EU gặp khó trước chiến lược thương mại của ông Trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây nhấn mạnh việc áp đặt thuế quan sẽ buộc các quốc gia khác phải đàm phán với Washington, chỉ 1 ngày trước chuyến thăm của Liên minh châu Âu (EU).
Nhiều nhà sản xuất điện tử đang chuẩn bị chuyển thêm hoạt động sản xuất sang khu vực Đông Nam Á khi Trung Quốc dần trở nên kém hấp dẫn hơn vì gia tăng căng thẳng thương mại.
Một số doanh nghiệp Đài Loan đóng vai trò mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu đã đưa ra tín hiệu chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc, theo thông tin từ Bloomberg.
Hãng tin này cho biết công ty cung cấp kinh kiện điện cho Apple có tên Delta Electronics mới đây tiết lộ sẽ bỏ ra 2,14 tỷ USD vào vụ thâu tóm một doanh doanh của Thái Lan, bước đệm để doanh nghiệp này mở rộng sản xuất tại đây.
Merry Electronics, công ty sản xuất tai nghe cho một số hãng như Bose, cũng cho biết khả năng chuyển một phần sản xuất từ Trung Quốc sang Thái Lan và sẽ phục thuộc vào những động thái sắp tới của xung đột thương mại Mỹ-Trung.
Đài Loan được xem là một trong những vùng đất màu mỡ và là nơi tập trung của nhiều doanh nghiệp gia công điện tử hàng đầu thế giới, bao gồm cả nhà lắp ráp iPhone Foxconn. Trong nhiều năm gần đây, số lượng công ty sản xuất cho những thương hiệu lớn bắt đầu dời khỏi Trung Quốc ngày càng tăng do mức lương cao hơn và đối đầu thương mại Mỹ-Trung khiến xu hướng này càng mạnh lên.
Chia sẻ với Bloomberg, doanh nghiệp gia công nhiều mặt hàng như phần cứng máy tính, máy mát xa mặt tại Thái Lan và Philippines có tên New Kinpo Group cho biết, những động thái mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến nhiều khách hàng quan tâm đến dịch vụ của doanh nghiệp này.
Theo chuyên gia kinh tế Tsai Ming-fang tại Đại học Tamkang, Đài Bắc, “các công ty Đài Loan trước đây đầu tư vào Trung Quốc vì mức chi phí nhân công rẻ. Tuy nhiên mức lương tại đây đang ngày càng tăng lên khiến nhiều công ty chuyển sản xuất sang khu vực Đông Nam Á. Sự gia tăng thuế từ chính quyền Donald Trump càng khiến các công ty Đài Loan tìm đến Đông Nam Á”, Bloomberg dẫn lời.
Nửa năm 2018, tổng vốn đầu tư được phê duyệt vào Trung Quốc từ doanh nghiệp Đài Loan đạt 4,2 tỷ USD, giảm 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi mức đầu tư vào Việt Nam, Malaysia và Ấn Độ lại tăng mạnh.
Xu hướng này cũng giống như thông tin được đưa trước đó bởi Financial Times khi các chủ nhà máy tại khu vực trung tâm sản xuất của tỉnh Quảng Đông cho biết, họ sẽ đẩy mạnh kế hoạch đa dạng hóa sản xuất, đặc biệt là đưa ra ngoài Trung Quốc.
Chia sẻ với TheLEADER, ông Xie Hui, người đứng đầu một cơ sở kinh doanh máy đục công nghệ cao tại Bắc Ninh với gần 10 năm tại Việt Nam đánh giá, đây là một thị trường hấp dẫn, đặc biệt với những sản phẩm máy móc. “Mức giá nhân công tại Việt Nam rẻ hơn đáng kể so với Trung Quốc trong khi chi phí vận hành thì tương đương”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây nhấn mạnh việc áp đặt thuế quan sẽ buộc các quốc gia khác phải đàm phán với Washington, chỉ 1 ngày trước chuyến thăm của Liên minh châu Âu (EU).
Các nhà sản xuất Trung Quốc đang cân nhắc khả năng chuyển sản xuất sang Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác có chi phí thấp trước nỗi lo bị cuốn vào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.