Dư địa hẹp cho giảm lãi suất

Kiều Mai Thứ tư, 16/08/2023 - 19:10

Chuyên gia từ Ngân hàng Thế giới cảnh báo, nếu tiếp tục giảm lãi suất, Việt Nam cần cân nhắc khả năng suy giảm vốn đầu tư, một phần vốn sẽ rời đi và tỷ giá bị ảnh hưởng.

Bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cấp cao của Ngân hàng Thế giới, mới đây đánh giá, dư địa chính sách tiền tệ của Việt Nam còn rất ít, khi Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần giảm lãi suất điều hành, cũng như đã áp dụng các biện pháp cho phép tái cơ cấu nợ.

Cùng với đó, Việt Nam đã hỗ trợ lãi suất cho một số nhóm đối tượng nhất định, ví dụ như nhóm mua nhà ở xã hội.

Kết quả là, lãi suất tại Việt Nam đã giảm đáng kể trong thời gian qua, làm giãn rộng thêm khoảng cách lãi suất giữa VND và các đồng tiền của các nền kinh tế lớn khác, ví dụ như USD.

Do đó, nếu Việt Nam tiếp tục sử dụng các biện pháp tiền tệ trong thời gian tới, thì sẽ không mang lại hiệu quả, do hiệu ứng dẫn truyền tới nền kinh tế và lực cầu tín dụng ở trong nước rất yếu, bà Dorsati Madani nhận định tại cuộc họp báo mới đây của Ngân hàng Thế giới.

Đánh giá này được đưa ra vào thời điểm Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giảm lãi suất, mức tối thiểu là 1,5 - 2%/năm để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Vị chuyên gia cũng lưu ý rằng, nếu tiếp tục giảm lãi suất, Chính phủ cần cân nhắc khả năng một phần vốn đầu tư sẽ rời khỏi Việt Nam, cũng như tỷ giá bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, mặc dù các biện pháp như cắt giảm lãi suất, nới lỏng hạn chế về thanh khoản, tái cơ cấu thời hạn trả nợ và nhóm nợ giúp xử lý những khó khăn trên thị trường tín dụng trong ngắn hạn, nhưng cũng có thể làm tăng nợ xấu và tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi, làm dấy lên quan ngại về bất cân đối kỳ hạn trên bảng cân đối tài sản của các ngân hàng.

Do vậy, trong trung hạn, cải cách cơ cấu có vai trò hết sức quan trọng để xử lý những rủi ro tài chính phát sinh, và định vị để khu vực này phát triển bền vững.

Ngân hàng Thế giới: Việt Nam còn rất ít dư địa giảm lãi suất
Tăng trưởng tín dụng (% (bên trái) và Nợ xấu và dự phòng tại các tổ chức tín dụng (%) (bên phải).

Trong bối cảnh chính sách tiền tệ chỉ còn ít dư địa, chính sách tài khóa sẽ đóng vai trò chủ đạo trong thúc đẩy tăng trưởng, và cần phải được thúc đẩy tối đa thông qua các chương trình, như an sinh xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Theo bà Dorsati Madani, điều cần làm là xác định chính xác những đối tượng bị ảnh hưởng, bị thất nghiệp, hỗ trợ họ duy trì tiêu dùng hộ gia đình, từ đó giúp nền kinh tế giữ được đà tăng trưởng.

“Đây là những công cụ mà chính phủ có thể sử dụng, nhưng hiện vẫn chưa hiệu quả trong cuộc khủng hoảng mới này. Cùng với đó, chi tiêu chính phủ cho các chương trình an sinh xã hội hiện vẫn chưa có thay đổi nhiều”, bà đánh giá.

Ngân sách đầu tư công theo kế hoạch, nếu được triển khai đầy đủ, sẽ nâng đầu tư công lên 7,1% GDP trong năm 2023, so với mức 5,5% GDP dự toán trong năm 2022.

Công tác triển khai đang được đẩy nhanh, khi giải ngân vốn đầu tư công tăng tới hơn 40% so cùng kỳ năm trước trong nửa đầu năm 2023. Mặc dù vậy, tiến độ triển khai đầu tư công lâu nay vẫn chậm, ví dụ chỉ đạt hơn 67% so với dự toán 2022.

Do đó, các bước đi nhằm đẩy nhanh và cải thiện hiệu suất triển khai sẽ giúp giải quyết những hạn chế phát sinh về hạ tầng để phục vụ tăng trưởng, bao gồm nhu cầu đầu tư cấp thiết cho mạng lưới truyền tải điện, cũng như nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, theo Ngân hàng Thế giới trong báo cáo mới nhất về Việt Nam.

Những bước đi đó bao gồm, xác định chỉ tiêu giải ngân đầu tư và đảm bảo hiệu lực thực thi, trách nhiệm giải trình ở các cấp chính quyền khác nhau để hoàn thành chỉ tiêu; tập trung cao độ để giải ngân các chương trình đầu tư quan trọng của quốc gia như đường cao tốc, truyền tải điện và các chương trình mục tiêu quốc gia.

Cùng với đó, Ngân hàng Thế giới khuyến nghị cho phép linh hoạt phần nào để thực hiện một số hoạt động đấu thầu sớm trước khi phân bổ ngân sách.

Bên cạnh đầu tư công, các chính sách nhằm hỗ trợ người lao động và các hộ gia đình bị ảnh hưởng khi kinh tế suy yếu, thông qua nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống đảm bảo an sinh xã hội, cũng là cách để hỗ trợ cho tổng cầu.

Để làm được điều đó, các cấp có thẩm quyền cần cải tổ cách tiếp cận lựa chọn và xác định đối tượng, cũng như cơ chế cung cấp hỗ trợ trong hệ thống an sinh xã hội, sao cho hệ thống này trở thành công cụ linh hoạt, để hỗ trợ cho những người dễ tổn thương khi gặp cú sốc kinh tế.

Ngân hàng Thế giới: Những yếu tố làm chậm tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Ngân hàng Thế giới: Những yếu tố làm chậm tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  1 năm
Môi trường bên ngoài khó khăn và nhu cầu trong nước suy yếu đang làm cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam chậm lại. Tuy nhiên, kinh tế sẽ tăng tốc vào nửa cuối năm và những năm tiếp theo, theo Ngân hàng Thế giới.
Ngân hàng Thế giới: Những yếu tố làm chậm tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Ngân hàng Thế giới: Những yếu tố làm chậm tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  1 năm
Môi trường bên ngoài khó khăn và nhu cầu trong nước suy yếu đang làm cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam chậm lại. Tuy nhiên, kinh tế sẽ tăng tốc vào nửa cuối năm và những năm tiếp theo, theo Ngân hàng Thế giới.
Tăng trưởng yếu buộc NHNN giảm lãi suất trước cả Fed

Tăng trưởng yếu buộc NHNN giảm lãi suất trước cả Fed

Tài chính -  1 năm

Khi các nền kinh tế trong ASEAN vẫn tiếp tục quan sát động thái từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Việt Nam là một trường hợp đặc biệt khi cắt giảm lãi suất ngay từ nửa đầu 2023.

Chính phủ yêu cầu tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất từ 1,5 – 2%

Chính phủ yêu cầu tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất từ 1,5 – 2%

Tiêu điểm -  1 năm

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 97/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2023 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.

Bước chuyển quan trọng của chính sách tiền tệ

Bước chuyển quan trọng của chính sách tiền tệ

Tiêu điểm -  1 năm

Chính sách tiền tệ chuyển từ "chắc chắn" sang linh hoạt, nới lỏng, mở rộng hơn, nhằm ưu tiên cho tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi sản xuất kinh doanh.

Chính sách tiền tệ 2023 ưu tiên kiểm soát lạm phát

Chính sách tiền tệ 2023 ưu tiên kiểm soát lạm phát

Tài chính -  2 năm

Về định hướng điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2023, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh, kiểm soát lạm phát, đảm bảo mục tiêu Quốc hội đặt ra, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ chính trị lớn nhất.

Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai

Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai

Tiêu điểm -  2 ngày

Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.

Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp

Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp

Tiêu điểm -  3 ngày

Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.

Cần mở rộng đối tượng áp ‘luồng xanh’ thủ tục đầu tư, kinh doanh

Cần mở rộng đối tượng áp ‘luồng xanh’ thủ tục đầu tư, kinh doanh

Tiêu điểm -  3 ngày

“Luồng xanh” là thủ tục đầu tư, kinh doanh đặc biệt theo phương thức hậu kiểm, được đánh giá là chìa khóa quan trọng tạo cơ chế bứt phá cho nền kinh tế.

LDG buộc hoàn tiền khách mua dự án Tân Thịnh, cựu chủ tịch lĩnh án

LDG buộc hoàn tiền khách mua dự án Tân Thịnh, cựu chủ tịch lĩnh án

Tiêu điểm -  3 ngày

Công ty cho biết những khách hàng muốn nhận lại tiền đã thanh toán khi mua nhà tại Khu dân cư Tân Thịnh, LDG sẽ tiếp nhận yêu cầu và trả lại tiền.

Xuất khẩu tôm tăng tốc nửa đầu năm, vẫn khó đạt mục tiêu 4 tỷ USD

Xuất khẩu tôm tăng tốc nửa đầu năm, vẫn khó đạt mục tiêu 4 tỷ USD

Tiêu điểm -  3 ngày

Xuất khẩu tôm tăng mạnh trong quý I và được dự báo sẽ tiếp tục bùng nổ trong quý tiếp theo khi các nhà mua hàng Mỹ tích cực trữ hàng.

Phân bón Bình Điền 'cài số lùi' trước áp lực lớn trên sân nhà

Phân bón Bình Điền 'cài số lùi' trước áp lực lớn trên sân nhà

Doanh nghiệp -  6 giờ

Giá nguyên liệu tăng cao và bất ngờ khiến Bình Điền buộc phải đặt ra mục tiêu giảm so với năm trước nhưng vẫn sàng bứt phá nếu thị trường thuận lợi.

Ngành ngân hàng tìm lời giải tăng trưởng giữa 'lằn ranh' nợ xấu

Ngành ngân hàng tìm lời giải tăng trưởng giữa 'lằn ranh' nợ xấu

Tài chính -  9 giờ

Bên cạnh vẽ lên bức tranh tăng trưởng khá tham vọng, ngành ngân hàng còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là nợ xấu gia tăng trong lĩnh vực bất động sản.

Chính phủ 'mở cửa' cho vay ngang hàng, CEO Tima nói gì?

Chính phủ 'mở cửa' cho vay ngang hàng, CEO Tima nói gì?

Tài chính -  13 giờ

Nghị định 94 ra đời bước đầu tạo hành lang pháp lý cho vay ngang hàng, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn cho lĩnh vực tài chính số.

Tập đoàn TH rót hơn 6.000 tỷ đồng xây nhà máy thực phẩm ở Bình Dương

Tập đoàn TH rót hơn 6.000 tỷ đồng xây nhà máy thực phẩm ở Bình Dương

Doanh nghiệp -  14 giờ

Tổng công suất của dự án hơn 852.000 tấn/năm, so với giấy đăng ký đầu tư lần đầu, dự án có thêm hai giai đoạn và vốn đầu tư tăng gấp ba lên hơn 6.000 tỷ đồng.

Khoảnh khắc hai Đoàn tàu Thống Nhất gặp nhau tại Đà Nẵng

Khoảnh khắc hai Đoàn tàu Thống Nhất gặp nhau tại Đà Nẵng

Ống kính -  2 ngày

Người dân và du khách vỡ òa hạnh phúc khi hai chuyến tàu từ miền Bắc thân thương và miền Nam ruột thịt gặp nhau tại khúc ruột miền Trung trong ngày vui lớn của toàn dân tộc.

Không khí lễ hội sôi động từ đỉnh Fansipan đến đảo Phú Quốc

Không khí lễ hội sôi động từ đỉnh Fansipan đến đảo Phú Quốc

Ống kính -  2 ngày

Các thiên đường du lịch trên khắp dải đất hình chữ S đều rợp cờ đỏ sao vàng, rộng ràng không khí lễ hội sôi động, đưa du khách hòa mình vào ngày hội lớn của dân tộc.

Đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Media -  2 ngày

Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào trưa 30/4 trong thời khắc kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.