Ngành du lịch khát nguồn nhân lực thông minh

Quỳnh Chi Thứ sáu, 19/03/2021 - 07:44

Muốn chất lượng dịch vụ tốt phải có nguồn nhân lực cao cấp, chuẩn năng lực và thấu hiểu khách hàng.

Ngành du lịch cần nguồn nhân lực "thông minh" hơn

Cuộc cách mạng công nghệ số đã và đang tác động mạnh mẽ đối với các ngành, lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có du lịch. Xu thế công nghệ đang làm thay đổi các phương thức quản lý, kinh doanh và tiêu dùng du lịch.

Một thời đại du lịch thông minh đã và đang thành hình. Đây là sản phẩm du lịch mới, bao gồm các dịch vụ trải nghiệm được tạo ra bằng việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến cung cấp cho du khách.

“Ở đâu, khi nào có sự ứng dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại vào du lịch thì ở đó, khi đó có du lịch thông minh”, ông Phạm Hà, Chủ tịch Lux Group nhận định.

Theo báo cáo Xu hướng du lịch Việt Nam 2021 do Outbox Consulting thực hiện, việc sử dụng công nghệ số trong du lịch đã được thế giới và Việt Nam thực hiện từ nhiều năm nay và được đẩy mạnh hơn bao giờ hết trong bối cảnh của đại dịch Covid-19. Trong năm 2021, công nghệ sẽ là yếu tố hàng đầu giúp du khách có lại tự tin khi đi du lịch.

Hình thức du lịch trực tuyến, khám phá các điểm đến trên thế giới bằng công nghệ thực tế ảo đã trở nên phổ biến hơn. Trong tương lai, trải nghiệm ảo có thể trở thành một tiêu chuẩn phải có đối với mỗi doanh nghiệp, giúp khách du lịch có cơ hội kết nối với hướng dẫn viên và cảm nhận trải nghiệm trước khi đặt dịch vụ.

Theo ông Hà, khách du lịch sử dụng internet, các tiện ích và thiết bị thông minh để tìm kiếm thông tin du lịch, tham khảo điểm đến, so sánh và lựa chọn các dịch vụ du lịch hợp lý, thực hiện các giao dịch mua tour, đặt phòng, mua vé máy bay, thanh toán trực tuyến… ngày càng có xu hướng gia tăng. Họ đang trực tiếp trở thành những vị “khách du lịch thông minh” – nhân tố quan trọng của du lịch thông minh.

Trong bối cảnh đó, nhân sự trong ngành du lịch cũng không thể đi sau xu thế. Người làm du lịch phải có năng lực công nghệ, có khả năng thích ứng và “thông minh” hơn để phục vụ du khách tăng trải nghiệm và sự thoả mãn.

“Covid đến, các doanh nghiệp và người lao động phải thay đổi như bàn cờ xoá đi chơi lại. Ai thích ứng nhanh sẽ trụ được. Không phải cá to nuốt cá bé, mà cá nhanh nuốt cá chậm”, Chủ tịch Lux Group nói.

Theo đó, các công ty du lịch và người làm du lịch phải trở thành chuyên gia điểm đến, trải nghiệm phải cá nhân hoá, xây dựng niềm tin bằng kiến thức, dịch vụ 24h, check-in sớm, chọn phòng đẹp, chọn bàn ăn, làm những việc mà expedia hay booking.com không làm được.

Sử dụng lao động trong nghành du lịch từ cấp thấp tới cấp cao các lĩnh vực của nghành du lịch, ông Hà cho biết: “Chúng tôi cho phép nhân viên làm việc theo ca, truy cập cloud và làm việc bằng phầm mềm. Một số nghề như hướng dẫn viên tuyến điểm sẽ mất đi, nhân sự như hướng dẫn viên phải chuyên sâu về kiến thức từng mảng, từng chủ đề ngoài kỹ năng và thái độ”.

Nhiều vấn đề trong đào tạo nhân lực

Theo báo cáo của WEF về xếp hạng năng lực cạnh tranh ngành lữ hành và du lịch 2019, năng lực cạnh tranh Việt Nam tăng bốn bậc từ vị trí 67 năm 2017 lên 63/140 năm 2019. Song, chỉ số sức cạnh tranh về nguồn nhân lực và thị trường lao động vẫn còn thấp, xếp hạng 47/140 đạt 4,8 điểm; sụt giảm so với năm 2017, chỉ xếp trên Lào, Campuchia, Brunei trong các nước ASEAN.

Đánh giá xếp hạng của WEF phản ánh khá chính xác hạn chế về lao động của du lịch Việt Nam trước bối cảnh công nghệ 4.0 đang phát triển mạnh mẽ.

Ngành du lịch khát nguồn nhân lực “thông minh”
Ông Phạm Hà, Chủ tịch Lux Group

Theo ông Hà, mỗi năm toàn ngành du lịch cần thêm gần 40.000 lao động. Tuy nhiên, lượng sinh viên chuyên ngành ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm, trong đó chỉ hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Ngoài khoảng cách về số lượng này, khoảng cách về kỹ năng trong lực lượng lao động du lịch hiện nay cũng lớn. Chỉ 42% người lao động được đào tạo chuyên ngành về du lịch, trong khi đó, 38% chuyển từ ngành khác sang và 20% không được đào tạo chính quy. Như vậy, nguồn cung nhân lực du lịch trên toàn quốc được xem là yếu và thiếu.

Chủ tịch Lux Group nhận định, còn nhiều vấn đề đối với câu chuyện nhân lực ngành du lịch hiện nay. Một là việc đào tạo còn tập trung quá nhiều vào lý thuyết mà thiếu thực hành, thực nghiệp. Hai là không đào tạo chuẩn theo năng lực như các nước. Ba là thiếu nhân sự cấp cao và nguồn nhân lực có chất lượng. Bốn là lạc hậu và thua luôn sân nhà khi nhân lực ASEAN sẽ có quyền làm việc tại Việt Nam (ngoại trừ hướng dẫn viên) theo thoả thuận nghề ASEAN. Năm là đầu ra của nhà trường chưa đáp ứng được đầu vào của doanh nghiệp, gây lãng phí nguồn lực.

Theo vị doanh nhân này, nhân lực ngành du lịch cần được đào tạo và định hướng phát triển để đáp ứng yêu cầu mới với xu thế phát triển du lịch thông minh, công nghệ thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo … trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Việc nghiên cứu để phát triển các ngành nghề và lĩnh vực mới thích ứng với du lịch thông minh thời 4.0 trở nên cấp thiết.

Thời gian qua, ngành du lịch Việt Nam đã và đang chú trọng công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo mục tiêu hội nhập quốc tế. Từ năm 2009, bộ trưởng du lịch các quốc gia ASEAN nhân danh Chính phủ các nước đã ký thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau. Trên cơ sở đó, giáo trình đào tạo nghề chung ASEAN cũng đã được xây dựng, liên kết chặt chẽ với khung trình độ ASEAN.

Tuy nhiên, chính sách, cơ chế… về phối hợp giữa các chủ thể liên quan đến đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch còn chưa đầy đủ. Quy mô đào tạo chưa đủ lớn, ngành nghề đào tạo chưa đầy đủ, cơ cấu nhân lực theo ngành nghề chuyên môn chưa hợp lý, chưa đáp ứng được nhu cầu lớn trong cùng một thời điểm đối với doanh nghiệp du lịch có quy mô lớn.

Đâu là lối ra cho nhân sự ngành du lịch?

Việc phân bổ cơ sở đào tạo du lịch chưa thật sự hợp lý. Tỷ lệ học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp trở về địa phương làm việc còn thấp trong khi khu du lịch mới ở các vùng sâu, vùng xa còn thiếu nhân lực được đào tạo. Cơ chế phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp vẫn chưa rõ ràng; chưa có cơ chế, chính sách cụ thể, khả thi khuyến khích các doanh nghiệp thực sự quan tâm phối hợp trong đào tạo nhân lực du lịch.

Chế độ chính sách đối với lao động ngành du lịch chưa thực sự hợp lý. Tính mùa vụ trong du lịch ảnh hưởng đến tuyển dụng, đến nhu cầu theo học lĩnh vực du lịch.

Thiếu hụt nhân lực quản trị cấp cao

Một vấn đề khác được ông Hà chỉ ra là du lịch Việt Nam hiện thiếu hụt nhân lực quản trị cấp cao, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh khách sạn, khu nghỉ dưỡng... Tại các doanh nghiệp, tập đoàn khách sạn lớn hoặc có yếu tố nước ngoài, hầu hết đội ngũ quản lý cấp trung và cấp cao đều là người nước ngoài.

Hiện cả nước có hơn 190 cơ sở đào tạo du lịch. Trong đó có 65 trường đại học có các khoa du lịch; 55 trường cao đăng và 71 trường trung cấp. Một số trường đại học, cao đẳng đã đầu tư xây dựng cơ sở thực hành như xưởng, khách sạn... tương đối hiện đại. Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo du lịch tăng về số lượng và từng bước được chuẩn hóa.

Theo thống kê của Tổng cục du lịch, toàn ngành cần 40.000 lao động mỗi năm nhưng số lượng sinh viên chuyên ngành ra trường chỉ khoảng 15.000. Trong đó chỉ hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Trong 1,3 triệu lao động du lịch của cả nước, chỉ có 42% được đào tạo về du lịch, 38% từ các ngành khác chuyển sang và khoảng 20% chưa qua đào tạo chính quy.

Theo ông Hà, cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt có thể thích ứng trong thời đại 4.0 thông qua việc đào tạo và đào tạo lại chuẩn năng lực bao gồm: thái độ, kỹ năng và chuyên môn. Cần khôi phục và phát triển nhân lực du lịch đi kèm các kỹ năng mới.

Việc đào tạo và huấn luyện cần thực hiện theo hướng đáp ứng yêu cầu thực tế của doanh nghiệp. Việc thực nghiệp nên theo tỷ lệ 50/50 giữa nhà trường và doanh nghiệp. Đồng thời, cần kết hợp mô hình ba nhà gồm nhà nước, nhà trường và nhà doanh nghiệp trong công tác đào tạo. Khuyến khích đầu tư công nghệ 4.0 vào các trang thiết bị giảng dạy và thực hành tại các trường và cơ sở đào tạo nghề du lịch.

“Muốn du lịch có chất lượng phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, có năng lực, có khả năng sử dụng công nghệ và thấu hiểu khách hàng để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Cần thực nghiệp tại doanh nghiệp, và liên kết ba nhà để có nguồn nhân lực có chất lượng, thực chiến và thiện chiến, đảm bảo đầu ra của nhà trường là chuẩn đầu vào của doanh nghiệp”, Chủ tịch Lux Group nói.

Là đơn vị chuyên phục vụ đối tượng khách hàng sang trọng, để tạo ra những trải nghiệm chân thực và độc đáo, Lux Group đầu tư cả phần cứng và phần mềm. Phần cứng của những con tầu sang trọng của Lux Group được đầu tư rất đẹp, tinh tế và tỉ mỉ từng chi tiết, mỗi góc nhỏ là một câu chuyện. Còn phần mềm là dịch vụ và nhân sự trên du thuyền được chú trọng để tăng sự thoả mãn và đáng nhớ cho du khách.

“Nhân sự trên du thuyền hiểu người chủ thực sự của họ là khách hàng, có thái độ, kiến thức và kỹ năng nâng tầm nghệ thuật. Chúng tôi sử dụng phầm mền quản lý các khâu, từ bán hàng đến vận hành để nhân viên gọi đúng tên khách, các yêu cầu nhỏ nhất được đáp ứng và làm ngạc nhiên du khách trước, trong và sau chuyến đi”, ông Hà nói.

“Ánh sáng cuối đường hầm” cho ngành du lịch

“Ánh sáng cuối đường hầm” cho ngành du lịch

Leader talk -  3 năm
Giai đoạn khó khăn nhất của ngành du lịch đã qua, sang năm 2021, ông Hà Văn Siêu, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch tin rằng, với những nỗ lực của toàn ngành, du lịch Việt Nam sẽ tiếp tục phục hồi và phát triển, thích ứng với bối cảnh bình thường mới.
“Ánh sáng cuối đường hầm” cho ngành du lịch

“Ánh sáng cuối đường hầm” cho ngành du lịch

Leader talk -  3 năm
Giai đoạn khó khăn nhất của ngành du lịch đã qua, sang năm 2021, ông Hà Văn Siêu, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch tin rằng, với những nỗ lực của toàn ngành, du lịch Việt Nam sẽ tiếp tục phục hồi và phát triển, thích ứng với bối cảnh bình thường mới.
Xu hướng du lịch năm 2021

Xu hướng du lịch năm 2021

Tiêu điểm -  3 năm

Những xu hướng đang hình thành cần được xem xét một cách cẩn trọng như là nền tảng cơ sở cho bất kì phương án sản phẩm – dịch vụ hay chiến dịch truyền thông tiếp thị nào được đưa ra trong giai đoạn tiếp theo nếu các doanh nghiệp du lịch muốn vực dậy và thấu hiểu khách du lịch trong tương lai.

Du lịch sẽ tăng tốc khi dịch bệnh được khống chế

Du lịch sẽ tăng tốc khi dịch bệnh được khống chế

Tiêu điểm -  3 năm

Ngay bây giờ, phải chuẩn bị, cả nhân lực lẫn cơ sở hạ tầng để đón khách trở lại, chuẩn bị cho mùa bội thu sau những thất bát vì dịch bệnh.

Du lịch miền Trung định vị lại trên chặng đường mới

Du lịch miền Trung định vị lại trên chặng đường mới

Tiêu điểm -  3 năm

Liên tiếp nhận hai đợt dịch Covid-19 bùng phát nặng nề, rồi hứng chịu liên tiếp bão lũ thiên tai kéo dài hàng tháng trời, du lịch miền Trung trong năm 2020 đã thật sự rơi vào hung hiểm, mọi hoạt động bế tắc, mọi nguồn lực đầu tư kiệt quệ. Nhưng ngay khi giông bão đi qua, hoạt động du lịch của các tỉnh thành này lập tức được tính toán để hồi phục, đặc biệt là những hoạch định đổi mới, định vị lại tốt hơn.

Du lịch và bảo tồn: Cặp đôi hoàn hảo

Du lịch và bảo tồn: Cặp đôi hoàn hảo

Leader talk -  3 năm

Lâu nay, nhiều người cứ cho rằng Bảo tồn và Du lịch luôn mâu thuẫn. Họ nghĩ đơn giản đã bảo tồn thì không được thay đổi. Ngược lại, hễ làm du lịch là phải đổi thay không ngừng vì sản phẩm du lịch có vòng đời nhất định.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  11 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  11 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  13 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  14 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  16 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  16 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".