Tiêu điểm
Dòng tiền phục hồi trong 2024
Lãi suất hạ nhiệt, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tăng trên toàn thế giới cùng tín hiệu tốt từ đầu tư công, đầu tư trực tiếp nước ngoài là những cơ hội mở ra cho nền kinh tế Việt Nam năm 2024.
Nhiều dự đoán về kinh tế năm 2024 được đưa ra, nhận diện những khó khăn vẫn chưa đi đến hồi kết, bao gồm những xung đột địa chính trị cũng như cạnh tranh thương mại giữa các nước lớn.
Tuy nhiên, theo bà Đặng Nguyệt Minh, Giám đốc khối nghiên cứu Quỹ Dragon Capital, nhiều cơ hội mở ra vào năm 2024, bao gồm sự hồi phục của dòng tiền giúp phục hồi kinh tế.
Cụ thể, bà Minh cho biết, thế giới đang ở trong chu kỳ giảm hàng tồn kho. Tuy nhiên, quan sát của Dragon Capital về chỉ số hàng tồn kho ở khu vực Âu – Mỹ cũng như chỉ số hàng tồn kho của các nhà bán lẻ trên toàn thế giới đang giảm xuống mức tương đối ổn định.
Trước đó, hàng tồn kho tăng cao do các doanh nghiệp tăng cường mua hàng tích trữ vì kỳ vọng vào sự phục hồi của nền kinh tế hậu Covid-19. Số lượng hàng hóa này không bán được khi người tiêu dùng ưu tiên chi tiền cho dịch vụ, du lịch hơn là hàng tiêu dùng.
Vì vậy, doanh nghiệp ở các khu vực trên thế giới phải ưu tiên xả hàng tồn kho trong năm 2023, dẫn đến giảm nhu cầu nhập khẩu. Chỉ số hàng tồn kho về mức ổn định là dấu hiệu cho thấy cơ hội Việt Nam tăng cường xuất khẩu hàng hóa vào năm 2024.

Bên cạnh đó, một điểm tích cực nữa là sự đồng pha trong giảm lãi suất. Chuyên gia Dragon Capital lấy dẫn chứng, tháng 11 vừa qua là lần đầu tiên số lượng các ngân hàng trung ương giảm lãi suất cao hơn các ngân hàng trung ương tăng lãi suất.
Nói cách khác, nền lãi suất sẽ hạ nhiệt hơn so với năm 2023. Việt Nam đã đi trước trong việc cắt giảm lãi suất, tuy nhiên sự đồng pha này sẽ làm tăng dư địa giảm lãi suất, từ đó giảm bớt gánh nặng cho cả doanh nghiệp và hệ thống tín dụng.
Đầu tư công là điểm sáng trong suốt giai đoạn khủng hoảng kinh tế vừa qua và được dự báo sẽ tiếp tục duy trì tích cực trong năm 2024 và giai đoạn tới. Bà Minh nhận định, đầu tư công đang phát huy tốt vai trò dẫn dắt đầu tư toàn xã hội và xây dựng lại niềm tin vào nền kinh tế cho cộng đồng doanh nghiệp.
Đồng quan điểm về những tín hiệu khả quan của của nền kinh tế, ông Suan Teck Kin, Giám đốc điều hành khối nghiên cứu thị trường và kinh tế toàn cầu, Tập đoàn UOB, cho biết, Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á còn được hưởng lợi nhờ xu thế dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ông Teck Kin đánh giá, xu thế này không chỉ xuất phát từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung mà còn từ một lý do bền vững hơn là nhu cầu đa dạng hóa chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.
Xu thế đa dạng hóa chuỗi cung ứng còn tiếp diễn trong giai đoạn vài năm tới nên Việt Nam còn nhiều cơ hội để tận dụng tối đa lợi ích.
Ông Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, cũng nhìn nhận, xu thế dịch chuyển chuỗi cung ứng đang theo chiều hướng friendshoring (tức là chuyển dịch chuỗi sang các nước thân thiện để tránh rủi ro địa chính trị). Với ưu điểm về một nền chính trị ổn định, chính sách ngoại giao linh hoạt, thân thiện, Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng tốt xu thế này.
Mặt khác, những thành tựu ngoại giao của Việt Nam cuối năm 2023 mở ra cơ hội để Việt Nam tham gia vào những lĩnh vực mới, có giá trị gia tăng cao như công nghiệp bán dẫn, xe điện, năng lượng tái tạo, công nghệ sinh học.
Bà Minh đánh giá, đây là bốn lĩnh vực được coi là động lực tăng trưởng của thế giới trong tương lai. Nếu đánh giá đầy đủ về những ngành công nghiệp mới này, tiềm năng cho nền kinh tế Việt Nam còn lớn hơn rất nhiều.
Trong bối cảnh đó, bà Minh khuyến nghị cần có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ để tham gia vào hệ sinh thái của những “đại bàng” chọn Việt Nam làm tổ như Samsung, LG, Foxconn, Apple.
Còn theo ông Tech Kin, Chính phủ và doanh nghiệp cần lưu tâm hơn đến câu chuyện phát triển bền vững, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Đầu tư vào những lĩnh vực này giúp doanh nghiệp mở ra thị trường mới, tận dụng cơ hội mới, đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.
3 yếu tố giúp kinh tế tăng trưởng tích cực trong 2024
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Vinpearl lên sàn, kỷ nguyên mới của thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam
Vinpearl - thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam chính thức niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE, mở ra chương mới sau hơn 20 năm phát triển. Không chỉ sở hữu hệ sinh thái nghỉ dưỡng đồ sộ, khác biệt, Vinpearl còn cho thấy khát vọng vươn tầm khu vực nhờ chiến lược đón đầu xu thế mới và nền móng vững vàng từ hệ sinh thái Vingroup.
Coca-Cola tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng 'Share a coke'
Coca-Cola chính thức tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng “Share a coke" với thông điệp “từ cái tên, mình kết nối" tại thị trường Việt Nam, nhằm mang đến những trải nghiệm sáng tạo cho người tiêu dùng trẻ, ngày 6/5/2025.
Grab Việt Nam thay tướng sau khi nhận 'gáo nước lạnh' từ Xanh SM
Tân CEO Grab Việt Nam được kỳ vọng mang đến làn gió mới, giúp Grab cạnh tranh hiệu quả hơn với Xanh SM và các đối thủ gọi xe khác.
Động lực mới cho phát triển kinh tế
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng
Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.
Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?
Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.