Dự báo giá vàng tuần 11-15/6: Căng thẳng tại G7 có thể tạo nên sự khác biệt
Căng thẳng tại Hội nghị G7 cuối tuần này đã đẩy cuộc chiến thương mại toàn cầu leo thang và điều này tạo nên hy vọng cho giới đầu tư vàng vào tuần tới.
Hôm nay diễn ra 2 sự kiện quan trọng đối với thị trường vàng là cuộc gặp lịch sử giữa 2 nhà lãnh đạo Mỹ - Triều Tiên và cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed.
Trong phiên giao dịch hôm qua, giá vàng vẫn không có nhiều thay đổi so với cuối tuần trước. Việc hồi phục trở lại của đồng USD cùng với cuộc họp chính sách của Fed đang trở thành những vật cản cho đà tăng của giá vàng.
Hợp đồng tương lai vàng Comex tháng 8 tăng 1,5 USD lên mức 1.304,2 USD/ounce.
Nguồn cầu đã được cải thiện vào đầu tuần này trước khi cuộc gặp mang tính lịch sử giữa Tổng thống Mỹ, Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên, Kim Jong Un diễn ra vào hôm nay tại Singapore. Nhu cầu về tài sản an toàn đã bắt đầu được kích hoạt nhưng chưa mạnh, dẫn đến giá vàng vẫn chưa tạo nên sự khác biệt.
Nhiều nhà phân tích cho rằng điều này đến từ tâm lý cẩn trọng khi cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed cũng bắt đầu vào hôm nay. Cụ thể, thị trường tin rằng lãi suất cơ bản tại Mỹ sẽ được nâng thêm 0,25%. Hiện nay, dữ liệu về việc làm và tăng trưởng tiền lương của Mỹ tháng 5 vừa qua khá mạnh, cùng với tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 3,8% đã tạo nên tín hiệu tích cực cho bộ phận nhà đầu tư trông đợi vào việc số lần nâng lãi suất còn lại trong năm nay tăng cao hơn dự kiến.
Thị trường bên ngoài cho thấy giá dầu thô Nymex tăng nhẹ và hiện giao dịch trên 66 USD/thùng. Trong khi đó, chỉ số đồng USD hồi phục nhẹ sau áp lực bán mạnh gần đây.
Theo Jameel Ahmad, Giám đốc chiến lược và nghiên cứu thị trường tiền tệ toàn cầu của quỹ FXTM, cuộc họp lịch sử giữa một Tổng thống Mỹ (không thể đoán được hành động được của ông) và nhà lãnh đạo của một quốc gia (luôn đe dọa thế giới bằng vũ khí hạt nhân và hoàn toàn bị cô lập trong nhiều thập kỷ) sẽ khiến giới đầu tư không thể bỏ qua.
Ông Ahmad cho biết thêm, giả sử cuộc họp này kết thúc một cách thành công thì ‘kẻ chiến thắng’ sẽ thuộc về cổ phiếu toàn cầu, đồng USD, cùng những tài sản mang tính rủi ro cao. Thêm nữa, vàng và đồng Yên Nhật sẽ trở thành ‘những kẻ thua cuộc’.
Mở đầu phiên giao dịch châu Á sáng nay, giá vàng giao ngay giảm mạnh, hiện ở mức 1.298,3 USD/oz, giảm 1 USD so với cùng thời điểm hôm qua.
Quy đổi sang đồng Việt Nam, giá vàng thế giới tương đương 36,14 triệu đồng/lượng (chưa tính phí vận chuyển và phí bảo hiểm), thấp hơn giá vàng SJC 670.000 đồng/lượng.
Giá vàng trong nước tính đến 9h sáng nay: SJC tăng 100.000 đồng/lượng so với sáng qua, niêm yết tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh ở mức 36,81 - 36,97 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Tại khu vực Hà Nội, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 36,81 - 36,99 triệu đồng/lượng.
Căng thẳng tại Hội nghị G7 cuối tuần này đã đẩy cuộc chiến thương mại toàn cầu leo thang và điều này tạo nên hy vọng cho giới đầu tư vàng vào tuần tới.
Tâm lý lạc quan của giới đầu tư đang khiến nguồn cầu của thị trường vàng suy giảm.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.