Giữa căng thẳng thương mại gia tăng, Trung Quốc “đổ thêm dầu vào lửa”
Trung Quốc mới đây đưa ra tuyên bố sẽ sẵn sàng trả bất cứ giá nào cho cuộc chiến tranh thương mại có thể xảy ra với Mỹ.
Theo thông tin mới đây từ Nhà Trắng, tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ đạo các trợ lý cấp cao xem xét lại việc gia nhập TPP 11 nếu như có thể đạt được một thỏa thuận tốt hơn.
Quyết định này của ông Trump được nhiều nhà lập pháp khu vực nông nghiệp hoan nghênh, đánh dấu sự thay đổi hình ảnh của vị tổng thống từng kiên quyết kí sắc lệnh rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngay khi nhậm chức vào năm ngoái.
Nhà Trắng chỉ ra rằng động thái mới này của ông Trump không phải sự đảo ngược chính sách đột ngột mà hoàn toàn phù hợp với tuyên bố trước đó.
"Năm ngoái, tổng thống Donald Trump giữ đúng lời hứa rút nước Mỹ ra khỏi thỏa thuận TPP vì nó được cho là tạo ra sự bất công đối với người lao động và nông dân Mỹ. Tuy nhiên, ông Trump luôn rất mở cửa với một thỏa thuận mới tốt hơn và thậm chí có đề cập đến điều này trong bài phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos hồi đầu năm nay", bà Lindsay Walters, thư kí báo chí Nhà Trắng đánh giá.
Không chỉ phê phán TPP, ông Trump còn là người liên tục "miệt thị" thương mại đa phương, gọi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) là một thảm họa hay "ném đá" vào các thỏa thuận thương mại khác.
Những cố vấn thương mại của ông Trump cũng bày tỏ sự ưu tiên đàm phán các hiệp định song phương được cho là có lợi hơn cho nước Mỹ. Tuy nhiên, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào tháng Một vừa qua, ông Trump bất ngờ để ngỏ khả năng tham gia đàm phán với các quốc gia TPP "một cách riêng lẻ hoặc một nhóm".
Quyết định mới này của ông Trump đối với TPP là dấu hiệu cho thấy mọi thứ dưới thời vị tổng thống này có thể không khó khăn như những lời tuyên bố trước đó. Đơn cử như việc Trump quyết định không rút khỏi NAFTA và hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc (KORUS) như lời đe dọa trước đó. Ông cũng đã miễn thuế thép, nhôm cho những đối tác thương mại được xem là đồng minh của Mỹ.
Không chỉ có Mỹ mà một số quốc gia khác như Hàn Quốc hay Anh cũng đang để ngỏ mong muốn gia nhập vào TPP sau khi hiệp định này được kí kết bởi 11 nước còn lại, đổi tên thành Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Trong buổi nói chuyện với phóng viên TheLEADER, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định TPP “rõ ràng là một cơ chế tốt khiến cho các nước khác mong muốn tham gia, chứng tỏ sức hút và vai trò của hiệp định này dù cho không có Mỹ”.
Trung Quốc mới đây đưa ra tuyên bố sẽ sẵn sàng trả bất cứ giá nào cho cuộc chiến tranh thương mại có thể xảy ra với Mỹ.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc, Hàn Quốc đang tìm kiếm mối quan hệ sâu sắc hơn với Việt Nam.
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.