Tiêu điểm
Giảm giá vé máy bay: Thế khó của các hãng bay
Nỗ lực của doanh nghiệp chưa đủ mà cần sự vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước và các địa phương nếu muốn giảm giá vé máy bay.
Giá vé máy bay tăng cao đang ảnh hưởng tiêu cực đến đến ngành du lịch mà thành phố đảo Phú Quốc là một trong những điểm đến bị tác động mạnh nhất do có giá vé máy bay tăng cao nhất trong thời gian gần đây.
Theo ông Trần Văn Linh, Trưởng phòng Quản lý du lịch Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang, năm nay, Phú Quốc chỉ còn ba đường bay nội địa từ Hà Nội, TP. HCM và Hải Phòng so với 11 đường bay năm ngoái.
Trong khi đó, giá vé máy bay tăng mạnh, với giá vé trung bình chặng Hà Nội - Phú Quốc của Vietnam Airlines khoảng 2,7 triệu đồng, tăng 13,8% trong khi giá vé của Vietjet tăng 49,6% lên 1,8 triệu đồng.
Đường bay ít, giá vé tăng cao đã làm giảm sự cạnh tranh của du lịch Phú Quốc. Lượng khách qua đường hàng không giảm nhiều. Trong kỳ nghỉ lễ năm ngày dịp 30/4 - 1/5, lượng khách nội địa của tỉnh Kiên Giang giảm 3,6% so với cùng kỳ.
Trong bốn tháng đầu năm 2024, tỉnh đã kỳ vọng rất cao về khách du lịch nội địa nhưng lượng khách đến Phú Quốc chỉ tăng nhẹ hơn 7%.
Thừa nhận giá vé máy bay hiện tại đã tăng bình quân 15 - 20% so với giai đoạn trước, song theo ông Đặng Anh Tuấn, Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, các hãng cũng đang trong tình thế rất khó khăn.
Nguyên nhân khiến giá vé máy bay tăng là do chi phí nhiên liệu, thiết bị bay... tăng mạnh, trong khi các khoản chi phí này chiếm tới 76 - 77% trong tổng chi phí của các hãng.
Bên cạnh đó, các xung đột địa chính trị, chuỗi cung ứng đứt gãy cũng khiến phát sinh nhiều vấn đề và chi phí cho các hãng. Cụ thể, trước đây, để sửa chữa, bảo hành một chiếc máy bay mất khoảng 150 ngày thì hiện tại đến 200 - 300 ngày, thậm chí đến 1 - 1,5 năm. Thời gian bảo trì kéo dài khiến chi phí vận hành tăng cao.
Đối với Vietnam Airlines, các nhà sản xuất đang triệu hồi 12 máy bay về để bảo trì, tương đương khoảng 10% lượng máy bay đang hoạt động của hãng. Tình trạng tương tự với Vietjet đã khiến năng lực vận tải của ngành hàng không trong năm nay giảm mạnh.
Mặt khác, công suất vận hành ngành hàng không của Việt Nam đã giảm đáng kể khi các hãng như Bamboo Airways, Pacific Airlines đang phải tái cơ cấu lại hoạt động.
Không chỉ chi phí thuê máy bay tăng, ông Trương Việt Cường, Phó tổng giám đốc Bamboo Airways còn cho rằng, các hãng rất khó thuê được máy bay ở thời điểm hiện tại.
Vài tháng trước, Bamboo Airways muốn thuê ướt tàu bay dưới 3.000 USD/giờ nhưng hiện kiếm một tàu bay với giá 4.000 USD/giờ rất khó. Thuê khô còn khó khăn hơn.
Cùng với đó, các chi phí theo quy định của nhà nước bao gồm thuế phí và các loại chi phí cho chuyến bay, cả thuế nhập khẩu xăng dầu, thuế VAT... cũng đang tăng mạnh.
Chi phí cho nhân công, lao động cũng không có xu hướng giảm. Lao động trong ngành hàng không đang là đối tượng bị tổn thương nặng nề từ thời điểm dịch bệnh Covid-19. Các hãng hàng không đang phải trả chi phí thuê lao động tăng cao để thu hút nhân tài. Đây cũng là yếu tố cộng thêm vào giá vé.
Cần đồng bộ các giải pháp
Để giảm giá vé máy bay, về phía doanh nghiệp, ông Tuấn cho rằng, Vietnam Airlines đang cố gắng để tiết giảm khoảng 10% chi phí.
Tuy nhiên, điều này là rất khó, bởi các hãng đang trong tình cảnh rất khó khăn sau đại dịch. Trung bình các hãng hàng không tại Việt Nam cũng như trên thế giới chỉ lãi 1USD/khách, nếu gặp thời tiết không thuận lợi, máy bay phải bay đường vòng, khoản lợi nhuận này cũng không còn.
Chính vì vậy, chỉ nỗ lực của doanh nghiệp là chưa đủ nên theo ông Lê Tiến Dũng, Phó tổng giám đốc Hãng hàng không Vietravel Airlines, các cơ quan quản lý cần có các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để tăng cung vận tải khách.
Các hãng đang cố gắng để thuê thêm tàu bay nhưng quy định hiện nay chỉ cho phép mỗi hãng được thuê ướt 30% máy bay bổ sung. Như Vietravel Airlines hiện có ba máy bay, muốn thuê thêm cũng chỉ được một tàu.
Doanh nghiệp muốn thuê thêm tàu để tăng tải, tăng cung ứng vào giai đoạn cao điểm, nhưng bị trói bởi nhiều quy định, ông Dũng chia sẻ.
Đồng thời, một số cảng hàng không vẫn còn hạn chế các chuyến bay đêm, như sân bay Quy Nhơn. Khoảng thời gian phân bổ đầu TP. HCM và Hà Nội của Vietravel Airlines hiện nay vẫn còn khá khiêm tốn.
Điều này đang khiến các hãng hàng không rất khó khăn. Vietravel Airlines là hãng hàng không mới, còn non trẻ nên càng khó. Hiện phần vốn của hãng đã âm vào vốn chủ sở hữu. Nhiều tài sản phải đem cho thuê, trong khi việc tiếp cận các nguồn vốn ngân hàng rất khó khăn do yêu cầu phải có tài sản đảm bảo.
"Chúng tôi hy vọng các cơ quan quản lý có thể nhanh chóng giải quyết các bất cập này, gỡ khó cho các hãng hàng không có cơ hội tăng năng lực, hỗ trợ hạ nhiệt giá vé cho người dân và ngành du lịch", phó tổng giám đốc Vietravel Airlines kiến nghị.
Ở khía cạnh khác, ông Cường đề xuất Chính phủ xem xét trình Quốc hội điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu xăng dầu để hỗ trợ các hãng trong giai đoạn khó khăn hiện nay.
"Giải pháp để có giá vé máy bay rẻ khi bay đêm cũng cần có sự hỗ trợ về thuế phí. Chứ như hiện nay, bay đêm chỉ thấp hơn bay ngày vài trăm ngàn đồng thì chẳng ai bay", ông Cường nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo ông Cường, các địa phương có nguồn thu lớn từ du lịch cũng nên có chính sách hỗ trợ cho du khách.
Đơn cử như chuyến bay đến Côn Đảo, nếu có sự chia sẻ của địa phương thì có lẽ Bamboo Airways đã không phải ngừng chuyến bay này. Thực tế, dù giá vé rất cao nhưng Bamboo Airways bay không có lãi vì chi phí quá lớn. Các địa phương có thể nghiên cứu chính sách hỗ trợ chi phí trực tiếp cho du khách, cho hành khách mua vé máy bay.
Cũng theo ông Cường, một trong những giải pháp quan trọng khác để hạ giá vé là quy trình điều hành ở cảng. Máy bay ngày càng hiện đại, công nghệ ngày càng cao, vận tốc bay nhanh hơn nhưng thực tế hiện nay thời gian bay lại không thể rút ngắn.
Một số hãng hàng không phải bay chờ, hạ tầng sân bay cũng như mật độ khai thác quá cao ảnh hưởng rất lớn thời gian bay của các hãng. Nếu thời gian được rút ngắn thì các hãng hàng không có thể khai thác nhiều hơn, doanh thu cao hơn, từ đó chi phí giảm xuống, hàng không cũng đỡ khó khăn hơn.
Còn theo ông Đỗ Hồng Cẩm, Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, trong công tác quản lý, việc giá vé máy bay tăng do chi phí đầu vào tăng cao là điều đã được lường trước. Với những yếu tố mới phát sinh khiến giá vé tăng cao, Cục Hàng không sẽ tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh.
Bên cạnh đó, các hãng hàng cũng không cần tiếp tục nâng cao năng lực quản lý, công tác điều hành, năng lực nhân sự và năng suất lao động để tiết giảm chi phí, đưa giá về mức phù hợp hơn với khả năng chi trả của đa số khách hàng.
Ngoài ra, các hãng cần tiếp tục công tác dự báo và lên kế hoạch ứng phó với những biến động mới có thể xảy ra trong thời gian tới. Điều này sẽ giúp tăng tỷ lệ lấp đầy trên từng chuyến bay nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh.
Mặt khác, theo ông Cẩm, các cơ quan quản lý nhà nước cần ngồi lại với doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về quy định, thủ tục, giảm các loại thuế phí để hạ nhiệt giá vé máy bay, vì sự phát triển bền vững của ngành hàng không.
Doanh thu vận tải hàng không của Vietjet lần đầu vượt 53 nghìn tỷ đồng
Nhiều vé máy bay giá hấp dẫn cho kỳ nghỉ hè
Các hãng hàng không đang mở bán nhiều mức giá vé rẻ, hấp dẫn bất ngờ, thuận tiện cho hành khách lên kế hoạch đi du lịch hè.
Giá vé máy bay tăng mạnh, vì sao?
Hàng loạt nguyên nhân nan giải đã khiến giá vé máy bay tiếp tục giữ xu hướng tăng cao trong những năm tới.
Hiểu đúng về việc giá vé máy bay tăng cao
Không thể đổ lỗi cho các hãng khi giá vé máy bay tăng cao, bởi giá vé máy bay nội địa vẫn nằm trong khung giá đã được nhà nước quy định.
Giá vé máy bay tăng mạnh
Giá vé máy bay của các hãng hàng không trên toàn thế giới đang liên tục tăng cao, thiết lập các kỷ lục mới trước đà tăng của giá nhiên liệu và sự thiếu hụt nhân sự sau đại dịch.
Viết tiếp giấc mơ công nghiệp hoá
Đã hơn ba thập kỷ trôi qua kể từ khi Việt Nam khởi động quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thế nhưng, giấc mơ lớn ấy vẫn còn dang dở và hy vọng để hiện thực hóa giấc mơ đó đang đặt vào những doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Phía sau ánh hào quang
Đầu tư bất động sản thật sự là con đường trải hoa hồng, hay là một cuộc đua đầy cạm bẫy mà chỉ những người kiên cường nhất mới có thể trụ lại?
Khai doanh trí, chấn doanh khí cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Nền văn hóa kinh thương Việt Nam 2045 được cấu thành bởi một thế hệ doanh nhân mới với doanh trí mới và doanh khí mới, và một nền quản trị mới với khát vọng dân tộc và chuẩn mực toàn cầu.
Dịch vụ là văn hoá
Dịch vụ không chỉ gói gọn trong công nghệ hay bí mật thương mại, mà cốt lõi chính là văn hóa con người.
Nắm lấy những cơ hội chuyển mình
Trong suốt 28 năm qua, ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã luôn nắm bắt những cơ hội thay đổi, chuyển mình để trở thành một trong những nhà phát triển khu công nghiệp tiên phong và thành công nhất Việt Nam.
Cách những thương hiệu tỷ đô gia tăng giá trị
Những câu chuyện giàu cảm xúc, có tính lan toả giúp người tiêu dùng hiểu được bối cảnh và tham vọng sẽ giúp doanh nghiệp định vị, gia tăng giá trị thương hiệu.
Vun vén nguồn nhân lực cho nền kinh tế số
Nhân lực được xem là bài toán cấp bách trong tiến trình Việt Nam trở thành một nền kinh tế số, đặc biệt là nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo.