Khởi nghiệp
Ghế nóng ở Grab Việt Nam
Grab Việt Nam thay CEO trong bối cảnh công ty hiện đang đứng đầu thị trường về số lượng cuốc xe hoàn thành, khoảng 146 triệu cuốc xe, tương đương 73% thị phần.
Ngày 13/1, Grab Việt Nam ra thông báo từ ngày 01/02/2020, bà Nguyễn Thái Hải Vân sẽ thay ông Jerry Lim đảm nhận vai trò Giám đốc điều hành tại công ty. Trước đó, bà Vân đã gia nhập Grab Việt Nam từ tháng 11/2019 và trở thành nữ giám đốc đầu tiên của Grab tại thị trường Việt Nam.
Trước Grab, các ứng dụng gọi xe là Go-Viet, Be hay Ahamove đều có những điều chỉnh nhân sự tại vị trí cấp cao. Ông Trần Thanh Hải tạm nghỉ vai trò CEO Be Group vì lý do cá nhân vào tháng 12/2019. Ông Nguyễn Xuân Trường cũng xác nhận thôi chức CEO tại Ahamove từ tháng 4/2019.
Cá biệt như trường hợp của Go-Viet đã có 2 lần thay tướng vào tháng 3 và tháng 9 năm ngoái, khi lần lượt ông Nguyễn Vũ Đức từ nhiệm, còn bà Lê Diệp Kiều Trang đã thành lập quỹ đầu tư startup trong vai trò nhà sáng lập.
Chia sẻ với báo giới, ông Russell Cohen, Giám đốc vận hành khu vực Đông Nam Á của Grab cho biết: "Đã từ lâu, chúng tôi luôn muốn tìm kiếm nhân sự người Việt để dẫn dắt Grab Việt Nam. Chúng tôi tin chắc rằng bà Hải Vân, với nền tảng kinh nghiệm vững chắc, niềm đam mê công nghệ, và đặc biệt cùng tình yêu, sự gắn bó sâu sắc đối với đất nước và văn hóa Việt Nam của một người Việt, sẽ thúc đẩy sứ mệnh thông qua công nghệ để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam mà Grab luôn theo đuổi".
Bà Nguyễn Thái Hải Vân từng là Phó chủ tịch phụ trách ngành hàng chăm sóc cá nhân của Unilever Việt Nam, đồng thời điều phối hoạt động kinh doanh tiếp thị của hàng loạt ngành hàng tại Unilever Việt Nam và Đông Nam Á. Bà Vân hiện cũng đang là đồng chủ tịch Hiệp hội Tiếp thị di động Việt Nam (Vietnam Mobile Marketing Association).
Trên cương vị mới, nữ giám đốc sinh năm 1980 cho biết sẽ tập trung vào việc khai phá các lĩnh vực tiềm năng như: Công nghệ tài chính (fintech), công nghệ di động (mobility) và logistics, với mục tiêu biến Grab "thành người bạn đồng hành với mọi người từ sáng thức giấc đến tối khi về nhà".
Từ ngành hàng tiêu dùng nhanh tới lĩnh gọi xe
17 năm làm việc trong ngành hàng tiêu dùng nhanh đã đem tới cho bà Nguyễn Thái Hải Vân những kinh nghiệm thực tế về thói quen, lối sống của người Việt Nam. Từ căn bếp cho tới toilet, bàn trang điểm, sự tương đồng giữa Grab và ngành hàng FMCG là mỗi sản phẩm có thể góp phần thay đổi hành vi và nâng cao chất lượng cuộc sống của hàng chục triệu người tiêu dùng.
"Tất cả những câu chuyện đó đã tích tụ cho tôi niềm đam mê rất lớn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống hàng ngày thông qua những sản phẩm thiết thực. Thực ra, đó cũng chính là lý do Grab thu hút tôi", bà Vân chia sẻ.
Theo tân CEO Grab Việt Nam, bà bằng lòng đầu quân cho một trong những kỳ lân giá trị nhất thị trường Đông Nam Á vì tin tưởng và chia sẻ với sứ mệnh mà siêu ứng dụng này đang theo đuổi: thông qua công nghệ để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam.
Mặc dù mới có khoảng 2 tháng làm việc tại Grab, nhưng bà Vân đánh giá cao môi trường làm việc trẻ, năng động và mức độ am hiểu, theo sát nhu cầu thị trường nhờ vào nguồn dữ liệu lớn và công nghệ phân tích của Grab. Đặc biệt, bà nói rằng mình cảm thấy may mắn vì tiếp quản "di sản" thành công của ông Jerry Lim.
"Từ kinh nghiệm của tôi, với tần suất sử dụng và độ trung thành của người dùng Grab thì với thương hiệu khác thường phải cần đến mười mấy năm. Tuy nhiên, Grab làm được điều đó chỉ với 6 năm tuổi tại Việt Nam. Tôi cảm thấy rất vững tin vào tương lai và có nhiều điều có thể làm nữa tại thị trường này", nữ doanh nhân nói.
Chương tiếp theo của Grab
Chia sẻ về kế hoạch phát triển của Grab Việt Nam trong năm 2020, bà Nguyễn Thái Hải Vân cho biết, doanh nghiệp này sẽ hướng đến mở rộng các dịch vụ trong hệ sinh thái siêu ứng dụng để mang đến nhiều dịch vụ tốt hơn phục vụ cuộc sống hằng ngày.
Với thế mạnh về công nghệ, Grab cũng sẽ mở rộng hoạt động đến khắp các tỉnh thành trong cả nước, đặt mục tiêu mang công nghệ và số hóa đến với mọi người dân… Tăng tốc ở mảng thanh toán không tiền mặt cũng là một trong những mục tiêu trong năm 2020 của Grab Việt Nam, khi công ty sẽ thúc đẩy hợp tác với Moca để mang đến nhiều tiện ích thanh toán hơn.
"Giờ Grab đã được đón nhận khá sâu rộng. Nôm na là đã bước qua khỏi giai đoạn cạnh tranh với đối thủ, mà phải nhìn về trách nhiệm lớn hơn của mình. Tôi nghĩ chương tiếp theo của Grab thú vị không kém. Đây sẽ là chương để công ty hướng tới tham vọng hỗ trợ đất nước Việt Nam đưa công nghệ vào phát triển kinh tế, hay cùng với Chính phủ xây dựng nền kinh tế 4.0", vị tân CEO khẳng định.
Bà Vân ngồi vào "ghế nóng" ở Grab trong bối cảnh thị trường gọi xe Việt Nam đang thăng hoa, đạt quy mô lên tới 1,1 tỷ USD, theo báo cáo của Google và Temasek. Giai đoạn 2015 - 2019, trung bình mỗi năm thị trường gọi xe ở Việt Nam tăng trưởng 57% - cao nhất ở Đông Nam Á.
Tới năm 2025, dự báo sân chơi này sẽ đạt ngưỡng 4 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng 38%/năm. Điều này giải thích tại sao, chỉ trong một thời gian ngắn, liên tục các ông lớn quốc tế lẫn trong nước như Grab, Go-Viet, FastGo hay Be... tham gia vào thị trường này.
Theo báo cáo gần nhất của ABI Research, Grab đứng đầu thị trường Việt Nam về số lượng cuốc xe hoàn thành, khoảng 146 triệu cuốc xe, tương đương 73% thị phần.
Xếp thứ hai là Be, doanh nghiệp nội vừa mới tham gia thị trường từ tháng 12/2018. Thống kê của ABI cho thấy Be hoàn tất 31 triệu cuốc xe trong 6 tháng, giành được 16% thị phần. Go-Viet, startup được Go-Jek hậu thuẫn xếp thứ ba với 21 triệu chuyến xe hoàn thành, tương ứng 10% thị phần. 1% còn lại thuộc về FastGo và các ứng dụng khác.
Grab có nữ CEO người Việt đầu tiên
Ứng dụng gọi xe Be có CEO mới
Bà Nguyễn Hoàng Phương - hiện là Giám đốc vận hành sẽ tiếp quản vị trí quyền Tổng giám đốc Be Group từ ngày 24/12/2019.
FastGo muốn cung cấp dịch vụ gọi xe sang
Hiện các dòng xe sang mà FastLux phục vụ bao gồm Toyota Avalon và Lexus. Dự kiến, thời gian tới, dịch vụ này sẽ có thêm những thương hiệu xe như Mercedes, Audi, BMW, Maserati, Jaguar...
Viettel âm thầm tham gia thị trường gọi xe
Theo một số nguồn tin, ứng dụng gọi xe MyGo của Viettel có thể ra mắt ngay trong tháng 7, tập trung vào 2 mảng là gọi xe và giao hàng trực tuyến.
Sóng ngầm tại thị trường gọi xe công nghệ Việt Nam
Tiềm năng thị trường lớn dẫn tới cạnh tranh gay gắt, nên các ứng dụng gọi xe liên tiếp gặp những đợt "sóng ngầm". Điển hình là việc ra đi của cựu CEO Nguyễn Vũ Đức (Go-Viet), hay cựu CEO Nguyễn Xuân Trường (Ahamove).
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực