Số lãi và phí trong năm các doanh nghiệp Việt Nam phải trả cho số nợ này khoảng 1,56 tỷ USD.
Việt Nam có nhu cầu vốn lớn để đầu tư cho cơ sở hạ tầng trong các năm tới. Ảnh: TP.HCM
Bản tin nợ công của Việt Nam do Bộ Tài chính mới công bố cho biết, đến cuối năm 2015, tổng nợ nước ngoài của Việt Nam là 80 tỷ USD. Trong đó Chính phủ nợ 39,6 tỷ USD và doanh nghiệp nợ 41,2 tỷ USD.
So với năm 2014 tổng nợ nước ngoài của Chính phủ và doanh nghiệp tăng khoảng 10 tỷ USD. Trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp vay nợ thêm (gần 9 tỷ USD), nợ nước ngoài của Chính phủ chỉ tăng thêm 1,6 tỷ USD.
Tính từ năm 2011, nợ nước ngoài của quốc gia đã tăng thêm 30 tỷ USD.
Bản tin cũng cho biết, tổng nợ của Chính phủ là 94,3 tỷ USD vào cuối năm 2015, ngoài số nợ nước ngoài bên trên, Chính phủ còn vay thêm 54,6 tỷ USD trong nước. So với năm 2014, nợ của Chính phủ tăng thêm 8 tỷ USD chủ yếu do vay trong nước nhiều hơn.
Tính từ năm 2011 đến 2015, mỗi năm nợ của chính phủ tăng thêm khoảng 10 tỷ USD.
Ngoài khoản nợ trực tiếp, Chính phủ đang bảo lãnh thêm 20,7 tỷ USD nợ vay khác, trong đó có 11,3 tỷ USD vay nước ngoài và 9,4 tỷ USD vay trong nước. Số nợ bảo lãnh tăng thêm 7 tỷ USD từ năm 2011 đến nay.
Việt Nam đang tiến gần đến cơ hội nâng hạng thị trường chứng khoán từ FTSE Russell. Cải cách mạnh mẽ đã mở đường, nhưng liệu thị trường có đáp ứng được kỳ vọng quốc tế?
Hệ sinh thái số tích hợp, hiện đại của TPBank dành cho khách hàng doanh nghiệp đã được đánh giá cao tại khuôn khổ giải thưởng thường niên do The Asian Banker tổ chức.
Việt Nam đang tiến gần đến cơ hội nâng hạng thị trường chứng khoán từ FTSE Russell. Cải cách mạnh mẽ đã mở đường, nhưng liệu thị trường có đáp ứng được kỳ vọng quốc tế?