Doanh nghiệp
Phân bón Bình Điền 'cài số lùi' trước áp lực lớn trên sân nhà
Giá nguyên liệu tăng cao và bất ngờ khiến Bình Điền buộc phải đặt ra mục tiêu giảm so với năm trước nhưng vẫn sàng bứt phá nếu thị trường thuận lợi.

Trong bối cảnh thị trường phân bón toàn cầu đối mặt với những biến động dữ dội về giá nguyên liệu, Công ty CP Phân bón Bình Điền đang lựa chọn cách tiếp cận thận trọng: giảm sản lượng, tái cấu trúc mục tiêu và giữ vững định hướng dài hạn với các sản phẩm giá trị cao.
Tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, ông Ngô Văn Đông, Tổng giám đốc Bình Điền, cho biết giá nguyên liệu đầu vào đã tăng tới 30% chỉ trong tháng qua. “Nguyên liệu có lúc nhập kho với giá cao, rồi bất ngờ lao dốc hoặc ngược lại. Điều này tạo ra áp lực rất lớn cho hoạt động kinh doanh của toàn ngành, trong đó có Bình Điền,” ông Đông nói.
Trong khi đó, nhu cầu phân bón trong nước đang có xu hướng giảm do thay đổi trong tập quán canh tác khi nông dân tiết giảm đầu vào và ngày càng ưu tiên công nghệ cao. Thương hiệu Đầu Trâu của Bình Điền hiện đạt sản lượng sản xuất và nhập khẩu khoảng 11 triệu tấn mỗi năm tại Việt Nam, nhưng theo ông Đông, công ty đang đối mặt với nguy cơ phải cắt giảm sản lượng để phù hợp với xu hướng thị trường.
Áp lực cạnh tranh khiến Bình Điền “cài số lùi”
Công ty điều chỉnh kế hoạch năm 2025 với sản lượng tiêu thụ ước tính 605.000 tấn, giảm 17% so với năm trước; doanh thu dự kiến đạt 7.438 tỷ đồng, giảm 22%; và lợi nhuận trước thuế giảm gần một nửa còn 281 tỷ đồng.
Tổng giám đốc Bình Điền gọi đây là chiến lược “lùi một bước để tiến hai bước” trong bối cảnh bất ổn toàn cầu, từ địa chính trị đến chi phí đầu vào leo thang. Dù công ty chưa xuất khẩu trực tiếp sang Mỹ, thuế quan và biến động kinh tế vẫn ảnh hưởng gián tiếp thông qua chuỗi cung ứng nguyên liệu.
Trong bốn tháng đầu năm 2025, công ty mẹ của Bình Điền đã tiêu thụ khoảng 160.000 tấn sản phẩm, mang về 110 tỷ đồng lợi nhuận, tương đương gần 50% kế hoạch cả năm. Ông Đông nhận định tình hình còn nhiều khó khăn, nhưng nếu xuất hiện cơ hội, doanh nghiệp sẽ sẵn sàng tăng tốc.
Giữa áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, Bình Điền không chọn cách mở rộng bằng mọi giá. “Bình Điền đang tập trung định hướng phát triển phân bón xanh, sạch, đồng hành cùng hộ sản xuất lớn,nông dân nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng yêu cầu khắt khe từ thị trường nội địa đến xuất khẩu”, ông Đông nói.
Đặc biệt, Bình Điền tận dụng lợi thế hệ thống phân phối phủ rộng 63 tỉnh, thành để duy trì vị thế cạnh tranh trong bối cảnh toàn ngành chịu nhiều sức ép.
Hơn nữa, doanh nghiệp phân bón sở hữu thương hiệu Đầu Trâu này tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả vận hành thay vì ồ ạt tăng sản lượng. Như nhà máy Bình Điền Ninh Bình giữ ổn định với công suất 150.000 tấn/năm thay vì tăng sản lượng như dự kiến trước đó.
Ngoài ra, thị trường phân bón còn lẫn lộn sản phẩm kém chất lượng, gian lận thương mại diễn biến phức tạp, ông Đông khẳng định công ty theo đuổi chiến lược “sản phẩm thật, giá trị thật”.
Hài hòa lợi ích là chiến lược xuyên suốt
Năm 2025 được dự báo còn nhiều khó khăn nên Bình Điền tiếp tục chiến lược “Hài hoà lợi ích”. Với thị trường trong nước, Bình Điền chính sách bán hàng đã và đang đem lại hiệu quả nhằm giữ vững thị phần.
“Bình Điền sẽ tập trung quan tâm đến công tác chăm sóc khách hàng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích và thắt chặt mối quan hệ giữa doanh nghiệp với đại lý, hộ kinh doanh và nông dân”, ông Đông nói.
Thực tế, Bình Điền đã thực hiện hiệu quả các chương trình gắn với công tác tư vấn, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho hộ kinh doanh, nông dân cả trong nước lẫn thị trường xuất khẩu.
Đơn cử là chương trình “canh tác thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu” đã được các cơ quan chuyên môn, nhà khoa học, nông dân đánh giá cao hiệu quả đem lại.
Còn với thị trường nước ngoài, Bình Điền thực hiện chính sách mới nhằm phát triển thành công thị trường Lào và Philippines.
Doanh nghiệp phân bón tạo đà bứt phá
Vẫn 'lấn cấn' đánh thuế phân bón
Việc áp thuế giá trị gia tăng 5% hay không với mặt hàng phân bón sẽ tiếp tục được Quốc hội cân nhắc để xác định phương án tối ưu cho Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
Áp thuế VAT 5% cho phân bón: Lợi cả ba nhà!
Nếu chính sách thuế VAT được điều chỉnh hợp lý sẽ giúp thị trường phân bón “sòng phẳng” hơn, thậm chí hài hòa lợi ích với cả nhà nước, nhà sản xuất và nhà nông.
Doanh nghiệp phân bón tạo đà bứt phá
Dù quý cuối năm không thực sự đạt kỳ vọng, nhưng các “ông lớn” ngành phân bón vẫn kết thúc năm với thành quả tích cực, hướng tới triển vọng khởi sắc trong năm 2025.
Nhựa Duy Tân về tay người Thái
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.
Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee
Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?
Sau chuối và bò, vì sao bầu Đức đi trồng dâu và cà phê?
Trước đây là ‘2 cây 1 con’, giờ là ‘4 cây 1 con’. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức tiết lộ chiến lược mới với chuối, sầu riêng, dâu, cà phê và heo.
'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?
GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.
Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue
Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Thanh Hóa, một tọa độ vàng đang trở thành “tâm chấn” hấp dẫn giới đầu tư và người mua ở thực. Đó chính là K-Park Avenue (Vinhomes Star City), phân khu căn hộ cao cấp tọa lạc trên Đại lộ Hùng Vương - trục huyết mạch trung tâm thành phố.