Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội đến 6h ngày 23/8

Nhật Hạ Thứ sáu, 06/08/2021 - 17:28

Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch theo Chỉ thị 17, triển khai thực chất, chặt chẽ hơn việc giãn cách xã hội theo nguyên tắc người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình trong hai tuần tới.

Đánh giá 14 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 vừa qua, Chủ tịch TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, bước đầu thành phố đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố và các địa phương trên cả nước vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường. Số ca mắc trong cộng đồng vẫn cao và chưa rõ nguồn lây, nhiều ca không có biểu hiện dịch tễ.

Một số chính quyền cơ sở còn lúng túng, chưa chủ động, chưa quyết liệt và thiếu sáng tạo, nhất là việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc chưa thực chất, chưa hiệu quả.

Một số cơ quan, tổ chức, cá nhân còn lơ là, chủ quan, chưa chấp hành nghiêm yêu cầu giãn cách xã hội, vẫn còn tình trạng đông người đi lại trên đường, tại các chợ, siêu thị... ảnh hưởng đến kết quả phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố, nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất lớn khi chủng vi rút Delta có tốc độ lây nhiễm rất cao, nhanh và nguy hiểm.

Do đó, Chủ tịch TP. Hà Nội vừa ban hành công điện về việc tiếp tục thực hiện nghiêm cách ly toàn xã hội đến 6h ngày 23/8 trên toàn thành phố.

Theo đó, các cơ quan trên địa bàn tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo Chỉ thị số 17 ban hành ngày 23/7 của Chủ tịch thành phố; triển khai đảm bảo thực chất, hiệu quả, chắc chắn, chặt chẽ hơn việc giãn cách xã hội theo nguyên tắc người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình, kiên quyết yêu cầu người dân “ai ở đâu thì ở đó” để đảm bảo hiệu quả, khống chế sự lây lan, kiểm soát trong thời gian giãn cách xã hội.

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sử dụng công nghệ thông tin được bố trí làm việc tại nhà. Chỉ những người được phép mới đến làm việc trực tiếp trong trường hợp thật sự cần thiết.

“Công tác phòng chống dịch phải thực hiện từ gốc, bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền cần có sự tự giác, chấp hành, ủng hộ của người dân và cộng đồng xã hội, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt là giãn cách cách ly xã hội”, lãnh đạo thành phố nhấn mạnh.

Chính quyền cơ sở cần chủ động linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện, yêu cầu thực tế của từng địa phương.

Tại các khu vực không có dịch – ‘vùng xanh’, bên cạnh việc chấp hành nghiêm các biện pháp phòng dịch, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết, người dân cũng nên tham gia thành lập các khu vực tự quản, thành lập “Chốt bảo vệ vùng xanh (vùng không có dịch)” do chính khu dân cư, tổ dân phố lập nên.

Chính quyền cơ sở tại ‘vùng xanh’ cần thường xuyên tuyên truyền, kiểm soát việc thực hiện nghiêm các biện pháp giãn cách xã hội, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, sẵn sàng trong mọi tình huống phát sinh.

Hoàng Mai là quận đầu tiên lập gần 400 chốt "vùng xanh" tại 14 phường để ngăn dịch xâm nhập vào khu dân cư. Trực chốt chủ yếu là thanh niên, dân phòng trên địa bàn. Người dân ra ngoài phải có giấy, người lạ không được vào trong. Hàng hóa giao nhận tại một điểm, được khử khuẩn.

Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội đến ngày 22/8
Lãnh đạo thành phố cũng quyết tâm bảo vệ 'vùng xanh'.

Tại các khu vực có nguy cơ ‘vùng da cam’, gồm các nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ quan, đơn vị, chợ, siêu thị, bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, chính quyền cơ sở cần phê duyệt phương án phòng chống dịch, chỉ cho hoạt động khi đảm bảo các quy định phòng chống dịch; thường xuyên kiểm tra, giám sát.

Mỗi cán bộ, công chức, người lao động, người dân nghiêm túc chấp hành việc khai báo y tế bằng mã QR Code khi đến làm việc, lao động hoặc mua sắm.

Còn tại khu vực phong tỏa hoặc khu cách ly – ‘vùng đỏ’, Chính quyền cơ sở quyết định các biện pháp phong tỏa hoặc cách ly y tế với diện tích phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh và nguy cơ; chủ động quyết định các biện pháp cao hơn đảm bảo không để dịch bệnh lây lan trong khu vực và kiểm soát, khống chế trong thời gian ngắn nhất. Người dân trong khu vực chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của chính quyền cơ sở.

Sở Y tế cần rà soát lại năng lực xét nghiệm của thành phố, huy động tối đa khả năng phối hợp giữa các cơ sở xét nghiệm đảm bảo năng lực đáp ứng các cấp độ, kịch bản, diễn biến dịch bệnh của Thành phố; triển khai nhanh, hiệu quả các nền tảng công nghệ hỗ trợ truy vết, xét nghiệm; hoàn thành triển khai giải pháp công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc liên thông toàn bộ kết quả xét nghiệm các cấp, các khu vực.

Cơ quan y tế và chính quyền cơ sở chủ động thực hiện việc xét nghiệm nhanh kháng nguyên theo tình hình, mức độ dịch bệnh; linh hoạt trong từng tình huống đảm bảo đạt kết quả sàng lọc nhanh nhất, tranh thủ từng ngày, từng giờ, tránh bỏ sót nguy cơ lây nhiễm, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Bên cạnh đó, chuẩn bị sẵn sàng các phương án cao nhất có thể cho điều trị, đảm bảo đầy đủ oxy, máy thở, giường cấp cứu, các điều kiện cần thiết khác trong thời gian sớm nhất; hoàn thành đưa vào sử dụng kịp thời các cơ sở thu dung, điều trị tháp nhiều tầng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đặc biệt lưu ý phân biệt những người nhiễm không có triệu chứng với những người có triệu chứng (bệnh nhân) để tổ chức quản lý, theo dõi, trợ giúp y tế phù hợp, giảm tỷ lệ người chưa có triệu chứng diễn biến thành có triệu chứng; chủ động nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế, kể cả huy động nguồn lực y tế của các ngành và tư nhân.

Các đơn vị của thành phố khẩn trương lập danh mục các trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch và tổ chức mua sắm đảm bảo quy định, tiến độ và yêu cầu phòng chống dịch theo các mức độ, nguy cơ và tình hình dịch bệnh của Thành phố.

Rà soát và trưng dụng các khu nhà ở, cơ sở giáo dục, công trình xây dựng… đủ điều kiện để làm cơ sở thu dung người nhiễm COVID-19 (không triệu chứng) với công suất chuẩn bị 30.000 giường và tiếp tục rà soát để có thể nâng công suất lên 50.000 giường khi cần thiết.

Thành phố tổ chức tiêm vắc-xin nhanh, an toàn, hiệu quả; sử dụng phần mềm tiêm chủng, hướng dẫn người dân chủ động chuẩn bị, khai các thông tin đầy đủ trước khi đi tiêm; hướng dẫn những trường hợp đã có hồ sơ khám sức khỏe định kỳ, người không có bệnh nền, ký cam kết để giảm thời gian sàng lọc.

Ông Ngọc Anh đề nghị đẩy mạnh và phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của hệ thống chính trị cơ sở trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là tại từng tổ dân phố, khu dân cư,...

Chính quyền các các cấp, các ngành được yêu cầu chủ động các phương án tổ chức thực hiện để bảo đảm không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa của thành phố, mất ổn định thị trường, thực hiện tốt các biện pháp bình ổn giá, không để xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá, đầu cơ găm hàng, hàng giả, hàng kém chất lượng, gây hoang mang trong dư luận; đảm bảo an toàn lưu thông và cung ứng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu cho mọi người dân, đặc biệt các khu vực cách ly, phong tỏa, bảo đảm không để bất kỳ ai bị thiếu ăn, thiếu mặc; đồng thời đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế, sức khỏe, tinh thần cho người dân ở mọi lúc, mọi nơi khi cần thiết, đảm bảo công tác an sinh xã hội, an ninh, trật tự trên địa bàn.

Theo số liệu của Sở Y tế Hà Nội, sáng ngày 6/8, thành phố ghi nhận thêm 61 ca nhiễm Covid-19, trong đó 29 ca ngoài cộng đồng và 32 ca tại khu cách ly.

Do đó, số ca mắc trong đợt dịch thứ 4 nâng lên 1.599 ca, trong đó số ca ghi nhận ngoài cộng đồng là 953 và số ca đã được cách ly là 646.

Nhiều chợ đầu mối ở Hà Nội ‘dính’ Covid-19

Nhiều chợ đầu mối ở Hà Nội ‘dính’ Covid-19

Tiêu điểm -  3 năm
Chợ đầu mối phía Nam (hay còn gọi là chợ Đền Lừ), chợ đầu mối Minh Khai, chợ Phùng Khoang, Long Biên, Tam Hiệp... đều đã có liên quan tới trường hợp nhiễm Covid-19.
Nhiều chợ đầu mối ở Hà Nội ‘dính’ Covid-19

Nhiều chợ đầu mối ở Hà Nội ‘dính’ Covid-19

Tiêu điểm -  3 năm
Chợ đầu mối phía Nam (hay còn gọi là chợ Đền Lừ), chợ đầu mối Minh Khai, chợ Phùng Khoang, Long Biên, Tam Hiệp... đều đã có liên quan tới trường hợp nhiễm Covid-19.
Siêu thị 0 đồng giữa đại dịch ở Hà Nội

Siêu thị 0 đồng giữa đại dịch ở Hà Nội

Ống kính -  3 năm

Hơn 60 mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu như gạo, dầu ăn, thực phẩm khô, đồ tươi sống, gia vị, rau củ quả… được sắp xếp gọn gàng trên từng kệ để dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn.

Nhiều chợ đầu mối ở Hà Nội ‘dính’ Covid-19

Nhiều chợ đầu mối ở Hà Nội ‘dính’ Covid-19

Tiêu điểm -  3 năm

Chợ đầu mối phía Nam (hay còn gọi là chợ Đền Lừ), chợ đầu mối Minh Khai, chợ Phùng Khoang, Long Biên, Tam Hiệp... đều đã có liên quan tới trường hợp nhiễm Covid-19.

Bài toán kinh doanh của nhà máy điện rác 7.100 tỷ đồng tại Hà Nội

Bài toán kinh doanh của nhà máy điện rác 7.100 tỷ đồng tại Hà Nội

Tiêu điểm -  3 năm

Hà Nội vừa có yêu cầu cụ thể về tiến độ cho dự án nhà máy điện rác Sóc Sơn trị giá hơn 7.100 tỷ đồng.

Khó khăn trong triển khai quy hoạch đô thị vệ tinh Thủ đô Hà Nội

Khó khăn trong triển khai quy hoạch đô thị vệ tinh Thủ đô Hà Nội

Tiêu điểm -  3 năm

Sau nhiều năm chủ trương, 5 khu đô thị vệ tinh của thành phố Hà Nội vẫn chưa được hình thành, trong khi khu vực nội đô đã quá tải.

100 năm báo chí cách mạng Việt Nam: Chuyển mình trong kỷ nguyên mới

100 năm báo chí cách mạng Việt Nam: Chuyển mình trong kỷ nguyên mới

Tiêu điểm -  6 giờ

Đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới, đòi hỏi báo chí cũng phải vươn lên, tự làm mới mình, theo kịp dòng chảy của cuộc sống, thời đại.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tiếp tục dựa vào vốn ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro hệ thống

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tiếp tục dựa vào vốn ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro hệ thống

Tiêu điểm -  10 giờ

Dư nợ tín dụng đến cuối năm 2024 đã đạt mức 134% GDP. Việc phụ thuộc lớn vào vốn tín dụng ngân hàng tiềm ẩn rủi ro hệ thống, có thể gây hệ lụy cho nền kinh tế.

Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025

Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025

Tiêu điểm -  11 giờ

Sáng 19/6, tại Hà Nội, Hội Báo toàn quốc 2025 với chủ đề Báo chí Việt Nam: Trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chính thức được khai mạc.

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính về việc bỏ thuế khoán

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính về việc bỏ thuế khoán

Tiêu điểm -  12 giờ

Từ 2026, thuế khoán sẽ bị bãi bỏ, hàng triệu hộ kinh doanh loay hoay chuẩn bị, trong khi Bộ Tài chính khẳng định hỗ trợ toàn diện.

Người bán hàng rong không phải dùng hóa đơn điện tử

Người bán hàng rong không phải dùng hóa đơn điện tử

Tiêu điểm -  13 giờ

Hóa đơn điện tử, máy tính tiền được kết nối dữ liệu với cơ quan thuế sẽ chỉ áp dụng cho những hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.

Sun Group được chấp thuận đầu tư mở rộng sân bay Phú Quốc

Sun Group được chấp thuận đầu tư mở rộng sân bay Phú Quốc

Doanh nghiệp -  6 giờ

Nguồn vốn đầu tư cho dự án gần 22.000 tỷ đồng, được thực hiện trong 2 giai đoạn, kéo dài tới năm 2030. Trước đó, Sun Group cũng thành lập hãng hàng không Sun PhuQuoc Airways, kết nối Phú Quốc với các trung tâm kinh tế, du lịch lớn trong nước.

100 năm báo chí cách mạng Việt Nam: Chuyển mình trong kỷ nguyên mới

100 năm báo chí cách mạng Việt Nam: Chuyển mình trong kỷ nguyên mới

Tiêu điểm -  6 giờ

Đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới, đòi hỏi báo chí cũng phải vươn lên, tự làm mới mình, theo kịp dòng chảy của cuộc sống, thời đại.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tiếp tục dựa vào vốn ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro hệ thống

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tiếp tục dựa vào vốn ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro hệ thống

Tiêu điểm -  10 giờ

Dư nợ tín dụng đến cuối năm 2024 đã đạt mức 134% GDP. Việc phụ thuộc lớn vào vốn tín dụng ngân hàng tiềm ẩn rủi ro hệ thống, có thể gây hệ lụy cho nền kinh tế.

Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025

Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025

Tiêu điểm -  11 giờ

Sáng 19/6, tại Hà Nội, Hội Báo toàn quốc 2025 với chủ đề Báo chí Việt Nam: Trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chính thức được khai mạc.

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính về việc bỏ thuế khoán

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính về việc bỏ thuế khoán

Tiêu điểm -  12 giờ

Từ 2026, thuế khoán sẽ bị bãi bỏ, hàng triệu hộ kinh doanh loay hoay chuẩn bị, trong khi Bộ Tài chính khẳng định hỗ trợ toàn diện.

13 năm liền được chọn mua nhiều nhất: Vinamilk có gì đặc biệt?

13 năm liền được chọn mua nhiều nhất: Vinamilk có gì đặc biệt?

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

13 năm qua, thương hiệu Vinamilk là cái tên dẫn đầu danh sách được chọn mua nhiều nhất ngành sữa và FMCG, theo báo cáo từ Kantar Việt Nam.

Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn

Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn

Phát triển bền vững -  13 giờ

Thiếu vắng lãnh đạo và lao động nữ cản trở doanh nghiệp Việt dẫn đầu kinh tế xanh, làm giảm sức cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư xanh.