Giá vé máy bay tăng mạnh

An Chi Thứ năm, 23/06/2022 - 09:37

Giá vé máy bay của các hãng hàng không trên toàn thế giới đang liên tục tăng cao, thiết lập các kỷ lục mới trước đà tăng của giá nhiên liệu và sự thiếu hụt nhân sự sau đại dịch.

Giá vé máy bay thế giới đang “đắt đỏ nhất mọi thời đại”

Tình trạng tăng giá vé máy bay đang diễn ra ở khắp mọi nơi trên thế giới với giá vé máy bay toàn cầu đã tăng hơn 50% so với năm 2021.

Hãng tin Bloomberg cho biết, tại Hong Kong, giá vé bay đi London của hãng Cathay Pacific Airway trong tháng 6/2022 đã lên đến 42.051 Dollar Hong Kong (HKD), tương đương 5.360 USD, cao gấp 5 lần so với thời điểm trước đại dịch.

Tại Mỹ, giá vé máy bay của tất cả các hãng hàng không trong tháng 4/2022 đã tăng vọt lên 33,3% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng lớn nhất so với cùng kỳ kể từ năm 1980. Số liệu của Công ty nghiên cứu Adobe Digital Insights cho thấy, giá vé của các hãng hàng không Mỹ đã tăng 47% kể từ tháng 1/2022 và đã cao hơn so với trước đại dịch.

Trong khi đó, tại Singapore, theo nghiên cứu của Viện Mastercard Economics, chi phí hàng không đã tăng bình quân 27% trong tháng 4/2022 so với cùng kỳ năm 2019. Tại Australia, con số này là hơn 20%.

Trong bối cảnh ngành hàng không và du lịch vừa mới phục hồi sau đại dịch, việc giá vé máy bay tăng quá cao đang ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và sự hồi phục của các hãng hàng không.

Thực tế cho thấy, doanh số bán vé nội địa của Mỹ đang giảm sau khi tăng giá đáng kể. Cũng theo Công ty nghiên cứu Adobe Digital Insights, lượng đặt chỗ cho các chuyến bay trong nước Mỹ đã giảm 2,3% trong tháng 5 so với tháng 4. 

Mặc dù nhu cầu bay đã bị kìm hãm trong một thời gian dài, song việc giảm lượng đặt chỗ cho thấy phần lớn khách hàng đều đang suy nghĩ lại về kế hoạch đi máy bay của họ do giá vé tăng cao.

Cục Hàng không lý giải về áp giá sàn vé máy bay

Tuy nhiên, theo nhiều hãng hàng không, việc giá vé máy bay tăng cao là "bất khả kháng" và nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục tăng cao hơn nữa trong thời gian tới. Có ba lý do chính khiến giá máy bay liên tục tăng mạnh.

Thứ nhất là sự thiếu hụt lao động sau đại dịch. Sau 2 năm giãn cách và phải giảm công suất, hàng trăm nghìn phi công, tiếp viên, chuyên viên kỹ thuật... đã mất việc làm và phải chuyển sang ngành nghề khác. Do đó, khi nhu cầu bật tăng trở lại, các hãng hàng không khó có thể tuyển dụng ồ ạt để lấp chỗ trống nhân sự.

Các hãng hàng không đang phải đối mặt với thực trạng không đủ phi công và tiếp viên để điều hành các chuyến bay, cũng như chi phí nhân công cao hơn. Các dự báo về chi phí nhân công tăng cao có khả năng sẽ là mức tăng chi phí vĩnh viễn đối với nhiều hãng hàng không trong thời gian tới.

Tại Châu Âu, các sân bay lớn đều đang phải đối mặt rủi ro hoãn hoặc hủy chuyến do thiếu chuyên viên mặt đất. Tại Anh, hàng trăm nghìn chuyến bay đã bị hủy, trì hoãn do thiếu phi công hoặc máy bay.

Trong khi các hãng hàng không đang “chật vật” trở lại thị trường do thiếu nhân sự thì yếu tố thứ hai khiến giá vẽ máy bay tăng mạnh là nhu cầu của thị trường lại đang gia tăng mạnh mẽ.

Sau 2 năm dịch bệnh, các hoạt động đi lại, du lịch bị hạn chế, nhu cầu được di chuyển của người dân sau một thời gian dài bị dồn nén là rất lớn. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia cũng đã mở cửa du lịch trở lại nhờ yếu tố dịch bệnh được kiểm soát. Điều này càng tạo điều kiện cho ngành du lịch và hàng không phục hồi.

Yếu tố thứ ba, cũng là nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn tới giá vé máy may đó là giá nhiên liệu xăng dầu tăng cao. Theo đó, từ đầu năm 2022, giá xăng dầu hiện đã tăng vọt kể từ khi bắt đầu cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Giá xăng dầu đang giao dịch ở mức cao chưa từng thấy trong gần 14 năm qua và dự kiến ​​sẽ tiếp tục biến động tăng do tình hình chiến sự còn nhiều phức tạp.

Hiện giá nhiên liệu máy bay đã tăng gần 150% từ năm ngoái đến nay và tăng gấp đôi so với năm 2019. Tại New York, giá xăng máy bay đã tăng hơn 80% tính từ đầu năm 2022. Bối cảnh này đã buộc nhiều hãng hàng không trên toàn thế giới phải nâng giá vé để bù đắp chi phí.

Hãng hàng không tại Air New Zealand cho biết, chi phí nhiên liệu cho một chiếc máy bay Dreamliner cho chuyến đi từ Auckland (New Zealand) đến Los Angeles hiện cao gấp đôi so với năm 2020. Điều này đã dẫn đến một "cơn bão” về giá vé.

Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, giá nhiên liệu là một nguồn chi phí lớn của hàng không, do đó, không có gì ngạc nhiên khi việc chuyển điều này khiến giá vé máy bay tăng mạnh. Với khả năng giá xăng dầu tiếp tục tăng cao như hiện nay, giá vé máy bay có thể sẽ còn tiếp tục lập đỉnh trong thời gian tới. 

Tại Việt Nam, tình hình cũng không ngoại lệ khi hiện giá vé máy bay đến các điểm du lịch nội địa nổi tiếng từ khoảng giữa tháng 6 – cuối tháng 8 tiếp tục ghi nhận giá vé cao lập đỉnh và vẫn đang nhích tăng từng ngày.

Nếu đi vào giữa tháng 7, chặng bay từ Hà Nội và TP.HCM đến Phú Quốc của Vietjet Air ghi nhận giá vé rẻ nhất ở mức 3 triệu đồng và đắt nhất ở mức 6 triệu đồng khứ hồi đã bao gồm thuế phí. Bamboo Airways có giá vé rẻ nhất khoảng 3,5 triệu đồng 

Tương tự với hành trình này, nếu bay Vietnam Airlines hành khách sẽ phải chi trả chi phí cao hơn nhiều. Vietnam Airlines có giá vé rẻ nhất khoảng 4 triệu đồng và cao nhất 11 triệu đồng, khứ hồi.

Mức giá này được ghi nhận đã cao gấp đôi so với thời điểm đầu năm và gấp khoảng 3 lần giai đoạn thấp điểm trong đại dịch Covid-19.

Lại nóng chuyện giá sàn vé máy bay giữa đại dịch

Lại nóng chuyện giá sàn vé máy bay giữa đại dịch

Tiêu điểm -  3 năm
Theo nhiều chuyên gia, đề xuất áp giá sàn đối với vé máy bay là trái luật, trái với cơ chế thị trường, không khuyến khích cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và không có lợi cho người tiêu dùng.
Lại nóng chuyện giá sàn vé máy bay giữa đại dịch

Lại nóng chuyện giá sàn vé máy bay giữa đại dịch

Tiêu điểm -  3 năm
Theo nhiều chuyên gia, đề xuất áp giá sàn đối với vé máy bay là trái luật, trái với cơ chế thị trường, không khuyến khích cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và không có lợi cho người tiêu dùng.
Sun Air trở thành đại diện độc quyền thương hiệu máy bay Gulfstream tại Việt Nam

Sun Air trở thành đại diện độc quyền thương hiệu máy bay Gulfstream tại Việt Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  2 năm

Lễ ký kết hợp tác đại diện độc quyền giữa Gulfstream và Sun Air đã diễn ra tại khách sạn Capella Hà Nội, ghi dấu mốc cho một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực hàng không xa xỉ tại Việt Nam.

Chiêm ngưỡng 2 dòng máy bay xa xỉ sẽ có mặt ở Việt Nam

Chiêm ngưỡng 2 dòng máy bay xa xỉ sẽ có mặt ở Việt Nam

Ống kính -  2 năm

Ngành hàng không Việt Nam vừa chạm đến “tầng không lưu xa xỉ" khi Sun Air trở thành đại diện độc quyền của thương hiệu máy bay đắt đỏ bậc nhất thế giới Gulfstream. Cùng khám phá hạm đội những phi cơ danh tiếng nhất đã làm nên đế chế của hãng máy bay huyền thoại này.

Hà Nội dùng 20 khách sạn để cách ly tập trung người đến bằng máy bay

Hà Nội dùng 20 khách sạn để cách ly tập trung người đến bằng máy bay

Tiêu điểm -  2 năm

20 khách sạn sẽ được dùng để làm cơ sở cách ly tập trung đối với hành khách trên các chuyến bay từ TP.HCM và Đà Nẵng đến Hà Nội từ ngày 10/10.

Cục Hàng không lý giải về áp giá sàn vé máy bay

Cục Hàng không lý giải về áp giá sàn vé máy bay

Tiêu điểm -  3 năm

Chính sách giá sàn vé máy bay được đề xuất áp dụng trong 12 tháng nhằm giải quyết khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với các hãng hàng không, song kinh nghiệm quốc tế cho thấy, điều này là chưa phù hợp, không cần thiết và ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  7 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  11 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  12 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  12 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  15 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Đọc nhiều