Tiêu điểm
Chuyên gia lo ngại đề xuất đưa khối kinh tế tư nhân vào cơ quan quản lý FDI
Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) cho rằng Việt Nam cần thành lập một cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài thế hệ mới có đầy đủ chức năng để chỉ đạo việc thực hiện chiến lược thu hút FDI thế hệ mới.
Vừa qua, tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) đã giới thiệu chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) thế hệ mới cho giai đoạn ưu tiên, giai đoạn ngắn hạn và trung hạn cho Việt Nam nhằm thu hút FDI có chất lượng và mang tính lan toả cao hơn.
Tuy nhiên theo đánh giá của IFC, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư) cũng như mô hình thực hiện quản lý đầu tư nước ngoài hiện vẫn còn gặp một số vấn đề để thực hiện được chiến lược này.
Cụ thể, chức năng, nhiệm vụ bị phân tán mạnh giữa nhiều bộ ngành, cơ quan, khiến Việt Nam có vị thế yếu kém trong việc nắm bắt cơ hội giải quyết những thách thức của việc phát triển theo định hướng chuỗi giá trị toàn cầu.
Theo đó,ở cấp độ hàng ngang, tình trạng điều phối và cộng tác thiếu hiệu quả đã làm suy giảm khả năng thành công trong việc thu hút đầu tư FDI thế hệ hai hoặc làm giảm sự thúc đẩy hiệu ứng lan toả của FDI.
Ở cấp độ hàng dọc, những nhược điểm trong điều phối ở trung ương, địa phương và những sự chồng chéo đã gây nên nhiều lãng phí.
Đặc biệt, IFC cho rằng Cục Đầu tư nước ngoài hoạt động còn chưa hiệu quả do kết hợp chức năng quản lý và xúc tiến đầu tư, là những chức năng có sự mâu thuẫn với nhau và cũng là mô hình hoạt động của những cơ quan xúc tiến đầu tư có hiệu quả yếu kém trên thế giới.
Tổ chức này nhận định, hiện chưa có tổ chức nào ở Việt Nam có đủ năng lực, trình độ nhân lực và thẩm quyền triệu tập để thực hiện vận động chính sách một cách hiệu quả và xúc tiến đầu tư phù hợp với chiến lược thu hút FDI thế hệ mới.
Việt Nam chưa có một cơ quan đầu mối rõ ràng cho nhà đầu tư nước ngoài ở cấp trung ương, phân công nhiệm vụ về công tác xúc tiến FDI thế hệ thứ hai giữa trung ương và địa phương còn chưa rõ ràng.
Do đó, IFC khuyến nghị cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa Chính phủ và lãnh đạo doanh nghiệp để cải thiện tình hình đầu tư nói chung cũng như chất lượng, khả năng tiên lượng về luật định.
IFC cho rằng Việt Nam cần thành lập một cơ quan quản lý xúc tiến đầu tư thế hệ mới với một ban quản trị mạnh có sự hiện diện đáng kể của khối kinh tế tư nhân (có thể bổ sung một ban cố vấn đại diện cho khối kinh tế tư nhân).
Trong mô hình này, theo IFC, Chính phủ nên tìm cách lồng ghép một số chức năng để khắc phục các điểm yếu về điều phối và thực hiện chính sách hiện hành, bảo đảm tận dụng được các cơ hội và khả năng hiệp đồng giữa các chương trình quan trọng có liên quan như xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ,chính sách hạ tầng công nghiệp, và đổi mới, sáng tạo.
Bên cạnh đó, tổ chức này nhìn nhận với mô hình mới này, Việt Nam có thể để từng đơn vị, hay một đơn vị "ảo" trên góc độ nhà đầu tư, xây dựng và thực hiện gói giải pháp cho các nhà đầu tư chiến lược; thu hút nhân viên có kinh nghiệm và kỹ năng về kinh tế tư nhân, trong đó có kinh nghiệm làm việc ở các ngành và lĩnh vực ưu tiên.
Cần xem xét thực tiễn cụ thể của Việt Nam
Theo đánh giá của TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (FIA), các khuyến nghị của IFC đưa ra là khá hợp lý trong việc thu hút FDI chất lượng cao hơn cho Việt Nam song vẫn cần nhìn nhận một số vấn đề cụ thể.
Trước hết, việc tham khảo kinh nghiệm của các chuyên gia quốc tế là hợp lý song vẫn phải kết hợp với các vấn đề mà nội bộ trong nước cần bàn đến như an ninh quốc phòng, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, tổ chức bộ máy nhà nước và áp vào điều kiện cụ thể của quốc gia.
Đối với việc thành lập cơ quan quản lý xúc tiến đầu tư thế hệ mới, ông Thắng cho rằng việc phân cấp, quản lý đầu tư như hiện nay cũng đã hạn chế rất nhiều vai trò của Cục đầu tư nước ngoài; theo đó, chức năng nhiệm vụ của FIA không phải xử lý toàn bộ việc thu hút và quản lý FDI.
Ông Thắng cho biết, FIA có 2 bộ phận gồm đơn vị xúc tiến và đơn vị quản lý, tuy nhiên hiện nay việc xúc tiến đầu tư đã được giao cho các tỉnh, nghĩa là các tỉnh có quyền lựa chọn các dự án đầu tư và cấp phép, thực hiện xúc tiến đầu tư tại các nước khác; điều này đã dẫn đến việc nắm bắt và quản lý của FIA còn gặp nhiều khó khăn.
Do đó, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cho rằng, cần xây dựng chương trình quốc gia về xúc tiến và thu hút đầu tư FDI để phân cho các tỉnh phải theo; tránh chồng lấn trong việc xúc tiến đầu tư giữa các tỉnh cũng như tránh việc cạnh tranh ngầm trong thu hút các dự án FDI giữa các địa phương trong nước.
Bàn về sự tham gia của khối kinh tế tư nhân trong cơ quan quản lý xúc tiến đầu tư thế hệ mới mà IFC giới thiệu, ông Thắng lo ngại rằng điều này sẽ dẫn đến việc lợi ích của các doanh nghiệp bị mang vào trong việc quản lý, tạo nên quyền lợi sân sau.
Doanh nghiệp FDI có xu hướng nhỏ đi?
Chủ tịch VCCI: 'Chàng trai FDI 30 năm không kết hôn nổi với doanh nghiệp Việt'
Ông Vũ Tiến Lộc khẳng định trong những năm qua, việc cải cách môi trường kinh doanh và thực hiện các hiệp định thương mại đã tạo ra những đột phá nhưng sự lan tỏa của nguồn vốn đầu tư nước ngoài vẫn rất thấp.
Vẫn thiếu ‘sợi chỉ hồng’ gắn kết doanh nghiệp nội và khu vực FDI
Mặc dù các doanh nghiệp có vốn đấu tư nước ngoài (FDI) đã tạo ra nhiều hiệu ứng lan tỏa cho nền kinh tế, mối liên kết của của những doanh nghiệp này với khu vực trong nước chưa đạt như kì vọng.
Lao động trên 35 tuổi tại các doanh nghiệp FDI dễ bị sa thải
Để sa thải người lao động trên 35 tuổi, doanh nghiệp đã tìm nhiều cách, nhiều lý do như tạo áp lực công việc để người lao động không dễ hoàn thành, có doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động mà không có lý do cụ thể.
Tranh chấp thương mại: Doanh nghiệp FDI có xu hướng chọn trọng tài thay vì tòa án
Có tới 40% các doanh nghiệp FDI đã lựa chọn trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp thay thế cho tòa án.
Doanh nghiệp bất động sản trước áp lực trả nợ cuối năm
Trước áp lực trả nợ vẫn ở mức cao, khả năng thanh toán của các công ty bất động sản được kỳ vọng cải thiện nhờ thị trường hồi phục và pháp lý được tháo gỡ.
Người trẻ chinh phục ước mơ từ những kết nối tài chính
Nhằm hỗ trợ khách hàng vững bước trên hành trình tài chính, SeABank đã phát triển những giải pháp, sản phẩm đa dạng, phù hợp cho từng phân khúc.
Việc làm 2025: Cơ hội tăng, lương tăng
Các tín hiệu của tăng trưởng kinh tế năm 2024 tiếp tục khả quan đang khiến nhiều người lao động lạc quan hơn về triển vọng việc làm và thu nhập năm 2025.
Dự án chống ngập nghìn tỷ: Hy vọng hồi sinh từ quyết tâm chống lãng phí
Quyết tâm chống lãng phí đang thổi luồng sinh khí mới, mang lại hy vọng cho dự án chống ngập nghìn tỷ ở TP. HCM thoát khỏi tình trạng 'dậm chân tại chỗ'.
LPBank đổi mới, sáng tạo cùng cuộc thi ‘Dữ liệu với cuộc sống’
Sau 5 tháng diễn ra với sự đồng hành của LPBank là nhà tài trợ kim cương, cuộc thi quốc tế “Dữ liệu với cuộc sống - Data for life 2024” đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ.
CFO Việt Nam và Học viện Tài chính thúc đẩy hợp tác toàn diện
Chiều 3/12/2024, Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Giám đốc Tài chính Việt Nam (CFO) đã đến thăm và làm việc với Học viện Tài chính nhằm thiết lập quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai bên.
Dragon Capital rót hàng nghìn tỷ đồng vào các hãng chứng khoán
Hàng nghìn tỷ đồng đã được Dragon Capital rót vào các “tên tuổi” lâu năm trong ngành chứng khoán thông qua các kế hoạch hợp tác về kinh doanh, tăng vốn điều lệ.