'3 tại chỗ' để tránh đứt gãy sản xuất trong dịch bệnh
Nhiều doanh nghiệp đang thực hiện phương án “3 tại chỗ” và “1 cung đường, 2 địa điểm” để đảm bảo an toàn và duy trì sản xuất trong mùa dịch.
Doanh nghiệp TP. HCM đang gặp khó khi chưa có bộ hướng dẫn chung và những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện “3 tại chỗ”.
Một doanh nghiệp dừng, cả chuỗi bị ảnh hưởng
Các doanh nghiệp ở TP.HCM đang gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện “3 tại chỗ” để tiếp tục sản xuất, duy trì chuỗi cung ứng.
Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội lương thực, thực phẩm TP.HCM cho biết, với đặc thù của ngành thực phẩm nhiều doanh nghiệp khi thực hiện “3 tại chỗ” chi phí lên cao, có doanh nghiệp sẽ lỗ nhưng vẫn làm vì mục tiêu chung.
Đơn cử như vừa qua TP.HCM lâm vào tình trạng khan hiếm trứng, Sở Công thương đồng ý cho các doanh nghiệp tăng giá bán để bù chi phí sản xuất, vận chuyển nhưng Công ty Ba Huân vẫn cam kết giữ nguyên giá, chia sẻ khó khăn với thành phố. Bởi vì nếu Ba Huân tăng giá bán thì sẽ gây nên hiện tượng tăng giá dây chuyền của các doanh nghiệp khác khiến người tiêu dùng thiệt hại, thị trường bất ổn.
Ngoài ra, khi đưa công nhân vào nhà máy thì đã được test Covid-19 cho kết quả âm tính. Tuy nhiên có những người bệnh ủ 7 ngày, 10 ngày nên khi test rà soát lại trong công ty mới phát hiện. Với những ca này thì xử lý thế nào là bài toán khó đối với doanh nghiệp.
Thực tế vừa qua có doanh nghiệp thành viên khi test nhanh phát hiện F0 nhưng báo với phường, quận đều đang căng mình chống dịch cho nên phải giữ tất cả công nhân ở lại trong nhà máy 2 đến 3 ngày sau mới được xử lý. Giữ công nhân ở lại trong trường hợp này họ rất hoang mang, chưa nói đến việc doanh nghiệp thiệt hại do phải dừng sản xuất.
Để xử lý những trường hợp tương tự, bà Chi đề xuất nên giao trách nhiệm về cho phường chứ không cần lên đến cấp quận.
“Phường sẽ kiểm tra nếu gia đình công nhân bị F0 đủ điều kiện về cơ sở vật chất thì trước mắt đưa họ về nhà cách ly tạm, còn không thì ngay lập tức đưa đến nơi cách ly. Sau khi đưa F0 đi thì doanh nghiệp có được tiếp tục sản xuất không hay ngừng, việc này cần xử lý nhanh và doanh nghiệp cũng cần được biết để có kế hoạch, chuẩn bị”, bà Chi kiến nghị.
Theo bà Chi trong những ngày tới, các doanh nghiệp gặp trường hợp như vậy sẽ tăng lên nên cần có quy trình xử lý thống nhất ngay từ bây giờ.
Một vấn đề các doanh nghiệp gặp khó nữa được bà Chi nêu lên đó là tình trạng đứt gãy chuỗi sản xuất.
“Ngày trước tôi dám tự tin nói, ngành gì không biết nhưng với thực phẩm thì tụi tôi có thể ổn định cho thành phố được ba tháng dù kịch bản gì xảy ra nhưng dịch Covid-19 bùng phát như hiện nay thì mọi quy luật bị phá vỡ hết. Khó đến mức hiện có người đi mua 100 thùng mì ăn liền để làm từ thiện mà không mua đủ cùng một lúc được”, bà Chi nói.
Bởi vì thực tế là các nhà máy sản xuất mì ăn liền có thể chuẩn bị nguyên vật liệu đủ sản xuất trong ba tháng nhưng chỉ một trong số đó không thể về kịp như bột nêm hoặc hành lá…do đơn vị cung cấp có ca F0 nên phải đóng cửa, cách ly dẫn đến chuỗi cũng ứng bị đứt gãy, gói mì không thể hoàn thành, đóng gói và xuất xưởng được.
“Một công ty liên doanh sản xuất mì ăn liền họ không thể đáp ứng đủ những thành phần đã in sẵn trên bao bì nên gọi lên hội đặt vấn đề họ vẫn xuất xưởng sản phẩm nhưng chỉ thiếu một hoặc hai thành phần như in trên bào bì được không? Nếu đồng ý cho họ sản xuất thì chủ tịch hội phải ký tên chịu trách nhiệm”, bà Chi nêu và cho biết đã đăng ký làm việc với ban an toàn thực phẩm thành phố để trả lời cho doanh nghiệp.
Ngoài ra thành phố cũng cần công bố kế hoạch tiêm vaccine rõ dàng, ưu tiên tiêm đối tượng nào, ngành nào, ngày nào tiêm để doanh nghiệp nắm và phổ biến đến công nhân.
Bởi vì thực tế vừa qua có thực trạng nhiễu loạn thông tin nên doanh nghiệp hỏi thì thành phố nói đã chuyển về quận, huyện. Đến UBND quận, huyện hỏi thì nói qua phòng kinh tế, qua phòng kinh tế hỏi thì nói là chưa tính.
Do khó chồng khó như vậy nên bà Chi cho rằng khi thực hiện “3 tại chỗ” không biết doanh nghiệp và công nhân sẽ chịu được bao lâu, 2 đến 3 tuần có thể được chứ 1 đến 2 tháng chắc sẽ không ổn.
Xã hội thu nhỏ trong doanh nghiệp
Ông Nguyễn Đặng Hiến, Tổng giám đốc Công ty TNHH sản xuất Tân Quang Minh (Bidrico), một doanh nghiệp chuyên sản xuất nước giải khát chia sẻ kinh nghiệm về cách thực hiện “3 tại chỗ” của công ty.
Bidrico có 280 cán bộ nhân viên tự nguyện ở lại nhà máy để làm việc. Đầu tiên là doanh nghiệp phải lo chỗ ngủ, nhà vệ sinh, chỗ ăn. Dù đã lo được đủ nhưng thực tế Bidrico vẫn gặp khó.
Đơn cử như sở thích ăn, uống của từng nhân viên, trước đây họ chỉ làm việc ở công ty 8 tiếng/ngày nên chỉ ăn một bữa rồi về với gia đình thì ăn theo sở thích. Nhưng hiện ở lại công ty thì chỉ đáp ứng được ở một chừng mực nhất định, dù Bidrico đã liên tục đổi món, sáng khác, chiều khách, ngày hôm sau không giống ngày hôm trước tuy nhiên công nhân họ vẫn không thích với điều đó.
Qua 1 tuần thực hiện “3 tại chỗ” thì công nhân bắt đầu xuất hiện áp lực tâm lý do xa nhà, xa vợ, chồng, con nên khi rời chỗ làm là lúc nào cũng cầm điện thoại gọi về nhà.
Dù đã phân khu nam, nữ khác nhau và trách nhiệm của người quản lý nhưng thời gian đầu vẫn xảy ra tình trạng rủ nhau nhậu.
Với bộ phận giao nhận hàng hóa, do đặc thù tiếp xúc thường xuyên nên Bidrico gửi thư đến khách hàng thông báo nếu thấy nhân viên của công ty đến giao hàng mà không thực hiện đúng 5k thì không nhận và gọi lại báo cho công ty biết. Còn đội ngũ tài xế thì mỗi chuyến giao hàng về sẽ được khử khuẩn. Xe của đối tác đến lấy hàng thì các tài xế phải có giấy xét nghiệm âm tính và được khử khuẩn theo quy trình của Bidrico.
Đối với ngành may mặc, ông Phạm Văn Việt, Tổng giám đốc Công ty TNHH Việt Thắng Jean cho biết, đặc thù của ngành là sử dụng nhiều lao động nên khi thực hiện “3 tại chỗ” thì gặp nhiều khó khăn hơn.
Hơn nữa, đối với đầu vào là nguyên liệu sản xuất thì trước đây chủ yếu nhập từ Trung Quốc kể từ khi dịch lần thứ nhất thì các doanh nghiệp chuyển về lấy hàng ở thị trường nội địa. Chính vì lấy hàng nội địa nên đa số các doanh nghiệp chủ quan không dự trữ nhiều vì khi sắp hết hàng chỉ cần 7 đến 10 ngày là đặt hàng là nguyên liệu về đến nhà máy.
Nhưng đợt dịch Covid-19 thứ 4 khiến nhiều công ty đóng cửa, vận chuyển khó khăn dẫn đến các doanh nghiệp thiếu nguyên phụ liệu, doanh nghiệp có nguyên liệu may nhưng lại không có phụ liệu thành phẩm để hoàn thành, xuất khẩu.
Với quá trình sản xuất bên trong thì khó nhất là văn hóa, người thức khuya, dậy sớm, người thì phải đi nhà thờ, người ăn chay…nhưng khi đến ở trong nhà máy thì họ phải tạm thời bỏ thói quen này nên rất căng thẳng. Rõ ràng việc thực hiện “3 tại chỗ” đã hình thành một xã hội thu nhỏ trong công ty và doanh nghiệp phải giải quyết những vẫn đề phát sinh để ổn định tâm lý công nhân và duy trì sản xuất.
Việt Thắng Jean phải mất năm ngày để từng bước đưa công nhân vào nề nếp như ăn thế nào, đi nhẹ, nói khẽ làm sao…và tập thể dục buổi sáng để tăng tính kết nối tập thể.
Cần có bộ hướng dẫn chung
Trước những khó khăn của doanh nghiệp ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP. HCM cho biết có 391 doanh nghiệp thành viên đăng ký thực hiện, quy mô đạt 30 đến 50% số lượng lao động.
Tuy nhiên có nhiều doanh nghiệp dù đã thực hiện nhưng vẫn phải dừng hoạt động để điều chỉnh theo yêu cầu của đoàn kiểm tra liên ngành.
Ông Dũng cho rằng vấn đề khó nhất trong việc thực hiện “3 tại chỗ” đối với doanh nghiệp là mặt bằng, kế đến là hạ tầng bên trong như nhà vệ sinh, nhà ăn, đảm bảo khoảng cách giãn cách.
Khi thực hiện “3 tại chỗ” doanh nghiệp phải tự xây dựng nội quy, quy chế trong doanh nghiệp. Cử lãnh đạo có đủ uy tín, chức trách để điều phối nhưng còn một vấn đề chưa biết xử lý thế nào là việc chăm lo đời sống tinh thần cho công nhân như thế nào?
Trước những vấn đề doanh nghiệp TP.HCM đang gặp phải ông Dũng cho rằng thành phố cần có bộ hướng dẫn cơ bản chung để các doanh nghiệp căn cứ vào đó thực hiện.
Bởi thực tế hiện nay các đoàn của thành phố đi kiểm tra doanh nghiệp có cảm nhận khác nhau cho nên khi đánh giá việc thực hiện đạt hay không đạt cũng khác nhau. Điều này khiến cho doanh nghiệp cảm thấy bị áp đặt và không được chia sẻ.
Theo ông Dũng, doanh nghiệp TP.HCM đang dốc hết sức để thực hiện “3 tại chỗ” nhưng kéo dài bao lâu là chuyện lớn. Không chỉ là vẫn đề tài chính, nguồn lực mà còn là chuyện đứt gãy chuỗi sản xuất.
Không ai có thể làm hết các khâu được, cho nên chỉ cần 1 doanh nghiệp trong hệ sinh thái dừng sản xuất là kéo theo cả chuỗi bị ảnh hưởng. Vì vậy trong thời điểm hiện nay doanh nghiệp rất cần hướng dẫn và sự đồng hành của chính quyền.
Nhiều doanh nghiệp đang thực hiện phương án “3 tại chỗ” và “1 cung đường, 2 địa điểm” để đảm bảo an toàn và duy trì sản xuất trong mùa dịch.
Nhiều dự báo cho thấy Việt Nam khó có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà Chính phủ đề ra ở mức 6,5%.
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Vinpearl - thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam chính thức niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE, mở ra chương mới sau hơn 20 năm phát triển. Không chỉ sở hữu hệ sinh thái nghỉ dưỡng đồ sộ, khác biệt, Vinpearl còn cho thấy khát vọng vươn tầm khu vực nhờ chiến lược đón đầu xu thế mới và nền móng vững vàng từ hệ sinh thái Vingroup.
Coca-Cola chính thức tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng “Share a coke" với thông điệp “từ cái tên, mình kết nối" tại thị trường Việt Nam, nhằm mang đến những trải nghiệm sáng tạo cho người tiêu dùng trẻ, ngày 6/5/2025.
Tân CEO Grab Việt Nam được kỳ vọng mang đến làn gió mới, giúp Grab cạnh tranh hiệu quả hơn với Xanh SM và các đối thủ gọi xe khác.
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.
Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.