Giá vé máy bay tăng mạnh, vì sao?

An Chi Chủ nhật, 12/05/2024 - 09:01

Hàng loạt nguyên nhân nan giải đã khiến giá vé máy bay tiếp tục giữ xu hướng tăng cao trong những năm tới.

Giá vé máy bay đầu năm 2024 của các hãng đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Hoàng Anh.

Giá vé máy bay tăng mạnh

Cục Hàng không Việt Nam vừa cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, giá vé trung bình đã bao gồm thuế, phícủa hạng phổ thông trên một số đường bay đều tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Đối với đường bay Hà Nội -TP.HCM,  giá vé trung bình của Vietnam Airlines tăng 14% so với cùng kỳ năm trước và đạt khoảng 2,6 triệu đồng. Con số tương ứng của  Vietjet Air 25% và 1,7 triệu đồng, Bamboo Airways 11% và khoảng 2 triệu đồng, và Vietravel Airlines 15% và khoảng 1,5 triệu đồng.

Đối với đường bay từ Hà Nội và TP.HCM đi/đến Đà Nẵng, giá vé trung bình của Vietnam Airlines khoảng 1,8 triệu đồng/đường bay (tăng từ 17-26%), Vietjet Air khoảng 1,3-1,5 triệu đồng/đường bay (tăng từ 32-38%).

Giá vé Bamboo Airways khoảng 1,3-1,6 triệu đồng/đường bay (tăng từ 13-29%) và Vietravel Airlines khoảng 1,1- 1,4 triệu đồng/đường bay (tăng từ 14-20%). 

Đối với đường bay từ Hà Nội - Phú Quốc, giá vé trung bình của Vietnam Airlines khoảng 2,7 triệu đồng (tăng 13,8%),Vietjet xấp xỉ 1,8 triệu đồng (tăng 49,6%). 

Đối với đường bay Hà Nội - Nha Trang, giá vé trung bình của Vietnam Airlines khoảng 2 triệu đồng (tăng 7%), Vietjet khoảng 1,55 triệu đồng (tăng 39%), Bamboo khoảng 1,45 triệu đồng (tăng từ 3%). 

So sánh giá vé máy bay nội địa Việt Nam với một số nước trên thế giới và khu vực Đông Nam Á cho thấy, giá vé/km trên các chặng nội địa của Vietnam Airlines đang áp dụng ở mức tương đương với các hãng trong khu vực, và thấp hơn đáng kể so với các hãng châu Âu và Bắc Mỹ.

Thông tin từ báo cáo xu hướng toàn cầu do FCM Consulting cung cấp cho thấy, thời điểm cuối năm 2023, giá vé máy bay quốc tế hạng phổ thông đã tăng 17-25% so với năm 2019.

Một số khu vực như châu Á tăng 21%, Úc và New Zealand tăng 22%, châu Âu tăng 18%, Nam Mỹ tăng 25%, Bắc Mỹ tăng 17%.

Đâu là nguyên nhân?

Theo Cục Hàng không Việt Nam, giá vé máy bay tại Việt Nam không nằm ngoài xu hướng tăng chung trên toàn thế giới với năm nguyên nhân chính tác động đến giá vé. 

Thứ nhất là giá nhiên liệu tăng cao, theo số liệu cập nhật của IATA, giá nhiên liệu Jet-A1 khu vực châu Á ngày 26/4/2024 đạt hơn 100USD/thùng. 

Chi phí nhiên liệu tháng 4/2024 của các hãng hàng không tăng 56% so với tháng 12/2014 và tăng hơn 74% so với tháng 9/2015. 

Tác động này làm tổng chi phí tăng 38% so với tháng 12/2014 và tăng 53% so với tháng 8/2015, thời điểm ban hành quy định về khung giá vận chuyển trên chặng bay nội địa.

Thứ hai là chênh lệch về tỷ giá ngoại tệ, xét về yếu tố đầu vào, khi so sánh với năm 2019, giá nhiên liệu trong quý I đã tăng 28USD/thùng, tương đương 38% chi phí, qua đó làm chi phí khai thác toàn mạng phát sinh thêm 1.409 tỷ đồng. 

Nếu quy đổi ra đơn vị chuyến bay, 1USD giá nhiên liệu tăng sẽ làm chi phí chuyến bay quý I/2024 tăng thêm 57USD/chuyến. 

Đồng thời, tỷ giá VND/USD trong quý đã tăng 1.300 đồng (tương đương 5,6%) so với năm 2019, dẫn đến chi phí hoạt động vận tải hàng không phát sinh thêm khoảng 823 tỷ đồng. 

Trong khi đó, tỷ trọng các chi phí có gốc ngoại tệ của các hãng hàng không chiếm khoảng 75% tổng chi phí, điều này đã dẫn đến tăng chi phí cho hãng hàng không.

Thứ ba là biến động giảm về đội tàu bay, đến ngày 2/5, tổng số tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam là 199 chiếc, giảm 32 tàu bay so với năm 2023. Trong đó, số lượng tàu bay đang khai thác thực tế dao động từ 165-170 tàu bay, giảm khoảng 40-45 tàu bay so với bình quân tàu bay khai thác trong năm 2023.

Các nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm số lượng tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam như nhà sản xuất động cơ Pratt&Whitney (PW) đã thực hiện triệu hồi động cơ PW1100 để kiểm tra và sửa chữa chuyên sâu nhằm khắc phục lỗi sản xuất.

Hiểu đúng về việc giá vé máy bay tăng cao

Tại Việt Nam, các động cơ này đang được sử dụng trên một số tàu bay A321NEO khai thác bởi Vietnam Airlines và VietJet Air nên sự việc này làm cho một số tàu bay phải dừng khai thác trong năm 2024 và năm 2025.

Ngoài ra, kế hoạch nhận tàu bay của các hãng trong năm 2024 cũng bị ảnh hưởng. Vietjet Air sẽ không nhận thêm bất kỳ tàu bay nào. Vietnam Airlines chỉ nhận thêm hai tàu bay B787. Các hãng hàng không khác đều thông báo không tìm được tàu bay thuê theo kế hoạch.

Ngoài ra, việc Pacific Airlines và Bamboo Airways tái cơ cấu đội tàu bay nhằm tối ưu công tác quản trị, tiết giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng khiến số tàu bay giảm.

Hiện Pacific không khai thác tàu bay nào, giảm 10 tàu so năm 2023. Bamboo Airways chỉ khai thác năm tàu, giảm 25 tàu so với năm ngoái.

Thứ tư là giá thuê động cơ và phụ tùng tàu bay tăng cao. Giá thuê động cơ đối với Airbus A321 là 48-50 nghìn USD/tháng vào năm 2019, tăng lên 80-100 nghìn USD/tháng vào năm 2024. 

Giá thuê tàu bay Boeing B-787 là 160 nghìn USD/tháng vào năm 2022, tăng lên 370 nghìn USD/tháng vào năm 2024. Giá phụ tùng vật tư tăng từ 10-13% so với thời điểm trước năm 2019.

Thứ năm là tình hình cung - cầu của thị trường hàng không nội địa. Việc giảm cung vận tải nội địa do giảm tàu bay là nguyên nhân ảnh hưởng đến biến động về giá vé, đặc biệt trong thời điểm cầu vận chuyển hàng không tăng cao do nhu cầu đi lại của hành khách tăng vào các dịp lễ, tết. 

Đơn cử như trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không tăng cao. Ngoài số hành khách đặt sớm co thể mua được vé máy bay ở dải giá thấp, số còn lại đặt muộn, sát ngày bay thì phải trả tiền mua cao hơn.

Cá biệt có thời điểm, đường bay sớm lấp đầy thì việc mua được vé sẽ khó khăn hơn và giá vé sẽ cao hơn. Ghi nhận của Cục Hàng không vào ngày 19/4/2024, tỷ lệ đặt chỗ cho ngày 27/4 đều đạt hơn 90% trên các đường bay Hà Nội đi Huế, Quy Nhơn, Quảng Bình, Nha Trang, Tuy Hòa, Điện Biên; TP.HCM đi Đà Lạt, Tuy Hòa, Phú Quốc, Điện Biên.

Tỷ lệ đặt chỗ cho ngày 1/5 đều đạt hơn 90% trên các đường bay Huế, Phú Quốc, Điện Biên, Đồng Hới, Nha Trang đến Hà Nội và từ Pleiku, Phú Quốc, Tuy Hòa, Quy Nhơn, Hà Nội đến TP.HCM.

Tình trạng chênh lệch cung cầu này, dự báo sẽ tiếp tục xảy ra trong giai đoạn cao điểm hè 2024. Điều này cũng gây ra áp lực nhất định lên giá vé trên các chặng bay nội địa, đặc biệt là các chặng bay đến các điểm du lịch, nghỉ dưỡng.

Kết quả, tính trong ba tháng đầu năm 2024, sản lượng của các hãng hàng không Việt đạt hơn 13 triệu khách, giảm 5% so cùng kỳ 2023. Trong đó, vận chuyển nội địa đạt hơn 8,5 triệu, giảm 18% so cùng kỳ 2023; vận chuyển quốc tế đạt 4,5 triệu khách tăng 35,5% so cùng kỳ 2023.

Ngoài các nguyên nhân chính trên, việc giá vé máy bay được dự báo giữ xu hướng tăng lên còn xuất phát từ các vấn đề mang tính xu hướng toàn cầu.

Theo đó, sau khi nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không đã ổn định và dần tăng trở lại, các hãng đã dần chuyển dịch chính sách giá vé từ việc chấp nhận thua lỗ để thu hút, khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ, sang bảo đảm, cân đối tài chính và tạo nguồn cho sự tăng trưởng, phát triển trở lại với các mức giá dần cao hơn, đủ bù đắp chi phí vận hành.

Bên cạnh đó là vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ trong ngành hàng không chưa được cải thiện do việc chuyển dịch lao động sang các khu vực khác xảy ra từ thời điểm hoạt động hàng không bị tạm ngưng, gián đoạn thời Covid-19. 

Vấn đề thiếu hụt này đã làm phát sinh các chi phí trong việc đào tạo, bổ sung lực lượng và duy trì ổn định nguồn nhân lực hiện hữu.

Mặt khác, xung đột vũ trang tại một số quốc gia và khu vực đã làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng sản phẩm, vật tư, thiết bị ngành hàng không, đồng thời có thể làm thay đổi kéo dài lịch trình, đường bay của các chuyến bay.

Với thực trạng hiện nay, FCM Consulting dự báo giá vé máy bay toàn cầu sẽ tăng 3-7% trong năm 2024 và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. 

Giá vé máy bay trên thế giới hiện nay và trong thời gian tới đây sẽ có xu hướng tăng cao hơn so với thời điểm trước.

Nỗ lực điều tiết giá vé máy bay

Trước thực trạng này, Cục Hàng không Việt Nam cho biết, cục đã triển khai sớm các giải pháp để hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến hoạt động khai thác và đáp ứng nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không của hành khách.

Cụ thể, ngay từ đầu năm 2024, cục đã triển khai các giải pháp để tăng tần suất khai thác và tăng cường hoạt động bay vào các khung giờ đêm tại các cảng hàng không, sân bay đủ điều kiện. 

Giải pháp này đã thể hiện những hiệu quả trong thời gian qua trong việc phục vụ nhu cầu di chuyển của hành khách dịp cao điểm Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2024 và sẽ tiếp tục thực hiện trong giai đoạn cao điểm hè năm 2024.

Trong công tác điều phối giờ cất hạ cánh, Cục Hàng không Việt Nam đã ban hành các quyết định điều chỉnh, nâng tham số slot phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng hàng không khai thác hiệu quả, tăng số lượng chuyến bay và tải cung ứng trên các đường bay. 

Tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất, tham số điều chỉnh cất hạ cánh đã được điều chỉnh tăng với cả khung giờ ban ngày và ban đêm để chuẩn bị sẵn sàng trước khi bắt đầu giai đoạn cao điểm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Cùng với giải pháp triển khai cho các hãng hàng không, cục cũng chỉ đạo các cảng hàng không, đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ các chuyến bay, đặc biệt là các chuyến bay vào các khung giờ đêm, đảm đầy đủ các điều kiện về an toàn và năng lực khai thác.

Trong bối cảnh lực lượng vận tải hàng không giảm, các hãng cũng đã nỗ lực thực hiện các giải pháp để có nguồn cung không thấp hơn so 2023 như thay đổi giờ hạ cất cánh tại các cảng hàng không quốc tế để rút ngắn giờ đậu tàu lại; tiếp tục tăng cường khai thác các chuyến bay sau 22h00.

Trong bốn tháng đầu năm 2024, Vietnam Airlines khai thác hơn 6 nghìn chuyến bay, tăng 22% số chuyến bay. Vietjet Air đạt 5,5 nghìn chuyến bay, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2023; giảm thời gian quay đầu tàu bay, tối ưu hóa thời gian khai thác tàu bay trong ngày. 

Vietnam Airlines tăng thời gian khai thác đội tàu bay từ 10 giờ/ngày lên 11 giờ/ngày và tiếp tục tăng lên 12 giờ/ngày trong giai đoạn cao điểm. Vietjet Air tăng thời gian khai thác từ 12,8 giờ/ngày lên trên 13,2 giờ/ngày và sẽ tiếp tục tăng lên 14 giờ/ngày sau khi thực hiện việc thay đổi slot tại các cảng hàng không, sân bay. 

Vietravel Airlines và Bamboo Airways cũng đã thay đổi thời gian khai thác từ 11-12/giờ/ngày lên 12,5 giờ/ngày.

Trước những lo ngại của hành khách về tăng giá vé máy bay trong tình hình hiện nay, Cục Hàng không Việt Nam khuyến cáo hành khách cần sớm xây dựng kế hoạch di chuyển, chủ động theo dõi thông tin về kế hoạch khai thác của các hãng hàng không để có những sắp xếp, điều chỉnh phù hợp và lựa chọn được các mức giá vé hợp lý.


Cơn bĩ cực ngành hàng không Việt

Cơn bĩ cực ngành hàng không Việt

Tiêu điểm -  5 tháng
Mặc dù thị trường khá sôi động với sự tham gia của nhiều hãng bay nhưng việc có thể “gặt hái” lợi nhuận luôn hết sức khó khăn.
Cơn bĩ cực ngành hàng không Việt

Cơn bĩ cực ngành hàng không Việt

Tiêu điểm -  5 tháng
Mặc dù thị trường khá sôi động với sự tham gia của nhiều hãng bay nhưng việc có thể “gặt hái” lợi nhuận luôn hết sức khó khăn.
Hiểu đúng về việc giá vé máy bay tăng cao

Hiểu đúng về việc giá vé máy bay tăng cao

Tiêu điểm -  4 tháng

Không thể đổ lỗi cho các hãng khi giá vé máy bay tăng cao, bởi giá vé máy bay nội địa vẫn nằm trong khung giá đã được nhà nước quy định.

Quốc hội chốt vẫn áp trần giá vé máy bay

Quốc hội chốt vẫn áp trần giá vé máy bay

Tiêu điểm -  1 năm

Thị trường hàng không còn mang tính cạnh tranh hạn chế; chưa đánh giá được tác động và hệ quả của việc bỏ quy định về giá trần; đảm bảo quyền tiếp cận dịch vụ của người dân… là những lý do mà vẫn cần áp trần giá vé máy bay.

Có nên bỏ giá trần vé máy bay?

Có nên bỏ giá trần vé máy bay?

Tiêu điểm -  1 năm

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc nới lỏng và tiến đến gỡ bỏ giá trần sẽ tạo điều kiện cho các hãng hàng không khai thác bền vững hơn, từng bước phục hồi sau đại dịch.

Giá vé máy bay tăng mạnh

Giá vé máy bay tăng mạnh

Tiêu điểm -  2 năm

Giá vé máy bay của các hãng hàng không trên toàn thế giới đang liên tục tăng cao, thiết lập các kỷ lục mới trước đà tăng của giá nhiên liệu và sự thiếu hụt nhân sự sau đại dịch.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  1 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Doanh nghiệp -  2 giờ

Mảng năng lượng, vốn là mũi nhọn của công ty, được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ vào nửa cuối năm nay, dù những vấn đề pháp lý về giá bán điện vẫn là thách thức đáng kể.

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  17 giờ

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Tiêu điểm -  21 giờ

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

Thương trường -  21 giờ

FPT Software đã công bố hợp tác chiến lược với Vilja, nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng lõi hàng đầu Bắc Âu, đáp ứng nhu cầu ngân hàng số đang ngày càng gia tăng.

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Phát triển bền vững -  1 ngày

Theo lãnh đạo Bộ Công thương, các điều kiện ưu đãi, đảm bảo đầu tư để thực hiện dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ I và II chưa có trong quy định hiện hành.

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tiêu điểm -  1 ngày

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.