Doanh nghiệp phải là trung tâm của cách mạng công nghiệp 4.0

Nguyễn Lê Thứ ba, 05/12/2017 - 15:20

Số doanh nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam đã tăng gần gấp đôi, từ 1.800 năm 2016 lên hơn 3.000 vào năm 2017.

Với 52 triệu người đang sử dụng Internet, đứng thứ 5 châu Á - Thái Bình Dương và 55% dân số sử dụng điện thoại thông minh, Việt Nam đang có một nền tảng vững chắc trong việc nắm bắt cơ hội phát triển kinh tế xã hội từ cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Trong tương lai không xa, người dân sẽ có thể đi tiêm chủng mà không cần sổ y bạ; người nông dân Việt có thể điều khiển hệ thống tưới tiêu bằng chính chiếc điện thoại di động của mình; 

Các con đường sẽ được trang bị hệ thống giám sát và xử lý vi phạm giao thông; trạm thu phí không dừng; bãi đỗ xe thông minh và thành phố thông minh. Xa hơn, dù đang sống ở Hà Nội hay TP.HCM nhưng vẫn có thể trải nghiệm cảm giác du lịch tới Paris, London hay Rome.

Đây là những ví dụ đơn giản về cách công nghệ 4.0 sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc sống của chúng ta trong những năm tới.

Tập đoàn Viettel từng mất 4 năm để hoàn thành mạng 2G, 8 năm cho mạng 3G. Đầu năm nay, sau 6 tháng triển khai, tập đoàn đã bắt đầu tiến hành lắp đặt gần như hoàn thiện mạng lưới 4G trên toàn quốc. Như vậy, sau 12 năm kể từ “cách mạng a-lô”, Viettel là một trong những doanh nghiệp sẵn sàng đón đầu làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam.

Chặng đường dài của Viettel phần nào phản ánh tầm nhìn và chiến lược phát triển dài hạn của Việt Nam trong tiến trình chuyển đổi thành nền kinh tế số. Lật lại quá khứ, đối với 3 cuộc cách mạng công nghiệp trước, Việt Nam hầu như đều bị thế giới bỏ lại rất xa.

Trong những năm qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ, từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Số doanh nghiệp đổi mới sáng tạo tăng gần gấp đôi, từ 1.800 năm 2016 lên hơn 3.000 vào năm 2017, cùng với khoảng 40 quỹ đầu tư quốc tế đã tham gia vào thị trường Việt Nam. 

Các doanh nghiệp đã tích cực huy động nguồn lực tài chính, đầu tư vào khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Một số doanh nghiệp Việt Nam đã rất thành công trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, phần mềm, ứng dụng công nghệ số như tập đoàn FPT.

Đặc biệt, tập đoàn Viettel đã được xếp hạng top 5 thương hiệu viễn thông hiệu quả nhất ASEAN, top 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới với giá trị thương hiệu đạt ngưỡng 1 tỷ USD.

Tại hội thảo SMART INDUSTRY WORLD 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định rằng: "Cách mạng công nghệ 4.0 là cơ hội để thực hiện khát vọng phồn vinh của dân tộc. Tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng này là yếu tố then chốt, quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".

Việt Nam và cách mạng công nghiệp 4.0
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội thảo và triển lãm Smart Industry World 2017.

Ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư trung ương Đảng, Trưởng ban kinh tế trung ương nhấn mạnh: "Với đặc điểm quan trọng nhất của Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 là sự 'kết nối' trên nền tảng đổi mới sáng tạo, để đạt được thành công, chiến lược tổng thể ứng phó của Việt Nam đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phải đảm bảo sự đồng bộ, hiệu quả với quyết tâm và nỗ lực cao nhất, vượt qua được những tư duy và cách làm cũ trước đây. Đồng thời, cần đặt doanh nghiệp vào vị trí trung tâm của chiến lược này".

Trong bản báo cáo 'Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4', ông Phạm Đại Dương, Thứ trưởng Bộ khoa học và công nghệ nhận định sự tiếp cận của Việt Nam trong thời gian qua còn rời rạc, thiếu kết nối. 

Trong khi đó, ông cho biết nhiều quốc gia hiện đều có những chiến lược tiếp cận cách mạng 4.0 với quy mô và quyết tâm cao. Các nước này đều gia tăng mức đầu tư của Chính phủ vào nghiên cứu và phát triển. Thái Lan hiện đang đầu tư khoảng 0,6% GDP vào lĩnh vực này - tương đương Việt Nam, nhưng đang có kế hoạch tăng lên khoảng 4% GDP.

Các khách mời tham dự hội thảo cho rằng Nhà nước cần chủ động hơn trong việc phối hợp với các doanh nghiệp, đặt doanh nghiệp làm trung tâm trong xây dựng các chính sách hướng tới thúc đẩy cách mạng 4.0 tại Việt Nam. 

Đặc biệt là các chính sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp chuyển đổi số hóa, chuyển giao và đổi mới công nghệ.

Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần tích cực, chủ động hơn trong việc chia sẻ với Chính phủ về nguồn lực để phát triển hạ tầng, tiềm lực khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo quốc gia, có chính sách đào tạo lao động để đáp ứng với những sự thay đổi trong tương lai.

Bên lề hội thảo, triển lãm SMART INDUSTRY WORLD được tổ chức sẽ góp phần kết nối khách tham quan với các nhà cung cấp giải pháp công nghệ và các doanh nghiệp tiên phong trong triển khai công nghiệp thông minh, với hơn 50 gian hàng đến từ các đơn vị công nghệ, công nghiệp, sản xuất hàng đầu tại Việt Nam và trên thế giới như Đức, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản. Pháp, Israel, Trung Quốc, Ấn Độ…

Một số công nghệ nổi bật tại triển lãm:

Cùng doanh nghiệp Việt 'đón sóng' công nghệ 4.0 1
Giải pháp số hóa công nghiệp và robotics từ ABB
Cùng doanh nghiệp Việt 'đón sóng' công nghệ 4.0 2
Trí tuệ nhân tạo từ FPT
Cùng doanh nghiệp Việt 'đón sóng' công nghệ 4.0 3
Nông nghiệp thông minh từ TH, Hachi
Cùng doanh nghiệp Việt 'đón sóng' công nghệ 4.0 5
Người dùng trải nghiệm công nghệ thực tế ảo của Samsung

Lần đầu tiên Hội thảo & Triển lãm quốc tế về Phát triển Công nghiệp thông minh - SMART INDUSTRY WORLD 2017 được tổ chức tại Việt Nam, hướng tới giới thiệu và thảo luận những giải pháp công nghệ mới nhất của Cách mạng Công nghiệp 4.0, đồng thời đề xuất những định hướng triển khai ứng dụng công nghệ hiệu quả nhất nhằm phát triển công nghiệp thông minh tại Việt Nam.
Với chủ đề: "Định hình và phát triển nền sản xuất công nghiệp thông minh trong tương lai", SMART INDUSTRY WORLD 2017 bao gồm Triển lãm Công nghiệp thông minh, 04 phiên hội thảo và các hoạt động kết nối doanh nghiệp diễn ra từ ngày 4-5/12 tại Hà Nội.
Triển lãm có sự góp mặt của rất nhiều đơn vị với những sản phẩm công nghệ hữu ích, bao gồm:
- Giải pháp nhà máy thông minh, quản lý năng lượng thông minh từ Siemens
- Công nghệ năng lượng mới từ Schneider Electrics
- Ứng dụng công nghệ 3D trong sản xuất với AIE
- Công nghệ robot phẫu thuật và công nghệ y tế
- Mô hình sản xuất ô tô từ Vinfast
- Công nghệ thanh toán phi tiếp xúc, công nghệ thẻ thông minh và các ứng dụng thông minh trong tài chính ngân hàng từ BIDV, Vietcombank, Vietinbank, MB Bank, Napas, MK Smart...
- Mô hình IoT và hệ sinh thái đô thị thông minh từ VNPT, Viettel, Mobifone...
- Công nghệ giám sát giao thông thông minh, trung tâm dữ liệu thế hệ mới từ Dell EMC…

Đằng sau cuộc chơi 'xe ôm 4.0' của Mai Linh

Đằng sau cuộc chơi 'xe ôm 4.0' của Mai Linh

Tiêu điểm -  6 năm

Sau một tháng thử nghiệm, Tập đoàn Mai Linh chính thức khai trương dịch vụ xe ôm công nghệ vào sáng 20/11. Sự nhập cuộc của Mai Linh sẽ không dừng lại ở sự cạnh tranh đơn thuần về dịch vụ xe ôm của người Việt mà hướng đến một 'hệ sinh thái 4.0' trong đi lại, vận chuyển, cung cấp dịch vụ.

Tương lai của việc làm thời 4.0

Tương lai của việc làm thời 4.0

Diễn đàn quản trị -  6 năm

TheLEADER phỏng vấn ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch TBS, một trong 4 đại diện của Việt Nam tham dự APEC CEO Summit 2017.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  5 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  6 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  8 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  9 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  10 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  11 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".