Sở hữu trí tuệ

EUBIZ: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ngay đi, chờ chi?

Hường Hoàng Thứ sáu, 21/10/2022 - 09:23

Rất nhiều doanh nghiệp thường có tư duy rằng chỉ khi có đủ nguồn tiền, đủ lớn mạnh hay đã phát triển lâu dài trên thị trường thì mới cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Nhưng trước đó, nếu doanh nghiệp đó bị một tổ chức, cá nhân khác đăng ký mất nhãn hiệu, họ sẽ phải gánh chịu những thiệt hại khó lường.

EUBIZ Việt Nam là một trong những công ty rất tích cực trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế (Ảnh: EUBIZ)

Với những trải nghiệm vươn ra thế giới của thương hiệu mình, bà Nguyễn Thị Thanh Hoa, Giám đốc Công ty cổ phần EUBIZ Việt Nam cho rằng doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ngay từ khi thành lập để xây dựng nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp, không chỉ đối với thị trường trong nước mà còn trên thị trường quốc tế.

EUBIZ là công ty chuyên chế biến và xuất khẩu hạt điều và trái cây tại Bình Phước. Với khả năng đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế như FDA, BRC, ESG, EUBIZ không chỉ cung ứng sản phẩm ở thị trường Việt Nam, mà đã trở thành một trong 10 nhà cung cấp lớn nhất về hạt điều tại Mỹ. Hiện tại, EUBIZ đang đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường châu Âu và Nhật Bản.

Những vấn đề xảy ra nếu không bảo hộ nhãn hiệu

Dẫn thống kê của Clarivate, bà Thanh Hoa cho biết, trong 2 năm gần đây, tỉ lệ xâm phạm nhãn hiệu của Anh và Mỹ là 15%, ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng theo thống kê, những hoạt động vi phạm này đã khiến cho 45% người tiêu dùng nhầm lẫn các nhãn hiệu với nhau.

Về vấn đề doanh thu, khi xảy ra sự xung đột về nhãn hiệu, khi đối thủ sử dụng nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã dày công gây dựng, đồng thời sử dụng sản phẩm tương tự với doanh nghiệp để kinh doanh, doanh nghiệp chắc chắn sẽ mất doanh thu.

Thứ ba, nếu không đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu rất có khả năng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực về mặt uy tín. Nhiều doanh nghiệp trên thị trường có xu hướng sử dụng nhãn hiệu của doanh nghiệp khác cho những sản phẩm có chất lượng thấp hơn và cạnh tranh về giá.

Khi bị ảnh hưởng xấu về mặt uy tín, doanh nghiệp sẽ khó có thể phục hồi lại được niềm tin trong lòng người tiêu dùng, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh nói chung của doanh nghiệp. Theo Clarivate, tại Ý và Anh có tất cả 38% doanh nghiệp đã chịu những thiệt hại nhất định liên quan đến thương hiệu và chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra, theo thống kê tại Mỹ, với những tranh chấp về mặt nhãn hiệu, có 3/4 doanh nghiệp đã phải nhờ đến luật pháp để giải quyết những tranh chấp này. Những hoạt động này chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thời gian, lợi nhuận của doanh nghiệp và tinh thần của lãnh đạo doanh nghiệp. Trong số đó, 40% các doanh nghiệp đã mất từ 50.000-249.000 USD cho hoạt động kiện tụng. Đó là chi phí đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn những thương hiệu có giá trị lớn có thể mất chi phí kiện tụng cao hơn rất nhiều.

Bà Thanh Hoa cho biết: “Khi thành lập doanh nghiệp, chúng ta có rất nhiều điều kiện để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu với chi phí thấp. Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp lại không đăng ký nhãn hiệu mà phải mất đến 249.000 USD để giải quyết thiệt hại. Tại sao chúng ta lại để mất tiền như vậy? Tại sao chúng ta không bảo hộ mà để nhãn hiệu của chúng ta, mà để nhãn hiệu đó rơi vào tay đối thủ ở nước khác chứ không phải chỉ ở Việt Nam?”

Theo Clarivate, 46% các doanh nghiệp hiện hữu đã để mất thương hiệu vào tay những thương hiệu mới. Chúng ta đều biết rằng để xây dựng một thương hiệu thì doanh nghiệp cần phải mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để lưu lại dấu ấn trong lòng khách hàng, nhưng tại sao nhiều doanh nghiệp lại sẵn sàng để mất thương hiệu đó vào tay một doanh nghiệp mới khác?

Thêm vào đó, ngoài thị trường Việt Nam, nếu doanh nghiệp không sớm bảo hộ nhãn hiệu ở thị trường nước ngoài mà họ dự định kinh doanh, họ có thể sẽ bị loại bỏ khỏi thị trường đó.

Tốc độ và sự phát triển của bảo hộ nhãn hiệu ở môi trường quốc tế

Theo số liệu của năm 2008-2018, tốc độ tăng trưởng của việc đăng ký bảo hộ tại các thị trường, nhất là ở châu Á đã tăng lên gấp đôi. Điều này có nghĩa là các thị trường xung quanh chúng ta đã có nhận thức cao hơn rất nhiều về sở hữu trí tuệ.

Bà Thanh Hoa nhấn mạnh: “Vậy, chúng ta là một doanh nghiệp tại Việt Nam, chúng ta sản xuất ra những loại nông sản tốt, chúng ta có thương hiệu tốt nhưng liệu chúng ta đã tiến hành những hoạt động pháp lý để bảo vệ chính chúng ta chưa?”

Từ năm 2004-2018, trên thế giới có khoảng 10 triệu nhãn hiệu đăng ký mới và con số này vẫn đang tiếp tục tăng lên. Độ tăng này được thể hiện ở 10 quốc gia tiếp nhận số đơn đăng ký nhãn hiệu lớn nhất thế giới, đó là các nước Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Anh….

Việc tiến hành bảo hộ nhãn hiệu của những nước đã rất phát triển. Trong đó, Trung Quốc chiếm tỷ lệ bảo hộ cao nhất, chiếm đến 7 triệu đơn đăng ký, tương ứng 70% đơn đăng ký nhãn hiệu trên toàn thế giới trong giai đoạn đó.

Tiếp đó, số lượng đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại châu Âu đang có xu hướng tăng dần. Trong 6 tháng đầu năm của năm 2022, số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu ở châu Âu đã là 89.000 đơn đăng ký.

Việc tiến hành bảo hộ nhãn hiệu quốc tế của công ty EUBIZ

Khi doanh nghiệp muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế, doanh nghiệp có thể nộp đơn đăng ký bảo hộ từng quốc gia hoặc thông qua Thỏa ước Madrid để có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở những quốc gia thành viên. Khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thông qua Madrid, doanh nghiệp sẽ được hưởng một số quyền lợi nhất định, đồng thời giảm được chi phí đăng ký.

Về EUBIZ, công ty đã được cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu tại Hoa Kỳ vào tháng 3/2021. Do Hoa Kỳ không phải là nước thành viên của Hiệp ước Madrid, doanh nghiệp này đã tự thuê đại diện sở hữu công nghiệp ở nước này để đăng ký nhãn hiệu.

Trong quá trình này, EUBIZ đã thuê luật sư của phía Hoa Kỳ để tra cứu nhãn hiệu xem nhãn hiệu của phía công ty có trùng lắp so với bên khác hay không, và nếu trùng lắp thì sẽ cần phải xử lý như thế nào. Đó cũng là những bước cơ bản khi doanh nghiệp này đăng ký nhãn hiệu ở các nước thuộc EU hoặc Nhật Bản.

Theo bà Thanh Hoa, với việc đăng ký nhãn hiệu, EUBIZ đã có cơ hội để lan tỏa sản phẩm của họ một cách dễ dàng hơn ra toàn thế giới.

Việt Nam là nơi mà có nguồn nông sản rất phong phú với quy mô lớn. Ví dụ, Việt Nam có sản lượng quế thứ hai trên thế giới, sau Indonesia. Lượng hạt điều của chúng ta cũng xuất khẩu số 1 trên thế giới. Theo bà Hoa, với một nước có nhiều lợi thế về nông sản như Việt Nam, việc doanh nghiệp không bảo hộ sản phẩm, từ đó không mang được nông sản của Việt Nam ra toàn thế giới là một điều cực kỳ đáng tiếc.

Ngoài đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế khi xuất khẩu ra thị trường ra thế giới, EUBIZ còn rất chú trọng trong việc đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng của quốc tế, chẳng hạn như tiêu chuẩn FDA của Mỹ, tiêu chuẩn BRC của Anh và tiêu chuẩn HACCP của châu Âu. 

Thêm vào đó, doanh nghiệp này cũng rất chú trọng đến việc đạt những chứng chỉ quốc tế về phát triển bền vững như ESG, điều này thể hiện rằng EUBIZ không chỉ quan tâm đến chất lượng của sản phẩm mà còn chú trọng đến vấn đề môi trường, công bằng cho người lao động, hệ sinh thái nông nghiệp…

EUBIZ: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ngay đi chờ chi?
Hiện nay EUBIZ là doanh nghiệp nằm trong top 10 nhà cung cấp hạt điều tại Mỹ

Không chỉ có thế, khi đưa sản phẩm của mình ra thế giới, EUBIZ cũng rất quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu thông qua những câu chuyện mang tính văn hóa bản địa của Việt Nam (trang phục truyền thống, hình ảnh chăm sóc, thu hoạch, văn hóa sử dụng sản phẩm…), từ đó ghi dấu ấn thương hiệu của doanh nghiệp rõ ràng hơn trong mắt người tiêu dùng thế giới. 

Metaverse, NFT: Có hay không cần điều chỉnh luật sở hữu trí tuệ

Metaverse, NFT: Có hay không cần điều chỉnh luật sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Trong năm qua, rất nhiều chuyên gia đã dự đoán về những tác động toàn diện của metaverse và NFT đối với nền kinh tế toàn cầu. Điều này khiến cho nhiều người đặt câu hỏi: liệu luật pháp có nhất thiết phải tạọ ra những quy định mới để thích ứng với những thay đổi này hay không?

Nhiều thách thức trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên không gian mạng

Nhiều thách thức trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên không gian mạng

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Với tính chất xuyên biên giới và đa chủ thể tham gia, không gian mạng đã mang lại không ít cơ hội kinh doanh, đồng thời cũng mang đến nhiều thách thức khó lường trong hoạt động kiểm soát hàng giả, hàng nhái và hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân sáng tạo.

Chống tội phạm sở hữu trí tuệ thông qua hợp tác toàn cầu

Chống tội phạm sở hữu trí tuệ thông qua hợp tác toàn cầu

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Hoạt động kinh doanh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là mối đe dọa lớn đối nền kinh tế, an ninh và xã hội toàn cầu. Mới đây, INTERPOL đã tổ chức sự kiện kéo dài ba ngày tại Hàn Quốc với sự có mặt của 450 quan chức thực thi pháp luật thuộc 70 quốc gia, nhằm chung tay tìm hướng giải quyết vấn đề này.

Môi trường sở hữu trí tuệ của Trung Quốc đang dần trưởng thành?

Môi trường sở hữu trí tuệ của Trung Quốc đang dần trưởng thành?

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Nổi tiếng là quốc gia có số lượng hàng giả, hàng nhái lớn nhất trên thế giới, Trung Quốc thường xuyên nằm trong danh sách theo dõi của nhiều quốc gia về quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, những năm gần đây, với nỗ lực làm lành mạnh hóa nền kinh tế trong nước, môi trường sở hữu trí tuệ (SHTT) của Trung Quốc đang dần có sự hoàn thiện và trưởng thành.

Arrival mang nhạc ABBA đến Đà Nẵng

Arrival mang nhạc ABBA đến Đà Nẵng

Ống kính -  36 phút

Đêm nhạc hội “The Music of ABBA” sẽ được tổ chức tại Cung Hội nghị quốc tế Ariyana Đà Nẵng ngày 9/10/2024.

Trung ương thống nhất chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Trung ương thống nhất chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Tiêu điểm -  11 giờ

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII kết thúc ngày hôm nay đã thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam với tốc độ 350km/h.

VinFast bứt phá doanh thu quý II

VinFast bứt phá doanh thu quý II

Doanh nghiệp -  13 giờ

VinFast Auto vừa công bố kết quả tài chính chưa kiểm toán cho quý II năm 2024, với số lượng xe điện giao tăng mạnh nhờ chiến lược mở rộng và làn sóng chuyển đổi sang xe điện ở nhiều thị trường.

MSB giảm 1% lãi vay cho doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão Yagi

MSB giảm 1% lãi vay cho doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão Yagi

Tài chính -  13 giờ

MSB thông báo giảm 1% lãi suất vay VNĐ và 0,5% lãi suất vay USD đối với khách hàng doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ cơn bão Yagi.

Lầm tưởng của doanh nghiệp khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu

Lầm tưởng của doanh nghiệp khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu

Diễn đàn quản trị -  17 giờ

Một trong những lầm tưởng phổ biến của doanh nghiệp F&B là tập trung vào các chương trình khuyến mãi để thu hút người tiêu dùng trong bối cảnh họ hạn chế chi tiêu.

NextBold Capital tài trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp tại Đông Dương

NextBold Capital tài trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp tại Đông Dương

Tài chính -  22 giờ

Mục tiêu của NextBold Capital không chỉ là cung cấp vốn mà còn hỗ trợ chuyên môn vận hành thực tế để giúp các doanh nghiệp trong những thị trường này mở rộng quy mô một cách bền vững.

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Tiêu điểm -  23 giờ

Các công ty phân tích nhìn nhận, dòng tiền khối ngoại sẽ sớm chảy vào các cổ phiếu bluechip của những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.