Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn bán lẻ Thái Lan Central Retail (CRC) tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam với số vốn đầu tư lên tới 35 tỷ baht (khoảng 1,1 tỷ USD).
Thông tin trên được tiết lộ bởi ông Yol Phokasub, Giám đốc điều hành của CRC. Theo đó, gói đầu tư tỷ đô sẽ được sử dụng để thực hiện tham vọng phủ sóng khắp 55 tỉnh thành trên toàn đất nước Việt Nam, bên cạnh việc phát triển nền tảng đa kênh.
Quyết định đầu tư này nằm trong lộ trình chiến lược 5 năm của CRC tại Việt Nam, với trọng tâm mở rộng khả năng thâm nhập đa lĩnh vực tại tất cả các cụm trung tâm thành phố, khu vực ngoại ô và vùng nông thôn, bên cạnh việc nâng cao thương hiệu trong ngành hàng thực phẩm để tạo nền tảng xây dựng thương hiệu trong các ngành hàng bán lẻ khác.
Bên cạnh đó, tập đoàn cũng hướng tới phát triển dịch vụ đa kênh thông qua mở rộng hoạt động trên các kênh bán hàng trực tuyến, sàn thương mại điện tử, hợp tác với những ứng dụng đặt hàng, bán hàng qua mạng xã hội, qua điện thoại và dịch vụ “Click and drive”.
“Trong suốt 9 năm hoạt động tại Việt Nam, thực phẩm là ngành hàng trọng yếu, đóng góp gần 70% doanh thu của CRC. Tập đoàn đặt mục tiêu nâng cao lĩnh vực bán lẻ của Việt Nam cũng như phát triển hệ sinh thái dịch vụ như một “nền tảng thực phẩm và phong cách”. Bên cạnh đó, CRC sẽ tiếp tục thực hiện phương thức kinh doanh hợp lý, linh hoạt và thực hiện tầm nhìn đóng góp vào sự thịnh vượng của đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân”, ông Phokasub cho biết.
Theo đại diện tập đoàn, thị trường Việt Nam đang trở nên vô cùng hấp dẫn bởi mức độ ổn định cùng sức chống chịu cao trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Năm 2020, Việt Nam tăng trưởng 2,91% trong hầu như toàn thế giới rơi vào suy thoái. Lĩnh vực dịch vụ đạt mức tăng trưởng 2,34% và hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định vào năm 2021. Việt Nam cũng là thị trường đóng góp doanh thu lớn thứ 2 cho tập đoàn, chỉ đứng sau Thái Lan.
CRC được biết đến là chủ sở hữu chuỗi siêu thị Big C kể từ năm 2016, sau khi tiếp quản từ tay tập đoàn Casino đến từ Pháp. Tính đến thời điểm hiện tại, hệ thống Big C có 37 trung tâm thương mại và 230 cửa hàng tại 39 tỉnh thành, phục vụ trung bình 175 nghìn lượt khách hàng mỗi ngày.
Năm 2020, CRC mở thêm 5 chi nhánh dưới tên GO!, bao gồm 4 trung tâm thương mại và 1 siêu thị mini. Năm 2021, CRC tiếp tục mở mới hệ thống GO!, đồng thời chuyển đổi 7 siêu thị Big C thành siêu thị Tops Market. Lý giải những cái tên mới, đại diện tập đoàn cho biết đây là bước chuyển mình để tái định vị thương hiệu, nâng cao chất lượng dịch vụ nhưng vẫn đảm bảo tiêu chí giá thấp cho người tiêu dùng.
Năm 2019, CRC cũng chính thức sở hữu chuỗi siêu thị điện máy Nguyễn Kim sau khi mua lại 51% Công ty cổ phần NKT thông qua một công ty trung gian.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.