Tiêu điểm
Dự án 4,6 tỷ USD ở Bình Định sắp được định đoạt
Tỉnh Bình Định đang huy động tổng lực tìm cách mở đường cho dự án điện gió ngoài khơi 2.000MW của Tập đoàn PNE (Cộng hòa Liên bang Đức).

Theo đề xuất của Tập đoàn PNE và Viện Năng lượng (đơn vị tư vấn lập hồ sơ), nhà máy điện gió ngoài khơi Bình Định có tổng công suất 2.000MW, quy mô vốn khoảng 4,6 tỷ USD, được chia làm ba giai đoạn.
Giai đoạn thí điểm với dự án PE1 có công suất 700MW, dự kiến vận hành năm 2025, tổng vốn đầu tư 37,6 nghìn tỷ đồng. Giai đoạn mở rộng 1 với công suất 700MW, dự kiến vận hành năm 2026. Giai đoạn mở rộng 2, công suất 600MW, dự kiến vận hành năm 2027.
Khu vực khảo sát, nghiên cứu và đề xuất bổ sung quy hoạch dự án có tổng diện tích khoảng 96.470ha, chủ yếu trên mặt nước biển, không chồng lấn với các quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.
UBND tỉnh Bình Định vừa có yêu cầu các sở, ngành địa phương tổng hợp vướng mắc liên quan đến dự án ngay trong tháng 3 này để đăng ký làm việc với Chính phủ.
Theo đó, Sở Công thương rà soát lại tất cả các nội dung công việc cần tháo gỡ, giải quyết trong thời gian tới liên quan đến dự án điện gió ngoài khơi trên địa bàn, trong đó xác định cụ thể những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của từng cấp, xin chủ trương, cơ chế cho tỉnh Bình Định được thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi.
Đồng thời, tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và môi trường tham mưu UBND tỉnh kiến nghị Bộ Tài nguyên và môi trường xem xét, đưa khu vực đề xuất phát triển điện gió ngoài khơi trên khu vực biển tỉnh Bình Định vào danh mục ưu tiên phát triển điện gió trong Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Nếu có chồng lấn, rà soát các quy hoạch khác với các khu vực đề xuất phát triển điện gió ngoài khơi để đề xuất giải quyết cho phù hợp.
Cũng liên quan tới quy hoạch, Sở Giao thông vận tải làm việc với các đơn vị chức năng của Bộ Giao thông vận tải để cập nhật diện tích, tọa độ vị trí cảng Phù Mỹ, rà soát với các khu vực đề xuất phát triển điện gió ngoài khơi nhằm tránh chồng lấn.
Quay trở lại với dự án, Tập đoàn PNE đã theo đuổi dự án này suốt 4 năm qua với nhiều hoạt động nghiên cứu, đề xuất, thực hiện việc đo gió...
Dự án đã thực hiện đo gió từ tháng 5/2022 và nằm trong danh mục các dự án tiềm năng của Quy hoạch điện VIII và đã cập nhật trong quy hoạch tỉnh.
Khoảng tháng 10/2022, Bộ Tài nguyên và môi trường đề nghị tạm dừng thẩm định, chấp thuận liên quan đến các đề xuất khảo sát điện gió ngoài khơi do còn nhiều vướng mắc về pháp lý và kỹ thuật… cho đến khi Chính phủ ban hành nghị quyết mới về hoạt động đo gió, quan trắc, điều tra, khảo sát địa hình, đánh giá tác động môi trường trên biển hoặc đến khi ban hành nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 11/2021/NĐ-CP.
Giữa năm 2023, Tập đoàn PNE cũng đề xuất kéo dài thời gian đo gió thêm 15 tháng (từ tháng 4/2023 tới tháng 7/2024) nhưng chưa nhận được đồng ý của địa phương.
Sau đó, UBND tỉnh Bình Định cũng đã đề nghị Bộ Công thương xem xét ưu tiên tăng quy mô công suất các dự án nguồn điện phân bổ cho tỉnh.
Tờ trình hồi tháng 10/2023 của Bộ Công thương có nêu: Xem xét, đề xuất Thủ tướng giao EVN và các doanh nghiệp trong nước nghiên cứu, khảo sát về các điều kiện phát triển điện gió ngoài khơi, sẵn sàng triển khai khi có cơ sở pháp lý để có thẩm quyền giao chủ đầu tư.
UBND tỉnh Bình Định rằng, với nội dung nêu trên sẽ không thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển dự án điện gió ngoài khơi nên đề nghị xem xét điều chỉnh lại quy định này cho phù hợp.
Gần một tháng trước, UBND tỉnh Bình Định đã đồng ý chủ trương cho Tập đoàn PNE điều chỉnh diện tích, phạm vi nghiên cứu, lắp đặt thiết bị đo gió trên mặt đất để phục vụ đánh giá tiềm năng gió trên khu vực 2 thuộc địa bàn các xã Nhơn Hội, Nhơn Lý, Nhơn Hải và thành phố Quy Nhơn.
Thời gian khảo sát, nghiên cứu đánh giá tiềm năng gió là 24 tháng, kể từ ngày được chấp thuận chủ trương.
Mở đường tới điện gió ngoài khơi
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.