EU kêu gọi Nga và Iran đưa Syria đến đàm phán hòa bình sau vụ tấn công
Linh Nga
Thứ năm, 26/04/2018 - 10:10
Liên minh châu Âu EU mới đây đã kêu gọi Nga và Iran gây áp lực lên Syria nhằm đạt được đàm phán chấm dứt cuộc nội chiến tại quốc gia này.
UN ước tính công việc nhân đạo tại Syria và hỗ trợ tị nạn ở các nước láng giềng tiêu tốn tới 9 tỷ USD trong năm nay. Ảnh: AFP
Lời kêu gọi được đưa ra trong bối cảnh các nhà tài trợ quốc tế đang cam kết hàng tỷ USD giúp dân thường Syria, những người bị bắt trong cuộc xung đột.
Bà Federica Mogherini, nhà ngoại giao đứng đầu của EU cho rằng Moscow và Tehran phải chịu trách nhiệm chính trong việc giảm thiểu chiến tranh tại Syria, nơi cuộc chiến đã kéo dài tới năm thứ tám.
Hơn 80 quốc gia, các nhóm viện trợ và cơ quan của Liên Hợp Quốc (UN) đang có cuộc họp tại Brussels về tương lai của Syria sau khi đặc phái viên của UN đưa ra cảnh báo về nguy cơ bùng nổ thảm họa nhân đạo tại khu vực nội chiến.
Trong phát biểu của mình, bà Mogherini cho biết: "Chúng tôi đặc biệt cần Nga, Iran tạo áp lực lên Damascus để quốc gia này có thể chấp nhận ngồi xuống bàn và nhận sự bảo trợ từ UN. Chúng tôi tin rằng hòa bình bền vững duy nhất cho Syria chính là việc liên kết với quá trình chính trị dưới giám sát và thúc đẩy của UN".
Theo tính toán của UN, tổng số tiền cho công việc nhân đạo tại Syria và hỗ trợ tị nạn ở các nước láng giềng trong năm nay lên tới 9 tỷ USD, cao hơn con số 8 tỷ USD dự kiến trước đó.
Hiện Anh và Đức là hai quốc gia dẫn đầu trong các cam kết cho quỹ trên. Anh cho biết sẽ đóng góp khoảng 630 triệu USD trong năm 2018 và 418 triệu USD trong năm tới còn con số này của Đức đạt khoảng 1,2 tỷ USD.
UN thống kê rằng hiện có khoảng 6,1 triệu người Syria di tản trong nước, hơn 5 triệu người đã rời bỏ quốc gia này và có tới 13 triệu người, trong đó có 6 triệu trẻ em là đối tượng cần viện trợ.
Ngày 13/4 vừa qua, cả thế giới bất ngờ khi tổng thống MỹDonald Trump tiến hành cuộc tấn công quân sự tại Syria với sự phối hợp cùng lực lượng vũ trang của Pháp và Anh. Đây được đánh giá là phản ứng quân sự mạnh nhất của phương Tây đối với quốc gia Trung Đông này.
105 tên lửa đã được Mỹ và đồng minh sử dụng, nhắm vào 3 mục tiêu khác nhau tại Syria. Ước tính đợt không kích này tiêu tốn ít nhất 240 triệu USD khi Mỹ sử dụng tên lửa Tomahawk với giá khoảng 1,6 triệu USD và loại tên lửa không đối đất cũng có mức giá không hề thấp.
Hành động này của ông Trump được tuyên bố nhằm vào việc làm suy giảm khả năng sử dụng vũ khí hóa học của Syria trong tương lai.
Trước đó, ông Trump đã lên án hành động của tổng thống Syria Bashar al-Assad sử dụng vũ khí hóa học khiến ít nhất 60 người thiệt mạng, hơn 500 người khác bị thương và cho biết sẽ có một hành động nhanh chóng.
Cuộc chiến ở Syria, nơi trở thành “chảo lửa” gay gắt đứng đầu bởi Mỹ và Nga gần đây đã bước vào giai đoạn mới đầy nguy hiểm khi tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định không kích Syria vào tối thứ Sáu tuần trước.
Nhật Bản và Trung Quốc mới đây đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế cấp cao đầu tiên trong gần 8 năm tại Tokyo giữa bối cảnh nguy cơ chiến tranh thương mại từ Mỹ.
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Giờ đây, các startup AI sẽ có cơ hội được hướng dẫn kỹ thuật, cố vấn chuyên môn, hỗ trợ tiếp cận thị trường khi tham gia AWS Generative AI Accelerator 2025.
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.