Bất động sản
Giá đất đặc khu kinh tế tăng 100 lần chỉ sau 2 năm, có nên cấm giao dịch hay không?
Phó chủ tịch Tập đoàn CENGroup tiết lộ, giá đất tại Bắc Vân Phong đã tăng hơn 100 lần trong 2 năm qua.
Thực trạng giá đất tăng chóng mặt tại các đặc khu kinh tế tương lai như Vân Đồn (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang) và Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) đang khiến các địa phương ráo riết ban hành lệnh tạm dừng chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng đất để mạnh tay cắt cơn sốt đất ảo tại đây.
Tuy nhiên, quyết sách này của chính quyền ba đặc khu kinh tế cũng vấp phải sự tranh cãi quyết liệt từ giới chuyên gia và dư luận. Có ý kiến cho rằng, yêu cầu tạm dừng giao dịch đất đai là sai luật, song cũng không ít quan điểm ủng hộ vì lo ngại những tác động tiêu cực của sốt đất đối với nền kinh tế nếu không ngăn chặn kịp thời.

Có nên tôn trọng quy luật thị trường?
Trao đổi tại Diễn đàn Bất động sản 2018 do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức, ông Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch Tập đoàn CENGroup cho rằng, các chính sách điều tiết kiểm soát thị trường bất động sản phải tuân thủ quy luật khách quan của kinh tế thị trường.
"Chúng ta phải tôn trọng quy tắc thị trường, quy luật cung cầu là quy luật rất quan trọng để điều tiết toàn bộ các hành vi, giá cả, luồng tiền của các nhà đầu tư. Nếu nguồn cung đủ, cân bằng với cầu thì đạt mức bình ổn nhất định, thiếu hoặc thừa sẽ ảnh hưởng đến thị trường khiến giá tăng hoặc giảm.
Nếu các nhà đầu cơ làm tăng được thị trường bằng cách thổi giá thì Nhà nước sẽ bằng hàng loạt các công cụ vĩ mô để kiểm soát. Nhưng thực tế Nhà nước không thể kiểm soát được bởi đã gọi là quy luật khách quan thì không thể có thế lực nào can thiệp được", ông Hưng khẳng định.
Phó chủ tịch CEN Group tiết lộ, tập đoàn vừa có khảo sát khá chi tiết ở Bắc Vân Phong, đất ở đó trong hai năm qua đã tăng hơn 100 lần. Từ 200 ngàn/m2 ở khu tái định cư thị trấn Tuần Lễ, một mảnh đất ở mặt tiền 10m sâu 20m, hai năm trước 40 - 50triệu/lô, đến năm 2017 đã tăng lên 400triệu, gấp 10 lần, năm nay, vẫn mảnh đất đó đã có giá 5,5 tỷ đồng.
Toàn bộ thị trấn có khoảng 3.000 hộ dân, tất cả 111.000ha trong quy hoạch chưa biết ở đâu. Từ năm 2006 địa phương này đã có chủ trương, 2009 có quy hoạch sơ bộ, 2017 có điều chỉnh, 2018 chuẩn bị phê duyệt lên đặc khu kinh tế nhưng thị trường vẫn chưa nhìn thấy sản phẩm của bất kỳ một dự án nào hay khu đô thị nào tại đây. Không có sản phẩm bất động sản đáp ứng đủ "cơn khát" của các nhà đầu tư, thiếu cung nên tăng giá là chuyện bình thường.
Tương tự với Vân Đồn, ông Hưng cho biết, nghe phong phanh có quy hoạch trong khi nguồn cung chưa có thì tăng giá là chuyện dễ hiểu.
"Tôi cho rằng vẫn là yếu tố quan hệ cung cầu. Nếu chúng ta tác động vào yếu tố khách quan, cung cầu đó bằng việc minh bạch nguồn cung cho nhiều nhà đầu tư tại các khu vực đã sơ bộ có quy hoạch trước khi đưa ra những quyết định phê duyệt về chủ trương, luật, chính sách ưu đãi với đặc khu thì sẽ kiểm soát tình hình này tốt hơn nhiều so với việc để thị trường tự động tăng giá, tự động khan hiếm một cách thiếu kiểm soát như hiện nay", ông Hưng nói.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Thế Điệp, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Reenco Sông Hồng cũng cho rằng, đất tại ba đặc khu kinh tế vừa qua lên cơn sốt giá là hiện tượng đáng mừng, là tiềm năng lớn, tín hiệu tốt.
Do đó, về việc các địa phương ra quyết định tạm dừng giao dịch, chuyển đổi quyền sử dụng đất, nếu nói về giải pháp thì đây không phải giải pháp tốt bởi Nhà nước phải tuân thủ quy luật thị trường, có cung thì có cầu.
Theo ông Điệp, trong thời buổi hiện nay, nền kinh tế phải hòa nhập với quốc tế, kinh tế thị trường là kim chỉ nam mà Việt Nam cần tuân thủ. Giai đoạn vừa qua, các đặc khu kinh tế phát triển quá nóng, có thể đây là giải pháp tạm thời nhưng về lâu dài, chúng ta không nên làm như vậy.
Kiểm soát để bảo vệ nhà đầu tư
Dưới góc nhìn khác về việc sốt đất tại các đặc khu kinh tế, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó chủ tịch HD Mon Holdings cho biết, một trong những khó khăn khi tiếp cận các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc mà đơn vị này gặp phải đó chính là chưa xong quy hoạch chung mà giá đất bị đẩy lên như vậy sẽ làm khó doanh nghiệp khi họ vào thực hiện đầu tư vào các dự án.
Kể cả sau này khi tỉnh đứng ra giải phóng mặt bằng giao đất cho nhà đầu tư, họ cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Hiện nay, HD Mon có dự án 300ha tại Vân Đồn (Quảng Ninh), cũng là một trong những nhà đầu tư đầu tiên đầu tư vào địa phương này.

Theo ông Tuấn, khi giá đất bị đẩy cao, nếu nhà đầu tư mua phải đất không phải là đất ở mà là khu công viên, hay công trình cây xanh thì nhà đầu tư sẽ bị lỗ rất lớn.
"Chính vì vậy việc các địa phương ra công văn hạn chế giao dịch đất tại các đặc khu là nhằm bảo vệ nhà đầu tư chứ không phải là kìm hãm thị trường", Phó chủ tịch HD Mon Holdings nhận định.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Việt Cường, Chủ tịch Kosy Group cũng bày tỏ quan điểm ủng hộ chính sách của các địa phương trong việc áp dụng biện pháp hành chính làm hạ cơn sốt giá đất.
“Tôi rất sợ nó sốt như giai đoạn 2009 - 2013 nhiều doanh doanh nghiệp đã phá sản. Do đó, trước việc giá đất các đặc khu bị đẩy lên cao, dù rất tôn trọng nền kinh tế thị trường nhưng tôi vẫn ủng hộ biện pháp hành chính giúp kiểm soát thị trường của các địa phương", ông Cường cho hay.
Giải pháp căn cơ để ngăn đầu cơ, sốt đất ảo ở đặc khu kinh tế
Cơn sốt đất đặc khu đang hạ nhiệt, nhà đầu tư mắc kẹt
Quyết định mạnh tay của chính quyền địa phương đã khiến cơn sốt đất càn quét các đặc khu kinh tế tương lai đang dần hạ nhiệt.
GS. Đặng Hùng Võ: Muốn cắt sốt đất, cán bộ địa phương đừng đi mua bán đất nữa
Hầu hết đặc khu kinh tế xảy ra tình trạng sốt đất đều có cán bộ quản lý tham gia mua đi bán lại, do đó, để cắt cơn sốt đất thì cán bộ đừng đi mua đất nữa, thay vào đó là tuyên truyền cho người dân hiểu những hệ luỵ do nó gây ra.
Cần liều thuốc đắng hạ nhiệt sốt đất đặc khu
Nếu không có biện pháp quản lý phù hợp, cơn sốt đất đang càn quét tại các đặc khu tương lai như Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc sẽ để lại những hệ luỵ khôn lường.
Mạnh tay ‘cắt cơn’ sốt đất đặc khu Vân Đồn, Phú Quốc
Thực trạng giá đất tăng chóng mặt tại các đặc khu kinh tế đang khiến các địa phương ráo riết ban hành lệnh cấm chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để cắt cơn sốt đất ảo tại đây.
Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Rủi ro khí hậu: Mối nguy mới với bất động sản
Những rủi ro khí hậu ngoài gây thiệt hại vật chất còn làm tăng chi phí vận hành, bảo hiểm và làm giảm giá trị đầu tư các tài sản bất động sản.
Từ nghỉ dưỡng đến định cư: Bước ngoặt mới ở Phú Quốc
Phú Quốc không còn chỉ là điểm đến nghỉ dưỡng. Những dự án đô thị quy mô cùng chiến lược thu hút cư dân đang dần định hình đảo ngọc thành điểm đến để sống, không chỉ để ghé thăm.
Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.