Quốc tế
Giấc mơ CPTPP thành hiện thực
Với việc trở thành quốc gia thứ sáu phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Australia đã góp phần giúp hiệp định thế kỷ “thành hình”.

Sau Nhật Bản, Singapore, Mexico, New Zealand và Canada, Australia đã chính thức thông báo phê chuẩn CPTPP, theo thông tin từ Reuters. Các quốc gia còn lại chưa phê chuẩn tính đến nay bao gồm Việt Nam, Brunei, Chile, Malaysia và Peru.
Nghị quyết phê chuẩn CPTPP sẽ được Quốc hội Việt Nam xem xét, thông qua trong kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, một bước đi được giới chuyên gia và các doanh nghiệp kỳ vọng.
Hiệp định thương mại này sẽ bắt đầu có hiệu lực vào cuối tháng 12 năm nay, sớm hơn so với dự kiến vào tháng 1 năm sau.
“Động thái này sẽ kích hoạt thời gian chờ 60 ngày để đưa thỏa thuận vào thực thi, tiến hàng cắt giảm thuế quan vòng đầu tiên”, Reuters dẫn lời ông David Parker, Bộ trưởng Bộ Thương mại và Tăng trưởng xuất khẩu New Zealand.
CPTPP sẽ tạo ra một vùng thương mại chiếm hơn 13% GDP toàn cầu, tương đương khoảng 10 nghìn tỷ USD và sở hữu gần nửa tỷ dân. Nếu có sự tham gia của Mỹ như trước đây, khu vực này sẽ chiếm tới 40% GDP toàn cầu.
Việc CPTPP đạt được sự ký kết và có hiệu lực được xem là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực lớn của các thành viên còn lại sau khi Mỹ rút đi và là đối trọng với sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ từ nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Xuất phát là Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 12 thành viên, hiệp định thế kỉ đứng trước bờ vực sụp đổ khi nước Mỹ tổ chức bầu cử vào tháng 11/2016.
Theo điều kiện ban đầu, TPP chỉ có hiệu lực trong trường hợp GDP của tất cả các nước quyết định kí kết chiếm ít nhất 85% GDP của toàn bộ 12 nước tham gia. Điều này đồng nghĩa với việc TPP sẽ không thể được thông qua nếu không có Mỹ bởi GDP của quốc gia này chiếm hơn 15%.
Viễn cảnh tệ nhất đối với hiệp định thế kỉ đã xảy đến khi ông Trump trở thành tân tổng thống Mỹ và chỉ vài ngày sau khi nhậm chức, ông Trump đã kí sắc lệnh tuyên bố rút Mỹ ra khỏi TPP.
Sự ra đi của Mỹ khiến tương lai của TPP trở nên tối tăm hơn bao giờ, nhiều thành viên bày tỏ sự dè dặt và cùng với đó, nhiều quy định tại hiệp định vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa.
Rõ ràng, việc TPP được cứu sống và thành hình sẽ giúp tăng năng lực đàm phán của các quốc gia thành viên và giúp tạo thế cân bằng với chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ. Không chỉ vậy, TPP còn có khả năng mở rộng khi nhiều quốc gia khác cũng bày tỏ sự quan tâm đến hiệp định này như Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia hay Philippines.
Việt Nam ứng phó thế nào khi tranh chấp thương mại trong CPTPP sẽ gia tăng?
Trump bất ngờ muốn 'yêu lại từ đầu' với TPP
Theo thông tin mới đây từ Nhà Trắng, tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ đạo các trợ lý cấp cao xem xét lại việc gia nhập TPP 11 nếu như có thể đạt được một thỏa thuận tốt hơn.
World Bank: Gần 1 triệu người Việt Nam sẽ thoát nghèo nhờ CPTPP
Nếu Việt Nam đầu tư vào nguồn vốn con người, gia tăng năng suất lao động thì lợi ích từ CPTPP sẽ cao hơn rất nhiều.
Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh
Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.
Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật
Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Taseco Land giải bài toán dòng tiền cho tham vọng quỹ đất 1.000ha
Chủ tịch Taseco Land Phạm Ngọc Thanh nói về việc cân đối giữa nợ vay và doanh thu để hiện thực hoá kế hoạch mở rộng quỹ đất đầy tham vọng.
Đầu tư đại đô thị: Làn sóng cơ hội và vòng xoáy rủi ro
Một làn sóng đầu tư vào các dự án đại đô thị đang lan rộng trên thị trường bất động sản, tạo ra những cú hích tăng trưởng đáng kể nhưng cũng kéo theo nhiều thách thức về pháp lý, thanh khoản và quản trị rủi ro.
Phân bón Bình Điền 'cài số lùi' trước áp lực lớn trên sân nhà
Giá nguyên liệu tăng cao và bất ngờ khiến Bình Điền buộc phải đặt ra mục tiêu giảm so với năm trước nhưng vẫn sàng bứt phá nếu thị trường thuận lợi.
Ngành ngân hàng tìm lời giải tăng trưởng giữa 'lằn ranh' nợ xấu
Bên cạnh vẽ lên bức tranh tăng trưởng khá tham vọng, ngành ngân hàng còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là nợ xấu gia tăng trong lĩnh vực bất động sản.
Chính phủ 'mở cửa' cho vay ngang hàng, CEO Tima nói gì?
Nghị định 94 ra đời bước đầu tạo hành lang pháp lý cho vay ngang hàng, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn cho lĩnh vực tài chính số.