Khởi nghiệp
Hai quỹ ngoại rót 1,3 triệu USD vào startup công nghệ Base.vn
CEO Base.vn cho biết, thương vụ này sẽ đánh dấu khoản đầu tư lớn nhất từ trước tới nay vào một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ B2B tại Việt Nam.
Trong thông báo mới nhất, startup Base.vn của CEO Phạm Kim Hùng vừa công bố hoàn thành vòng gọi vốn thứ 2 với số tiền 1,3 triệu USD từ 2 quỹ ngoại là Alpha JWC Ventures và Beenext.
Alpha JWC Ventures là quỹ đầu tư được thành lập tại Indonesia, có thế mạnh về mảng Fintech (công nghệ tài chính) và tiêu dùng bền vững. Đây là quỹ đầu tư mạo hiểm giữ vai trò tiên phong trong nước và khu vực, có uy tín tại thị trường Mỹ và Trung Quốc.
Beenext là quỹ đầu tư mạo hiểm thành lập năm 2015 tại Singapore, chuyên đầu tư cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ tại Đông Nam Á, Nhật Bản, Ấn Độ và Mỹ. Quỹ này đã đầu tư vào dự án thương mại điện tử Sendo của Việt Nam.
Với việc gọi vốn lên tới 1,3 triệu USD, ông Hùng cho biết, thương vụ này sẽ đánh dấu khoản đầu tư lớn nhất từ trước tới nay vào một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ B2B tại Việt Nam.
Theo CEO này, khoản đầu tư sẽ được Base.vn tập trung toàn lực vào việc xây dựng và hoàn thiện sản phẩm, nhằm gia tăng trải nghiệm cho khách hàng. Theo ông Hùng, Base.vn ra đời không phải để giải quyết một bài toán riêng lẻ nào mà doanh nghiệp đang gặp phải.
Thay vào đó, startup này nhìn nhận một bức tranh mà mọi doanh nghiệp đều sẽ phải đối mặt trong tiến trình mở rộng và phát triển của mình, đó là nhu cầu về sự thống nhất, xuyên suốt giữa các bộ phận, phòng ban và sự đồng bộ về mặt dữ liệu.
"Hình dung về tương lai 5 năm nữa, khi các doanh nghiệp được quản trị và vận hành tối ưu nhờ vào công nghệ, chính là cách chúng tôi tư duy khi xây dựng các sản phẩm B2B. Chúng tôi còn một chặng đường dài để đi, và đây mới chỉ là sự khởi đầu", ông Phạm Kim Hùng chia sẻ.

Theo CEO Base.vn, việc xây dựng phần mềm trong doanh nghiệp là một bài toán vô cùng phức tạp. Công việc này đòi hỏi sự hiểu biết sâu sát về các nghiệp vụ doanh nghiệp, nhưng đồng thời cũng phải quan tâm đến trải nghiệm của người dùng cuối là những người trực tiếp sử dụng phần mềm hàng ngày.
Điều này trở thành rào cản trong việc tiếp cận công nghệ của các doanh nghiệp: con số sử dụng phần mềm chỉ ở mức 5% tại Việt Nam, thấp hơn hàng chục lần so với thế giới.
Cùng với sự phát triển của công nghệ đám mây, phần mềm doanh nghiệp đã có sự chuyển dịch. Các sản phẩm đi từ hình thức cài đặt máy tính (SaaP - Software as a Product) được chuyển lên nền tảng đám mây (SaaS - Software as a Service), hình thức mà đến nay được sử dụng bởi hơn 70% doanh nghiệp trên thế giới ở mọi quy mô.
So với SaaP, SaaS vượt trội hơn hẳn ở 4 điểm: người dùng truy cập được ở mọi nơi, mọi thiết bị; có thể nâng cấp linh hoạt theo sự nhu cầu của doanh nghiệp; người dùng cộng tác với nhau trên cùng một môi trường và quy trình triển khai dễ dàng nhanh chóng.
"Bản thân trong ngành SaaS những năm gần đây cũng đã có sự dịch chuyển. Xuất phát từ nhu cầu giải quyết trọn vẹn từng bài toán chuyên môn, các phần mềm SaaS cũng chuyển hướng từ phần mềm all-in-one (phần mềm tổng thể, một phần mềm xử lý tất cả các bài toán) sang phần mềm chuyên biệt hóa. Đây là một bước tiến đột phá thay thế cho hệ thống ERP cồng kềnh truyền thống", ông Hùng nói.
Trước những xu thế tất yếu đó của thế giới Base.vn ra đời là nền tảng SaaS đầu tiên tại Việt Nam dành cho doanh nghiệp.
“Sự khác biệt của Base đó là từng ứng dụng đều là tốt nhất cho từng chức năng doanh nghiệp, giải quyết trọn vẹn từng bài toán; mỗi ứng dụng được phát triển một cách độc lập nhưng vẫn có thể tự do trao đổi dữ liệu trên một nền tảng chung”, vị CEO khẳng định.
Về phía quỹ đầu tư, ông Chandra Tjan của Alpha JWC Ventures cho rằng, xây dựng sản phẩm công nghệ B2B là một lĩnh vực đầy thách thức. Tuy nhiên, khi nhìn vào những nỗ lực của Base.vn, ông tin tưởng startup này sẽ sớm dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực SaaS B2B tại Việt Nam.
"Base.vn còn có thể đi xa hơn nữa. Sau Indonesia, Singapore và Malaysia, chúng tôi cho rằng, Việt Nam có thể trở thành quốc gia công nghệ lớn tiếp theo trong khu vực, mà Base.vn sẽ đứng ở vị trí tiên phong cho cả cuộc Cách mạng công nghệ đó", đại diện Alpha JWC Ventures nói.
Bắt đầu phát triển từ 2016 và chính thức ra mắt thị trường vào năm 2017, Base.vn là nền tảng Saas (Software as a Service) đầu tiên trong khu vực được xây dựng để thống nhất quá trình quản trị và điều hành doanh nghiệp từ nhân sự, công việc, tài chính đến sales-marketing.
Đến nay, Base đã phục vụ cho hơn 500 doanh nghiệp tại Việt Nam trong đó có nhiều đối tác lớn như VIB, VPBank, ACB, The Coffee House, McDonald’s, VinCommerce,…
Thần đồng toán học Việt Nam được quỹ VIISA và 500 Startups rót vốn
'Tỷ phú gà lạnh' Vũ Mạnh Hùng: Công nghệ 4.0 chính là lời giải cho ngành chăn nuôi Việt Nam
Theo ông Hùng, ‘không có thị trường khó tính, mà quan trọng là sản phẩm của mình có đủ tốt hay không’
Tổ hợp công nghệ giáo dục Topica gọi vốn 50 triệu USD
Đây là một trong những khoản đầu tư vào lĩnh vực công nghệ giáo dục lớn nhất tại Đông Nam Á từ trước đến nay.
Công nghệ không phải là chìa khóa quyết định trong việc tạo ra trải nghiệm khách hàng
Theo nhà sáng lập Cempartner Nguyễn Dương, nếu muốn tạo ra trải nghiệm khách hàng, đừng bắt đầu từ góc nhìn của doanh nghiệp, hãy bắt đầu đánh giá doanh nghiệp từ góc nhìn của khách hàng.
Việt Nam sẽ có Trung tâm Khoa học công nghệ hạt nhân 350 triệu USD
Việc xây dựng Trung tâm Khoa học công nghệ hạt nhân sẽ giúp nâng cao năng lực khoa học công nghệ, tiến tới tự chủ trong vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa nhà máy điện hạt nhân, đảm bảo cho các nhà máy vận hành an toàn, đạt hiệu quả kinh tế.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Chủ tịch CEO Group: 'Đã xuất hiện các điều kiện thuận lợi chưa từng có'
Năm nay CEO Group chuẩn bị mọi nền tảng - chiến lược mới, con người, tài chính, quỹ đất và các nguồn lực cần thiết khác - để bước vào giai đoạn “tiến công” từ năm 2026.
Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ
Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.
Nhà thầu xây dựng tìm 'phao cứu sinh' lợi nhuận từ bất động sản
Tham gia những dự án hạ tầng quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng nhưng Đạt Phương, Vinaconex hay Fecon đều không kỳ vọng lợi nhuận cao. Thay vào đó, đa phần lợi nhuận lại đến từ lĩnh vực bất động sản.
'Vỡ mộng' sang Mỹ, Nhựa An Phát đặt kế hoạch kinh doanh thấp nhất nhiều năm
Xây dựng nhà máy mới để tăng cường xuất khẩu sang Mỹ, song An Phát Bioplastics nay phải thay đổi chiến lược đầu tư và tái cấu trúc nhiều mảng hoạt động.
'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước
Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.