IFC khuyến nghị 8 đột phá thu hút FDI thế hệ mới cho Việt Nam

Quỳnh Chi Thứ ba, 10/07/2018 - 08:00

Mặc dù dòng vốn FDI vào Việt Nam đã tăng gấp khoảng 10 lần, vượt qua hầu hết các đối thủ cạnh tranh trong khu vực song hiệu ứng lan tỏa và các giá trị gia tăng mà dòng vốn này mang lại còn khá hạn chế.

FDI đổ vào Việt Nam chủ yếu bắt nguồn từ các yếu tố như chi phí lao động thấp và cơ chế ưu đãi lớn.

Theo đánh giá của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), trong gần ba thập kỷ qua, đầu tư nước ngoài (FDI) luôn đóng vai trò quan trọng, là động lực cho phát triển kinh tế tại Việt Nam; các chính sách thu hút FDI đã giúp mở rộng hội nhập, thúc đẩy thương mại, tạo thêm nhiều công ăn việc làm. 

Mặc dù vậy, ông Kyle Kelhofer, Giám đốc quốc gia cấp cao Việt Nam - Lào - Campuchia của IFC cho rằng, Việt Nam cần có những cải cải mang tính đột phá và các chính sách mang tính chiến lược để thu hút FDI có giá trị cao hơn.

Trong báo cáo Các khuyến nghị về chiến lược và định hướng thu hút FDI thế hệ mới 2020 - 2030 của Việt Nam được IFC và Bộ Kế hoạch và đầu tư giới thiệu chiều 9/7/2018, các chuyên gia quốc tế nhận định, FDI đổ vào Việt Nam chủ yếu bắt nguồn từ các yếu tố như chi phí lao động thấp và cơ chế ưu đãi lớn. 

Trên thực tế, các nhà đầu tư đã xác định rằng việc thiếu lao động có kỹ năng là một rào cản đối với tăng trưởng; trong khi việc thiếu các chuỗi cung ứng tích hợp tại địa phương, khan hiếm các nhà cung ứng trong nước có chất lượng và các chính sách hiệu quả nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương càng làm giảm năng lực cạnh tranh của các công ty.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Vũ Đại Thắng, thách thức Việt Nam phải đối mặt rất đặc thù, khi mà dòng vốn FDI đạt mức cao kỷ lục song hiệu ứng lan tỏa và các giá trị gia tăng mà dòng vốn này mang lại còn khá hạn chế.

Theo đó, sự thống trị của các dự án chế tạo - chế biến trong nhóm tìm kiếm thị trường, thâm dụng lao động có giá trị gia tăng tương đối thấp đã kéo dòng vốn FDI cao nhưng giá trị gia tăng trong nước lại tương đối thấp; việc làm có mức lương thấp, hiệu ứng lan toả kém và "một nền kinh tế kép", lạm dụng ưu đãi; chênh lệch kỹ năng ngày càng lớn và rủi ro rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

Tám khuyến nghị đột phá thu hút FDI

Theo khuyến nghị của IFC, chiến lược thu hút FDI của Việt Nam cần trả lời được các câu hỏi bao gồm: nên tập trung các nguồn lực dành cho việc xúc tiến đầu tư và cải cách chính sách đầu tư vào đâu để thu hút được loại hình FDI phù hợp nhằm tiếp tục hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong giai đoan 2020 - 2030; làm thế nào để nâng tỷ trọng FDI có giá trị gia tăng cao, bền vững, có hiệu ứng lan toả FDI tích cực mạnh mẽ hơn đối với khối kinh tế tư nhân trong nước. 

Theo IFC, sản xuất kim loại bậc cao khoáng chất, hoá chất, nhựa và linh kiện điện tử, công nghệ cao; sản xuất máy và thiết bị công nghiệp; dịch vụ du lịch giá trị cao; dịch vụ hậu cần và MRO; nông nghiệp sáng tạo, giá trị cao là các lĩnh vực ưu tiên trước mắt, đóng vai trò quan trọng đối với gia tăng giá trị và năng lực cạnh tranh trong nước. 

Trong thời gian ngắn hạn, sản xuất thiết bị gốc và nhà cung cấp thiết bị vận tải ô tô; công nghệ môi trường cần được xem là cơ hội hẹp để cạnh tranh thắng lợi. Bên cạnh đó, các ưu tiên trong thời gian trung hạn, đi đôi với mở cửa và phát triển kỹ năng là sản xuất và chế tạo dược phẩm, thiết bị y tế; các dịch vụ bao gồm: giáo dục và y tế; tài chính, công nghệ tài chính; công nghệ thông tin và dịch vụ tri thức. 

Để thực hiện được các mục tiêu đề ra trong việc thu hút FDI chất lượng cao hơn, trong thời gian ưu tiên trước mắt (2018 - 2020), IFC cho rằng Việt Nam cần thành lập một cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài thế hệ mới có đầy đủ chức năng để chỉ đạo việc thực hiện chiến lược thu hút FDI thế hệ mới; hiện đại hoá công tác xúc tiến đầu tư, chuyển từ thụ động sang chủ động.

Ngoài ra, cần thực hiện các chính sách để tăng cường liên kết thượng nguồn từ đầu tư FDI với việc thực hiện kết nối doanh nghiệp FDI đồng bộ để giải quyết và hạn chế các điểm yếu của thị trường và kết nối doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp FDI. 

Trong thời gian ngắn hạn và trung hạn (2020 - 2030), IFC cho rằng Việt Nam cần đẩy mạnh nguồn cung kỹ năng; xây dựng môi trường 4.0 phù hợp với nhu cầu kinh doanh trong kỷ nguyên số. 

Đặc biệt, cần cải tổ toàn diện khung chính sách ưu đãi hiện hành và cân đối bằng cách chuyển hướng sang ưu đãi dựa trên hiệu quả; mở cửa thị trường ở những lĩnh vực hỗ trợ đầu tư; đồng thời áp dụng chính sách về xúc tiến chiến lược đầu tư FDI ra nước ngoài.

Lao động trên 35 tuổi tại các doanh nghiệp FDI dễ bị sa thải

Lao động trên 35 tuổi tại các doanh nghiệp FDI dễ bị sa thải

Tiêu điểm -  6 năm
Để sa thải người lao động trên 35 tuổi, doanh nghiệp đã tìm nhiều cách, nhiều lý do như tạo áp lực công việc để người lao động không dễ hoàn thành, có doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động mà không có lý do cụ thể.
Lao động trên 35 tuổi tại các doanh nghiệp FDI dễ bị sa thải

Lao động trên 35 tuổi tại các doanh nghiệp FDI dễ bị sa thải

Tiêu điểm -  6 năm
Để sa thải người lao động trên 35 tuổi, doanh nghiệp đã tìm nhiều cách, nhiều lý do như tạo áp lực công việc để người lao động không dễ hoàn thành, có doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động mà không có lý do cụ thể.
Lao động trên 35 tuổi tại các doanh nghiệp FDI dễ bị sa thải

Lao động trên 35 tuổi tại các doanh nghiệp FDI dễ bị sa thải

Tiêu điểm -  6 năm

Để sa thải người lao động trên 35 tuổi, doanh nghiệp đã tìm nhiều cách, nhiều lý do như tạo áp lực công việc để người lao động không dễ hoàn thành, có doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động mà không có lý do cụ thể.

Thái Lan lọt top 3 quốc gia đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam

Thái Lan lọt top 3 quốc gia đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam

Đầu tư -  6 năm

Trong số 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 5 tháng đầu năm nay, ngoài 2 cái tên quen thuộc là Hàn Quốc và Nhật Bản thì thành viên cuối cùng trong top 3 là Thái Lan

Tranh chấp thương mại: Doanh nghiệp FDI có xu hướng chọn trọng tài thay vì tòa án

Tranh chấp thương mại: Doanh nghiệp FDI có xu hướng chọn trọng tài thay vì tòa án

Tiêu điểm -  6 năm

Có tới 40% các doanh nghiệp FDI đã lựa chọn trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp thay thế cho tòa án.

Xuất khẩu vẫn loay hoay bài toán phụ thuộc Trung Quốc và khu vực FDI

Xuất khẩu vẫn loay hoay bài toán phụ thuộc Trung Quốc và khu vực FDI

Tiêu điểm -  6 năm

Những con số kỷ lục về xuất khẩu liên tục được lập ra nhưng về bản chất hoạt động xuất khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc và khu vực FDI.

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  5 giờ

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Tiêu điểm -  9 giờ

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

Thương trường -  9 giờ

FPT Software đã công bố hợp tác chiến lược với Vilja, nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng lõi hàng đầu Bắc Âu, đáp ứng nhu cầu ngân hàng số đang ngày càng gia tăng.

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Phát triển bền vững -  14 giờ

Theo lãnh đạo Bộ Công thương, các điều kiện ưu đãi, đảm bảo đầu tư để thực hiện dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ I và II chưa có trong quy định hiện hành.

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tiêu điểm -  15 giờ

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  15 giờ

Quá trình công nghiệp hóa, sự gia tăng tầng lớp trung lưu và thế mạnh đặc biệt về địa chính trị được cho là ba yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Tiêu điểm -  15 giờ

Chính phủ đang xem xét sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết Luật Đầu tư theo phương thức PPP nhằm bảo đảm căn cứ pháp lý, tháo gỡ khó khăn cho các dự án PPP trong thời gian tới.