Tiêu điểm
Giải pháp nâng cao giá trị xuất khẩu sản phẩm Việt từ Nestlé Việt Nam
Theo đại diện Nestlé, mục tiêu 6 tỷ USD xuất khẩu cà phê sẽ chỉ thành hiện thực bằng cách gia tăng giá trị cho cà phê thông qua áp dụng công nghệ cao, các phương pháp bền vững, thay vì sản lượng.
Đại diện Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, Bộ Công thương, mới đây cho biết, nhờ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), trao đổi thương mại hai chiều giữa hai thị trường tăng mạnh 14 - 15% trong giai đoạn 2021 – 2022 bất chấp Covid-19, cao hơn mức trung bình khoảng 7% trước đó.
Dù vậy, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam hiện vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, vị đại diện đánh giá tại hội thảo “Xuất khẩu vào các thị trường FTA – Giải bài toán phát triển bền vững” mới đây.
Cụ thể, EU đang siết chặt các quy định và tiêu chuẩn hiện hành, gia tăng các yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật, nhất là trong lĩnh vực môi trường, khí hậu, phát triển bền vững.
Do đó, xuất khẩu bền vững đòi hỏi doanh nghiệp phải chuyển đổi sang công nghệ tiêu chuẩn cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng bền vững, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường của EU.
Chia sẻ về mô hình thành công của Nestlé Việt Nam tại hội thảo, ông Lý Trung Kiên, Trưởng bộ phận Logistics toàn quốc, Nestlé Việt Nam, cho biết, hiện sản phẩm của công ty đang xuất khẩu sang hơn 30 thị trường trên thế giới, trong đó có các thị trường khó tính tại EU, như Thụy Sĩ, Anh.
Đặc biệt, Nestlé Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sản phẩm giá trị cao, được chế biến bằng công nghệ hiện đại, như các sản phẩm cà phê, gia vị.
Ông cho biết, để có ưu thế về chất lượng và đáp ứng yêu cầu khắt khe của các thị trường khó tính, Nestlé Việt Nam không ngừng đầu tư, từ phát triển nguồn nguyên liệu bền vững, cho đến công nghệ chế biến.
Đơn cử với sản phẩm cà phê, Nestlé Việt Nam đã thực hiện chương trình NESCAFÉ Plan từ năm 2011 đến nay, nhằm hoàn thiện chuỗi liên kết giá trị trong sản xuất cà phê từ người nông dân đến người tiêu dùng, giúp kiểm soát và nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm phát thải khí nhà kính trong canh tác, hỗ trợ cải thiện thu nhập cho người nông dân, đảm bảo bền vững về môi trường.
Trong đó, Nestlé Việt Nam hợp tác với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, và Trung tâm Khuyến nông các tỉnh để hỗ trợ người nông dân trồng cà phê, từ khâu phát triển và lựa chọn hạt giống, đến thực hành canh tác tốt theo tiêu chuẩn quốc tế.
Dự án đã giúp người nông dân trồng cà phê giảm 40% lượng nước tưới và 20% phân hóa học/ thuốc trừ sâu, góp phần bảo vệ sức khỏe và độ phì nhiêu của đất, giúp tăng tỷ lệ hấp thụ khí carbon và giảm phát thải, cải thiện đa dạng sinh học.
Đồng thời, nhằm đưa Việt Nam thành trung tâm xuất khẩu sản phẩm Nestlé cho toàn thế giới, Nestlé Việt Nam đang tăng cường đầu tư công nghệ hiện đại, mở rộng sản xuất các sản phẩm chế biến chuyên sâu, giá trị cao.
Năm 2022, công ty bắt đầu sản xuất và xuất khẩu những lô đầu tiên sản phẩm cà phê hòa tan siêu thượng hạng, sử dụng công nghệ sấy đông, sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ.
Trước đây, sản phẩm này chỉ được sản xuất quy mô nhỏ tại trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) của Nestlé tại Mỹ. Nhà máy Nestlé Trị An, tỉnh Đồng Nai là nhà máy đầu tiên sản xuất dòng sản phẩm này ở quy mô thương mại trong toàn bộ Tập đoàn Nestlé.
Công ty cũng đang liên tục mở rộng sản xuất các sản phẩm cà phê cao cấp mang thương hiệu Starbucks chuyên biệt cho xuất khẩu sang các thị trường châu Á, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc.
Việc mở rộng sản xuất các sản phẩm cà phê giá trị cao là một phần trong khoản cam kết đầu tư thêm 132 triệu USD được Nestlé Việt Nam công bố vào những tháng cuối năm ngoái, góp phần đưa sản phẩm “Made in Vietnam” chất lượng cao ra khu vực và thế giới.
Khoản đầu tư này đã nâng tổng giá trị đầu tư của Nestlé Việt Nam lên gần 730 triệu USD.
Trong phát biểu gần đây khi sang thăm Việt Nam, ông David Rennie, Phó chủ tịch điều hành, Giám đốc Các thương hiệu cà phê của Tập đoàn Nestlé, đánh giá mục tiêu kim ngạch xuất khẩu cà phê 6 tỷ USD của Việt Nam sẽ không thành hiện thực chỉ bằng cách tăng số lượng trang trại cà phê.
Trong vài năm tới, sự gia tăng này sẽ không đến từ sản lượng, mà đến từ việc gia tăng giá trị cho cà phê.
Các thị trường sẽ sẵn sàng trả phí cao hơn cho những sản phẩm chất lượng, được canh tác bền vững. Ví dụ như thị trường EU đang ngày càng kiểm soát chặt hơn đối với hàng nhập khẩu.
Vì vậy, Nestlé đang tập trung đi theo hướng phát triển nông nghiệp tái sinh thông qua hợp tác với chính phủ, các viện nghiên cứu, các tổ chức và người nông dân để tìm ra cách thức cải thiện chất lượng của cà phê Robusta tại Việt Nam, tạo nên những hạt cà phê Robusta năng suất hơn, sinh lời hơn so với những hạt cà phê Robusta thông thường.
Điều cần làm là tạo giá trị gia tăng cho hạt cà phê Việt Nam thông qua việc gia tăng hàm lượng chế biến thay vì chỉ xuất khẩu cà phê xanh, vốn có giá trị hạn chế.
Hiện Việt Nam là nước sản xuất cà phê xanh lớn thứ hai trên thế giới, và là nhà cung ứng nguyên liệu này lớn nhất cho Nestlé. Nestlé là đơn vị thu mua cà phê lớn nhất với tổng giá trị thu mua hàng năm khoảng 20 – 25% tổng sản lượng cà phê Việt Nam, tương đương 700 triệu USD/ năm.
Nestlé Việt Nam còn xuất khẩu các sản phẩm khác, như nước tương Maggi, sữa bột Milo, trà vị chanh Nestea, sản phẩm sữa dinh dưỡng cho người lớn Nestlé Health Science thương hiệu Resource, Novasource cho thị trường Nhật Bản, Úc, Saudi Arabia,. Dự kiến, năm 2022, xuất khẩu của Nestlé Việt Nam tăng 30% so với năm ngoái.
Mô hình cà phê tuần hoàn và bí quyết bền vững của Nestlé Việt Nam
Hành trình đặc biệt của cây cà phê từ lá
Nhờ công nghệ nuôi cấy mô, 1cm2 lá cây cà phê có thể tạo ra 2.000 cây giống sau khoảng hai năm, duy trì được toàn bộ đặc tính tốt từ cây mẹ đã được tuyển chọn, như chống chịu tốt với khí hậu, chất lượng hạt cà phê tốt.
Cà phê Minh Tiến: 30 năm chuẩn bị cho hành trình ‘ghi tên Việt Nam lên bản đồ cà phê thế giới’
10 năm đi tìm vùng trồng nguyên liệu, hơn 20 năm âm thầm xây dựng chỗ đứng trên thị trường quốc tế, Cà phê Minh Tiến dành tổng cộng hơn 30 năm chuẩn bị cho sự chuyển mình mới, ghi dấu ấn cho hạt cà phê Việt Nam là loại cà phê không chỉ thơm, ngon mà còn sạch, bền vững, chứa đựng những triết lý về nguyên bản và hạnh phúc.
Cuộc đời thứ hai của những hạt cà phê
Bã cà phê đang tạo ra khí gây hại cho môi trường. Nếu có thể tận dụng được, mở ra cuộc đời thứ hai cho những hạt cà phê, đó chắc chắn là một phát kiến.
The Coffee House phát triển mô hình bán cà phê mang đi
Theo kế hoạch, The Coffee House sẽ phát triển đa dạng mô hình TCH Now xe đẩy và Kiosk cuối năm 2021 và đến đầu năm 2022.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.