Đừng để 'Samsung hắt hơi, nền kinh tế Việt Nam... ốm'

An Chi Thứ năm, 23/08/2018 - 09:56

Nhiều chuyên gia tỏ ra lo ngại khi tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc quá nhiều vào khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Nhà máy của Samsung tại Việt Nam

Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào ngoại lực

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và đầu tư, năm 2017, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 35,88 tỷ USD, tăng 44,4% so với cùng kỳ 2016 và tăng cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Vốn FDI giải ngân cũng đạt 17,5 tỷ USD, tăng cao nhất từ trước đến nay.

Xuất khẩu của khu vực FDI trong năm 2017 (kể cả dầu thô) đạt 155,24 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ 2016 và chiếm 72,6% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 152,34 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ 2016, chiếm 71,2% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Nhập khẩu đạt 126,44 tỷ USD, tăng 23,4% so với cùng kỳ 2016, chiếm gần 59,9% kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Tính chung, khu vực FDI năm 2017 xuất siêu 28,8 tỷ USD.

Những đóng góp của khối FDI đối với tăng trưởng kinh tế những năm gần đây là điều quá rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến của các chuyên gia đang tỏ ra lo ngại về sự phụ thuộc quá lớn của nền kinh tế vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và động lực tăng trưởng đến từ các doanh nghiệp trong nước. 

Xuất khẩu vẫn loay hoay bài toán phụ thuộc Trung Quốc và khu vực FDI

Theo TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), kinh tế Việt Nam đang cho thấy những bước tăng trưởng rất tích cực trong những năm gần đây. Trong đó, ngành được coi là động lực chính của tăng trưởng là công nghiệp chế biến, chế tạo. 

Tuy nhiên, giá trị gia tăng tạo ra trong ngành này chủ yếu tới từ khu vực FDI, điều này cho thấy sự phụ thuộc ngày càng nhiều của tăng trưởng kinh tế Việt Nam vào khu vực này.

Sau quý I/2018, tăng trưởng kinh tế đạt 7,45%, cao nhất trong 10 năm, tăng trưởng của quý II/2018 đã giảm xuống còn 6,79%. Nguyên nhân làm chậm tăng trưởng GDP là ngành công nghiệp chế biến chế tạo, từ chỗ tăng 13,56% trong quý I đã giảm xuống 13,02% sau 6 tháng. 

Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào yếu tố ngoại lực đang tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nền kinh tế của Việt Nam, ông Thành cho hay

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đang bị lệ thuộc quá nhiều vào các doanh nghiệp nước ngoài. Chỉ riêng Samsung đã chiếm tới 25% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. "Samsung hắt hơi, cả nền kinh tế của Việt Nam... ốm", bà Lan nói.

Mặt khác, theo bà Lan, số lượng FDI vào Việt Nam trong thời gian qua nhiều nhưng đóng góp về thuế rất hạn chế.  Một bộ phận doanh nghiệp FDI trong nước được hưởng ưu đãi lớn về thuế suất và thời gian miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Bên cạnh đó, là hiện tượng chuyển giá từ Việt Nam ra nước ngoài, chuyển lợi nhuận ngược (từ nước ngoài vào Việt Nam) của các doanh nghiệp này.

Trong khi đó, theo chuyên gia kinh tế này, muốn tăng trưởng kinh tế bền vững, yếu tố nội lực là quan trọng nhất. 

"Chúng ta cần ngoại lực để hỗ trợ nhưng phải quan trọng nội lực. Tại sao cứ ưu đãi cho nước ngoài, Chính phủ sẵn sàng miễn giảm thuế cho doanh nghiệp nước ngoài nhưng lại rất khắt khe với doanh nghiệp trong nước. Làm sao doanh nghiệp trong nước cạnh tranh và phát triển được với doanh nghiệp nước ngoài để phát triển khi họ chịu thuế 20% trong khi các doanh nghiệp nước ngoài chỉ chịu thuế 10%", bà Lan nhấn mạnh.

Thu hút FDI thời gian tới cần có chọn lọc

Về vai trò của các doanh nghiệp FDI đối với nền kinh tế, GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (VAFIE) cho rằng, hiện vẫn còn nhiều quan điểm chưa toàn diện, thiếu công bằng cho các doanh nghiệp FDI.

Ông Mai nhớ lại thời điểm trước khi Việt Nam mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài những năm sau đổi mới 1986, "lúc đó nền kinh tế Việt Nam còn chưa có gì". Nền kinh tế khát vốn, lạm phát lên tới 774,7%. Thời điểm đó, Chính phủ đã buộc phải nghĩ đến nguồn lực nước ngoài để phát triển kinh tế.

Băn khoăn đóng góp của khu vực FDI đối với tăng trưởng kinh tế
GS.TSKH Nguyễn Mại

Cho đến thời điểm hiện tại, những đóng góp của khu vực này đối với kinh tế Việt Nam là điều không thể phủ nhận, vị chuyên gia này khẳng định.

Bên cạnh đó, theo ông Mại, hoạt động của những doanh nghiệp FDI thực tế cũng tác động tích cực đến các doanh nghiệp trong nước thông qua nhu cầu phụ trợ. Yếu tố nước ngoài cũng là lực đẩy khiến các thành phần kinh tế trong nước trở nên năng động, cạnh tranh hơn. 

Đặc biệt, thời gian gần đây, xu hướng liên doanh đã bắt đầu trở lại, cùng với sự bùng nổ của đầu tư theo hình thức mua bán - sáp nhập (M&A), đầu tư kinh doanh. Qua đó, doanh nghiệp trong nước có thể học hỏi được kinh nghiệm quản trị tiên tiến và chuyển giao công nghệ. Sự tác động lan tỏa từ doanh nghiệp FDI tới doanh nghiệp trong nước sẽ tốt hơn, tạo cơ hội cho doanh nghiệp nội phát triển, GS. Nguyễn Mại nhìn nhận.

Tuy nhiên, để tránh những "bài học đắt giá" trong thu hút vốn FDI trong thời gian tới, ông Mại cho rằng, Việt Nam cần thận trọng, chú ý nhiều hơn đến yếu tố chất lượng của dự án, không cấp phép ồ ạt các dự án FDI chỉ để chạy theo tăng trưởng số lượng. 

Đặc biệt, nên hạn chế cấp phép các dự án có vốn đầu tư thấp, bởi đây là phần việc mà các doanh nghiệp trong nước có thể đảm nhận, nên trao cơ hội cho doanh nghiệp trong nước thực hiện. 

Bên cạnh đó, khi thu hút FDI, cần cân nhắc kỹ lưỡng về mặt hiệu quả kinh tế cũng như môi trường. Không đánh đổi môi trường lấy tăng trường kinh tế như lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh, vị chuyên gia này nhấn mạnh.

Xuất khẩu vẫn loay hoay bài toán phụ thuộc Trung Quốc và khu vực FDI

Xuất khẩu vẫn loay hoay bài toán phụ thuộc Trung Quốc và khu vực FDI

Tiêu điểm -  6 năm
Những con số kỷ lục về xuất khẩu liên tục được lập ra nhưng về bản chất hoạt động xuất khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc và khu vực FDI.
Xuất khẩu vẫn loay hoay bài toán phụ thuộc Trung Quốc và khu vực FDI

Xuất khẩu vẫn loay hoay bài toán phụ thuộc Trung Quốc và khu vực FDI

Tiêu điểm -  6 năm
Những con số kỷ lục về xuất khẩu liên tục được lập ra nhưng về bản chất hoạt động xuất khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc và khu vực FDI.
TS. Phan Hữu Thắng ra mắt cuốn sách 'FDI – Đồng tiền hai mặt'

TS. Phan Hữu Thắng ra mắt cuốn sách 'FDI – Đồng tiền hai mặt'

Diễn đàn quản trị -  6 năm

Cuốn sách FDI - Đồng tiền hai mặt gồm gần 100 bài báo và trả lời phỏng vấn của TS. Phan Hữu Thắng trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2017, là những trao đổi về nhiều chủ đề - nội dung liên quan đến FDI tại Việt Nam.

Chuyên gia lo ngại đề xuất đưa khối kinh tế tư nhân vào cơ quan quản lý FDI

Chuyên gia lo ngại đề xuất đưa khối kinh tế tư nhân vào cơ quan quản lý FDI

Tiêu điểm -  6 năm

Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) cho rằng Việt Nam cần thành lập một cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài thế hệ mới có đầy đủ chức năng để chỉ đạo việc thực hiện chiến lược thu hút FDI thế hệ mới.

IFC khuyến nghị 8 đột phá thu hút FDI thế hệ mới cho Việt Nam

IFC khuyến nghị 8 đột phá thu hút FDI thế hệ mới cho Việt Nam

Tiêu điểm -  6 năm

Mặc dù dòng vốn FDI vào Việt Nam đã tăng gấp khoảng 10 lần, vượt qua hầu hết các đối thủ cạnh tranh trong khu vực song hiệu ứng lan tỏa và các giá trị gia tăng mà dòng vốn này mang lại còn khá hạn chế.

Chủ tịch VCCI: 'Chàng trai FDI 30 năm không kết hôn nổi với doanh nghiệp Việt'

Chủ tịch VCCI: 'Chàng trai FDI 30 năm không kết hôn nổi với doanh nghiệp Việt'

Leader talk -  6 năm

Ông Vũ Tiến Lộc khẳng định trong những năm qua, việc cải cách môi trường kinh doanh và thực hiện các hiệp định thương mại đã tạo ra những đột phá nhưng sự lan tỏa của nguồn vốn đầu tư nước ngoài vẫn rất thấp.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  8 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  11 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  11 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  12 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Hồ sơ quản trị -  12 giờ

Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.

Đọc nhiều