Leader talk
GS.TS Nguyễn Đức Khương: ‘Công nghệ và tri thức là mấu chốt của nền kinh tế 4.0'
Theo ông Nguyễn Đức Khương, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, công nghệ và tri thức là điểm mấu chốt trong cuộc cách mạnh công nghệ lần thứ tư, giúp nhiều doanh nghiệp mới đạt được tốc độ phát triển nhanh trong thời gian ngắn và trở thành những người khổng lồ.
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang tác động ngày càng mạnh mẽ tới hầu hết ngành nghề lĩnh vực, làn sóng này đã giúp không ít doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới sáng tạo, phát triển nhanh chóng.
Bên cạnh đó, cũng đặt ra một thách thức cho lao động hiện nay, đặc biệt trong vấn đề cập nhật và tiếp thu công nghệ, đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp.
Để làm rõ những vấn đề xung quanh câu chuyện kinh tế thời kì 4.0 và đặc biệt là năng suất lao động, TheLEADER đã có cuộc trò chuyện với GS.TS Nguyễn Đức Khương, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ.

Theo ông, đâu là điểm mấu chốt của nền kinh tế thời kì cách mạng công nghiệp 4.0?
GS.TS Nguyễn Đức Khương: Điểm mấu chốt ở đây chính là công nghệ và tri thức.
GS.TS Nguyễn Đức Khương là người Việt đầu tiên lọt Top 10 (xếp ở vị trí thứ 7) chuyên gia kinh tế trẻ hàng đầu của thế giới do dự án RePEc bầu chọn tháng 1/2016. Ông cũng là một trong hai chuyên gia kinh tế Việt Nam có tên trong top 5% kinh tế gia hàng đầu thế giới cũng do dự án RePEc bầu chọn tháng 8/2017.
Ông hiện là Phó giám đốc phụ trách nghiên cứu, Trưởng khoa Tài chính, Học viện Hành chính và quản trị kinh doanh (IPAG Business School - Pháp).
Chiến lược công nghiệp nặng như trước đây sẽ cần rất nhiều vốn cho cơ sở vật chất, cho máy móc trang thiết bị và dây chuyền sản xuất.
Nếu bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư như Uber, Apple, Facebook thì những tập đoàn này không yêu cầu nguồn lực ghê gớm, nhưng họ tạp ra giá trị và giá trị đó được người tiêu dùng chấp nhận.
Họ sáng tạo ra những nhu cầu mới cho tương lai và tốc độ phát triển thì vượt tất cả những đại cổ thụ về công nghiệp nặng ngày xưa dù vốn không cần nhiều.
Tri thức là nguồn tài nguyên mà khi được sử dụng thì càng lớn ra. Tri thức khi được kết nối và doanh nghiệp có khả năng sử dụng tất cả nguồn tri thức từ bên ngoài, phục vụ cho sự phát triển của doanh nghiệp là một điều tốt.
Tri thức có thể được kết nối toàn cầu mà không nhất thiết phải có một sự chuyển giao hiện hữu thông qua biên giới. Đó là đặc điểm của nền kinh tế phụ thuộc vào tri thức và kết nối vạn vật.
Một trong những điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam hiện nay được nhắc đến nhiều chính là năng suất lao động, ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
GS.TS Nguyễn Đức Khương: Phải khẳng định rằng năng suất lao động của Việt Nam so với khu vực và quốc tế là thấp. Đây là thách thức nhưng cũng không phải là điểm yếu duy nhất của nền kinh tế hiện nay.
Để tăng năng suất thì người lao động phải có khả năng cập nhật được tri thức mới, công nghệ mới cũng như khả năng vận hành được những công nghệ mới. Con người không có khả năng hấp thụ được công nghệ thì cũng không thể tăng năng suất lao động được.
Người lao động hiện nay được đào tạo rất tốt để vận hành các con robot nhưng đến khi không còn cần lao động nữa và người lao động phải chuyển qua việc khác thì thách thức chính là việc họ có khả năng làm việc khác hay không.
Do đó, người lao động cần được đào tạo thường xuyên để cập nhật những xu thế mới để khi họ chuyển nghề, họ vẫn có thể tồn tại.
Bên cạnh đó, tăng năng suất lao động cũng phải đi đôi với môi trường lao động và điều kiện máy móc trang thiết bị cũng phải tốt lên.
Nhiều chuyên gia cho rằng hiện lao động Việt Nam còn quá nhiều trong các lĩnh vực có năng suất lao động và hàm lượng khoa học kĩ thuật thấp. Vậy theo ông làm thế nào để đẩy nhanh quá trình dịch chuyển lao động sang khu vực có hàm lượng công nghệ cao hơn?
GS.TS Nguyễn Đức Khương: Thứ nhất, khi muốn chuyển dịch cơ cấu lao động từ lĩnh vực có hàm lượng công nghệ thấp sang các lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao thì bản thân con người phải có khả năng làm chủ công nghệ mà muốn đạt được điều này thì phải qua quá trình đào tạo.
Thứ hai, các lĩnh vực sử dụng công nghệ cao phải sáng tạo ra lao động.
Như vậy, Nhà nước đóng một vai trò quan trọng trọng việc định hướng chiến lược các ngành nghề kinh tế, phải xác định được các lĩnh vực, các ngành ưu tiên và sau đó làm thứ tự từng vấn đề.
Muốn chuyển dịch được cơ cấu lao động thì phải xác định các lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng tốt trong tương lai, là động lực phát triển trong tương lai, từ đó đào tạo và chuyển dịch con người.
Các doanh nghiệp thế hệ mới sẽ sử dụng ít lao động hơn và từ đó, lợi thế lao động của Việt Nam sẽ thấp đi rất nhiều. Đã qua rồi thời kì doanh nghiệp hình thức xí nghiệp sử dụng rất nhiều lao động.
Người Việt Nam trong một thời gian dài làm gia công đã không có những cập nhật về công nghệ và đến một thời điểm mà nhu cầu về sản phẩm khác đi, ví dụ như không làm những con chíp điện tử nữa, sẽ rất khó cho lao động.
Xin cám ơn ông!
Doanh nghiệp phải là trung tâm của cách mạng công nghiệp 4.0
GS. Kenichi Ohno: Việt Nam cần đặt mục tiêu cao tăng năng suất lao động
Theo GS. Kenichi Ohno thuộc Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản, năng suất lao động của Việt Nam hiện có tăng nhưng vẫn thấp, cần đặt ra mục tiêu cao hơn.
Giám đốc Quốc gia WB: Nâng cao năng suất là con đường phát triển kinh tế
Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) diễn ra tại Hà Nội vào hôm nay (13/12) tập trung vào mục tiêu tăng năng suất, một yêu cầu tối quan trọng đối với viễn cảnh phát triển trong trung hạn của Việt Nam.
Vượt bão thuế quan, giới chủ doanh nghiệp đặt cược vào sức mạnh nội tại
Chủ tịch những doanh nghiệp niêm yết hàng đầu Việt Nam như SSI, Masan, Thế Giới Di Động đều cho rằng, trước những lo ngại tiêu cực về thuế quan, Việt Nam nên tự tin trên sân nhà.
Để doanh nghiệp bình tĩnh, ổn định sản xuất
Thuế đối ứng 46% từ Mỹ là cú sốc nhưng cũng là lúc doanh nghiệp Việt tái cấu trúc theo bốn trụ cột, với kỳ vọng hỗ trợ chính sách kịp thời từ Nhà nước.
Mỹ tăng thuế, doanh nghiệp FDI ở Việt Nam sẽ ứng xử ra sao?
Dù Mỹ tăng thuế quan lên các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam, sẽ khó có tình trạng doanh nghiệp rút khỏi Việt Nam.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". TheLEADER trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư.
Kinh tế trưởng SSI: 46% chưa phải mức thuế chính thức Mỹ áp với Việt Nam
Mức thuế 46% mà Mỹ áp đối với Việt Nam là mức trần để đàm phán, sau đó có thể giảm xuống, chứ không phải đã cố định và áp dụng mãi mãi.
Đô thị đảo du lịch - nghỉ dưỡng xa hoa bậc nhất miền Bắc: Tọa độ mới của giới đầu tư
Vinhomes Royal Island với hệ thống hạ tầng giao thông, tiện ích ngày một hoàn thiện đang khẳng định vị thế trung tâm trong lòng trung tâm TP. Hải Phòng. Tại đây, một đô thị đảo nghỉ dưỡng đầu tiên của Việt Nam đã hình thành với tiềm năng khai thác du lịch dẫn đầu miền Bắc.
Panasonic bàn giao phòng thí nghiệm giải pháp cho Đại học Xây dựng
Panasonic vừa chính thức bàn giao trung tâm thực hành giải pháp HVAC cùng hệ thống điều hòa, quạt thông gió... cho Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (HUCE).
FPT xuất hiện trên áo đấu câu lạc bộ bóng đá Chelsea
Tập đoàn FPT đã chính thức trở thành đối tác công nghệ của câu lạc bộ bóng đá Chelsea, đánh dấu bước tiến lớn trong chiến lược toàn cầu hóa.
'Phát sốt' với 2 dòng căn hộ siêu sang tại dự án Sun Group bên sông Hàn, Đà Nẵng
Sở hữu bất động sản hạng sang ngày càng trở thành xu hướng của giới tinh hoa. Minh chứng là những căn hộ hạng sang tại tổ hợp đẳng cấp Sun Symphony Residence bên sông Hàn, Đà Nẵng liên tục được “săn lùng”, đặc biệt là loại căn hộ Dual Front và Duplex.
G7 Taxi mua 899 ô tô điện VinFast từ Xanh SM
G7 Taxi sẽ mua 899 chiếc VinFast VF 5 màu trắng nguyên bản để triển khai dịch vụ taxi xanh tại các thành phố lớn từ nay đến hết năm 2025.
Ăn theo sáp nhập tỉnh, đất nền nổi sóng
Trong khi chung cư Hà Nội đang có dấu hiệu hạ nhiệt, phân khúc đất nền lại trở thành điểm nóng với mức độ quan tâm và giá bán tăng vọt
Masan muốn bỏ giới hạn room ngoại
Masan sẽ lấy ý kiến cổ đông để bỏ điều khoản quy định tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại Masan là 49% vốn điều lệ.