, dẫn đến doanh nghiệp Việt cũng chậm lớn, khó lớn.

Theo vị chuyên gia, động lực tăng trưởng cũ của nền kinh tế đã cạn kiệt, phải thay bằng cái mới hoàn toàn. Cần tái cơ cấu và đổi mới nền tảng tăng trưởng nhưng 5, 7 năm qua chưa làm được, hoặc làm được rất ít.

Ông Thiên cho rằng, cách tiếp cận 3 năm tới là Chính phủ cần tối đa cải cách thể chế, nỗ lực ở các mục tiêu cơ bản dài hạn. Các mục tiêu ngắn hạn sẽ không phải ưu tiên hàng đầu.

Chúng ta cần phải xem xét vấn đề chi phí vận chuyển quá lớn của doanh nghiệp, cần thay đổi cách nhìn trong các vấn đề BOT giao thông hiện nay.

T.S Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam

Ngoài ra, trong 4 động cơ tăng trưởng của Việt Nam (kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân, nông nghiệp và FDI), chỉ có khu vực FDI ‘ăn nên làm ra’ nhờ tận dụng được những lợi thế của nền kinh tế, ít bị trói buộc bởi các thể chế, chính sách của Việt Nam và hạn chế được những tác động tiêu cực

Khu vực tư nhân rất yếu, trong đó doanh nghiệp tư nhân hầu như không thay đổi gì về cơ cấu, tỷ trọng đóng góp khá yếu (dưới 10%).

Mấy năm qua, động lực, động cơ tăng trưởng tập trung chủ yếu ở khu vực FDI. Tỷ trọng xuất khẩu khu vực FDI tăng nhanh, sau 2017 càng tăng mạnh mẽ hơn, còn khu vực nội địa tăng trưởng rất chậm.

Theo ông Thiên, điển hình của sự trói buộc đối với khu vực doanh nghiệp trong nước là con số 5.719 giấy phép kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp muốn thành lập cũng phải mấy chục giấy phép.

"Cần phải tập trung dọn dẹp các cơ chế, điều kiện kinh doanh trói buộc doanh nghiệp", ông Thiên khuyến nghị.

ANZ dự báo tăng trưởng GDP và CPI năm 2018 của Việt Nam

ANZ dự báo tăng trưởng GDP và CPI năm 2018 của Việt Nam

Tiêu điểm -  6 năm
Bộ phận nghiên cứu của Ngân hàng ANZ cũng điều chỉnh dự báo về tăng trưởng GDP năm 2017 của Việt Nam lên 6,7% từ mức 6,5% hồi đầu năm.
ANZ dự báo tăng trưởng GDP và CPI năm 2018 của Việt Nam

ANZ dự báo tăng trưởng GDP và CPI năm 2018 của Việt Nam

Tiêu điểm -  6 năm
Bộ phận nghiên cứu của Ngân hàng ANZ cũng điều chỉnh dự báo về tăng trưởng GDP năm 2017 của Việt Nam lên 6,7% từ mức 6,5% hồi đầu năm.
ANZ dự báo tăng trưởng GDP và CPI năm 2018 của Việt Nam

ANZ dự báo tăng trưởng GDP và CPI năm 2018 của Việt Nam

Tiêu điểm -  6 năm

Bộ phận nghiên cứu của Ngân hàng ANZ cũng điều chỉnh dự báo về tăng trưởng GDP năm 2017 của Việt Nam lên 6,7% từ mức 6,5% hồi đầu năm.

Dấu hiệu tích cực đằng sau con số GDP bất thường

Dấu hiệu tích cực đằng sau con số GDP bất thường

Leader talk -  6 năm

Theo TS. Trần Đình Thiên, chúng ta quá quan tâm đến con số là làm sao để tăng 0,1 hay 0,2% tăng trưởng GDP, điều này thực tế không mang nhiều ý nghĩa vì nền kinh tế còn quá nhỏ.

TS. Bùi Trinh: 'Còn lao vào tăng trưởng GDP đất nước sẽ ngày càng nợ nần'

TS. Bùi Trinh: 'Còn lao vào tăng trưởng GDP đất nước sẽ ngày càng nợ nần'

Leader talk -  6 năm

Theo chuyên gia kinh tế Bùi Trinh, tăng trưởng GDP cao hay thấp không có ý nghĩa gì nhiều đối với nền kinh tế Việt Nam. GDP tăng trưởng càng cao thì càng gây bất ổn kinh tế vĩ mô.

Văn hóa số – Yếu tố quyết định trong chuyển đổi số

Văn hóa số – Yếu tố quyết định trong chuyển đổi số

Tủ sách quản trị -  2 giờ

“Văn hóa số là cách doanh nghiệp biến công nghệ thành một người bạn đồng hành, chứ không phải kẻ kiểm soát”

Hủy bỏ giao dịch 2,6 triệu cổ phiếu VIB của chị dâu Chủ tịch Đặng Khắc Vỹ

Hủy bỏ giao dịch 2,6 triệu cổ phiếu VIB của chị dâu Chủ tịch Đặng Khắc Vỹ

Tài chính -  3 giờ

Bà Lê Thị Huệ, người có liên quan đến Chủ tịch HĐQT VIB, đã bán hơn 2,6 triệu cổ phiếu VIB này mà không thông báo theo quy định.

Bức tranh sáng tối của ngành thép

Bức tranh sáng tối của ngành thép

Doanh nghiệp -  3 giờ

Bên cạnh những “ngôi sao sáng”, ngành thép vẫn ghi nhận nhiều mảng tối trong kỳ kinh doanh quý III vừa qua.

Kỳ vọng tích cực về sản lượng ngành sản xuất năm tới

Kỳ vọng tích cực về sản lượng ngành sản xuất năm tới

Tiêu điểm -  3 giờ

Sản lượng ngành sản xuất được kỳ vọng sẽ tăng trở lại nhờ hy vọng về điều kiện thị trường ổn định.

Chỉ sửa nội dung cấp bách của 4 luật Quy hoạch, Đầu tư, PPP và Đấu thầu

Chỉ sửa nội dung cấp bách của 4 luật Quy hoạch, Đầu tư, PPP và Đấu thầu

Tiêu điểm -  3 giờ

Đây là nhấn mạnh của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về phương châm làm việc của Quốc hội với 4 dự án sửa luật nói trên.

Vietnam Airlines lãi hơn 6.263 tỷ đồng sau 9 tháng

Vietnam Airlines lãi hơn 6.263 tỷ đồng sau 9 tháng

Doanh nghiệp -  3 giờ

Toàn bộ mạng bay nội địa và đường bay quốc tế được mở lại, hiệu quả đường bay mới và cao điểm hè giúp Vietnam Airlines đạt kết quả kinh doanh tích cực.

Có gì trong Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam mới mở cửa?

Có gì trong Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam mới mở cửa?

Ống kính -  3 giờ

Trong ngày đầu mở cửa, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đã thu hút hàng ngàn khách tới tham quan và tương tác.