Tiêu điểm
Xuất khẩu tôm tăng tốc nửa đầu năm, vẫn khó đạt mục tiêu 4 tỷ USD
Xuất khẩu tôm tăng mạnh trong quý I và được dự báo sẽ tiếp tục bùng nổ trong quý tiếp theo khi các nhà mua hàng Mỹ tích cực trữ hàng.

Theo số liệu từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), quý I/2025, ngành tôm đạt tổng kim ngạch xuất khẩu gần 940 triệu USD và chứng kiến mức tăng trưởng lên đến 37% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, xuất khẩu sang các thị trường lớn là Trung Quốc, châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đều tăng trưởng. Đặc biệt, tại thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam là Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu tôm tăng đến 125% so với cùng kỳ, đạt 288 triệu USD trong quý I.
Mỹ là thị trường lớn thứ hai với tổng giá trị xuất khẩu đạt 124 triệu USD, tăng 11%. Tuy nhiên, đây lại là thị trường mà tôm Việt Nam bán được với giá cao nhất, lên đến gần 11USD/kg tôm chân trắng và 17,7USD/kg tôm sú.
Theo VASEP, cùng với việc mức thuế quan đối ứng 46% được phía Mỹ hoãn thực thi trong giai đoạn 90 ngày, xuất khẩu tôm nói riêng và thủy sản nói chung vẫn duy trì được đà tăng trưởng trong tháng 4 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong tháng 5, bởi các nhà nhập khẩu Mỹ tăng cường tích trữ hàng hóa.
Tuy nhiên kể từ quý III/2025, xuất khẩu tôm có thể suy giảm do lượng hàng tích trữ tại Mỹ đã trở nên dồi dào, cộng thêm với việc những lô hàng vận chuyển sau ngày 20/5 có thể sẽ phải chịu thuế đối ứng dù chưa rõ sẽ được áp ở mức nào.
VASEP cho biết, ngoài thuế đối ứng, xuất khẩu tôm của Việt Nam còn phải đối mặt với hai vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp, cùng các quy định khắt khe về đảm bảo minh bạch nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, khiến chi phí gia tăng, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận.
Trong bối cảnh đó, cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu tôm càng trở nên gay gắt với sự trỗi dậy của những quốc gia như Indonesia, Ecuador và Ấn Độ. Trong đó, Ecuador hiện đang tiếp tục dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tôm, nhờ vị trí địa lý gần Mỹ nên có ưu thế về chi phí logistics.
Trước những thách thức trên, xuất khẩu tôm dù khởi sắc trong nửa đầu năm nhưng vẫn còn rất khó khăn để đạt được mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu 4 tỷ USD trong năm 2025.
Theo Bộ Nông nghiệp và môi trường, doanh nghiệp ngành tôm cần triển khai nhiều giải pháp để đạt được mục tiêu xuất khẩu, bao gồm đầu tư vào công nghệ chế biến, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và xây dựng thương hiệu thủy sản Việt Nam gắn với phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, các triển lãm ngành hàng quốc tế là cơ hội lớn để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại. Thực tế, mức tăng trưởng ấn tượng của xuất khẩu tôm trong quý I/2025 có sự đóng góp quan trọng của triển lãm thủy sản toàn cầu Seafood Expo Global 2025.
Về phía chính sách, Bộ Nông nghiệp và môi trường cho biết, Việt Nam đang đẩy mạnh đàm phán với Mỹ để giảm mức thuế đối ứng, bên cạnh tận dụng các FTA để mở rộng thị trường xuất khẩu. Để giảm sức ép từ những bất ổn thương mại, cần giải pháp kiểm soát nguồn gốc hàng hóa và tăng cường nhập khẩu từ Mỹ.
Xuất khẩu tôm lạc quan với mục tiêu 4,5 tỷ USD
Vasep đề xuất 2 gói hỗ trợ cứu xuất khẩu thủy sản trước biến động thuế quan từ Mỹ
Vasep kiến nghị loạt giải pháp nhằm duy trì xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh Mỹ thay đổi chính sách thuế, doanh nghiệp đối mặt nguy cơ giảm đơn hàng và hàng tồn kho.
Mỹ tăng thuế với Trung Quốc, cơ hội nào cho thủy sản Việt Nam?
Thủy sản Việt Nam có thể củng cố vị thế tại Hoa Kỳ nhưng cũng phải chịu sức ép cạnh tranh mạnh từ Trung Quốc tại các thị trường khác.
Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B
Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue
Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Thanh Hóa, một tọa độ vàng đang trở thành “tâm chấn” hấp dẫn giới đầu tư và người mua ở thực. Đó chính là K-Park Avenue (Vinhomes Star City), phân khu căn hộ cao cấp tọa lạc trên Đại lộ Hùng Vương - trục huyết mạch trung tâm thành phố.
SHB lưu ý khách hàng tổ chức cần sinh trắc học với người đại diện trước 1/7/2025
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) thông báo về việc bổ sung thông tin sinh trắc học đối với người đại diện hợp pháp của khách hàng tổ chức trước ngày 1/7/2025.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.