Tiêu điểm
Hai bệ đỡ của của thị trường bán lẻ trong đại dịch
Sự tham gia của các thương hiệu ngoại cùng với tăng trưởng thương mại điện tử đã trở thành bệ đỡ cho khu vực bán lẻ phát triển trong bối cảnh đầy thách thức do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Ngành bán lẻ tăng trưởng khả quan trong dịch bệnh
Mặc dù chưa quay lại mức tăng trưởng tích cực của năm 2019 song, số liệu từ Tổng cục thống kê và các địa phương cho thấy, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong quý I/2021 đang trên đà hồi phục rất tốt so với năm ngoái.
Theo các chuyên gia Savills, trong 3 tháng đầu năm 2021, dù đối diện với áp lực từ dịch bệnh, với tổng doanh thu bán lẻ tăng, nguồn cung và giá thuê trung bình ổn định theo quý, các chỉ số của thị trường bán lẻ vẫn cho thấy nhiều dấu hiệu khả quan.
Cụ thể, do ảnh hưởng của dịch bệnh, thị trường bán lẻ ghi nhận không có nguồn cung mới trong quý I/2021 và duy trì ở mức 1,5 triệu m2, không thay đổi so với quý trước. Nguồn cung tương lai tăng trưởng chậm dưới sức ép của Covid-19 cùng với việc đóng cửa của các cửa hàng. Trong số 11 dự án đã hoàn thành với 159.000m2, chỉ 3 trên tổng số 11 dự án trên dự kiến sẽ đưa vào hoạt động trong năm 2021.
Trong khi đó, công suất của các khu thương mại tiếp tục giảm. Tính đến hết quý I/2021, công suất trung bình đạt 93%, giảm 1% theo quý và 2 điểm phần trăm theo năm. Các trung tâm mua sắm tại khu vực ngoài trung tâm cũng chứng kiến công suất giảm 1% theo quý.
Nguyên nhân của thực trạng này là do các hợp đồng hết hạn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách mới. Tuy nhiên, khu vực trung tâm có tình hình hoạt động khả quan hơn, các diện tích trống nhanh chóng tìm được khách thuê và hầu hết các trung tâm mua sắm đã được lấp đầy.
Giá chào thuê ổn định theo quý, duy trì ở mức 50 USD/m2/tháng. Công suất cho thuê cao khiến giá thuê gần như không thay đổi, hoặc chỉ tăng nhẹ khoảng 2% theo năm nhờ một số dự án có giá thuê cao đã hoạt động trở lại như Parkson Saigon Tourist Plaza và Mê Linh Point.
Trong bối cảnh hoạt động bán lẻ tại khu vực ngoài trung tâm đang gặp khó khăn, các chủ nhà đã chủ động tìm cách hỗ trợ khách thuê như ưu đãi miễn phí tiền thuê trong suốt giai đoạn thi công hoặc áp dụng chiết khấu lên đến 40% trong 2-3 tháng đầu tiên đối với các giao dịch mới.
Theo bà Từ Thị Hồng An, Giám đốc cho thuê thương mại Savills Việt Nam nhận định, trong thời gian vừa qua, những ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 đã gây ra khá nhiều khó khăn cho thị trường bất động sản, đặc biệt là các đơn vị bán lẻ.
Thị trường đã chứng kiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, trả mặt bằng, hoặc thu hẹp mô hình kinh doanh. Song, theo bà An đánh giá, đây là một quy luật đào thải tự nhiên của thị trường.
Các thương hiệu ngoại thúc đẩy sự gia tăng của thị trường bán lẻ
Bên cạnh những khó khăn, phân khúc bán lẻ thời điểm hiện tại đã và đang đón nhận nhiều nguồn đầu tư ngoại khi ghi nhận nhiều giao dịch mở mới một số thương hiệu theo chuỗi thuộc về ngành hàng ăn uống, thời trang và phụ kiện. Đều này cho thấy các thương hiệu quốc tế vẫn nhìn thấy tiềm năng tại thị trường Việt Nam.
Cụ thể, tại TP. HCM đầu tháng 3 vừa qua, thương hiệu Uniqlo đã khai trương thêm cửa hàng thứ tư, rộng hơn 2.000 m2 tại Vạn Hạnh Mall (Quận 10) và Decathlon cũng vừa mở thêm cửa hàng thứ hai tại Mega Mall Thảo Điền (TP.Thủ Đức).
Ngoài ra, các thương hiệu quốc tế từ trung đến cao cấp như Balenciaga, Tiffany & Co cũng đang có kế hoạch thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Làn sóng mở rộng của các thương hiệu ngoại cũng đang tạo ra những điểm sáng cho ngành bán lẻ.
Tại các trung tâm thương mại, xu hướng khách thuê chủ chốt là thời trang và phụ kiện sẽ tiếp tục trong giai đoạn tới ở khu vực ngoài trung tâm thành phố. Ngoài ra, nhóm ngành hàng ăn uống, cửa hàng tiện lợi được dự đoán sẽ tiếp tục được mở rộng thêm theo hướng phát triển tại các khu vực đông dân cư.
Bà An cũng chia sẻ thêm: “Các chỉ số bán lẻ phản ứng trái ngược với tình hình Covid. Tổng doanh thu bán lẻ vẫn tiếp tục gia tăng khi mà thương mại điện tử và các nhãn hàng quốc tế thâm nhập thị trường. Tuy nhiên, ngành hàng ăn uống và khu vực ngoài trung tâm vẫn đang gặp nhiều khó khăn”.
Theo Cục thống kê TP. HCM, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong quý I/2021 đạt khoảng 12 tỷ USD, tăng 6% theo năm, trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa chiếm 56% và tăng 12% theo năm.
Doanh thu bán lẻ các mặt hàng chủ lực như lương thực, thực phẩm, hàng may mặc, dụng cụ thiết bị gia đình và ô tô các loại đều gia tăng đồng loạt ở tầm 10% so với cùng kỳ. Theo các chuyên gia, việc TP.HCM kiểm soát được dịch tốt đã góp phần ổn định thị trường và tạo động lực thúc đẩy cho ngành bán lẻ tại địa phương.
Bên cạnh đó, sự gia tăng của thương mại điện tử sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường bán lẻ. Theo Kế hoạch tổng thể quốc gia về phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021 – 2025, đến năm 2025, sẽ có tới 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến. Cơ quan Thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam (iDEA) báo cáo 53% đã mua sắm trực tuyến vào năm 2020. Doanh thu bán lẻ dự báo vẫn lạc quan.
Theo Trading Economics, doanh số bán lẻ dự báo tăng 11% trong năm 2021, vượt xa với các nước Đông Nam Á khác. Năm 2021, chi tiêu hộ gia đình Việt Nam dự kiến tăng 9,6% theo năm, tăng so với mức dự báo 0,5% năm 2020, theo Fitch Solutions. Các danh mục chi tiêu của người tiêu dùng dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trở lại trong 2021.
Bán lẻ trực tuyến thăng hoa nhờ Covid-19
Bán lẻ trực tuyến thăng hoa nhờ Covid-19
Những doanh nghiệp chuyển phát hàng đầu có mức tăng trưởng bưu gửi từ 30 - 60% giữa bối cảnh bán lẻ trực tuyến sôi động.
Đại gia bán lẻ Thái Lan rót 1,1 tỷ USD vào Việt Nam
Tập đoàn bán lẻ Thái Lan Central Retail (CRC) tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam với số vốn đầu tư lên tới 35 tỷ baht (khoảng 1,1 tỷ USD).
FPT Retail chiếm ngôi đầu thị phần bán lẻ laptop chơi game
Năm 2020, FPT Shop bán ra hơn 20.000 laptop gaming và đang chiếm hơn 30% thị phần bán lẻ laptop gaming, là hệ thống bán lẻ dẫn đầu thị trường laptop gaming hiện nay.
Ông lớn bán lẻ dồn lực cho ngành hàng laptop
Trong khi ngành hàng điện thoại bão hòa, ngành hàng laptop lại "thăng hoa" là bởi các doanh nghiệp hiện ưu tiên cho nhân sự làm việc tại nhà nhiều hơn do diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Laptop nghiễm nhiên trở thành công cụ không thể thiếu.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.