Hải Vân Quan vẫn đáng nhớ

Nguyễn Văn Mỹ, Chủ tịch Lửa Việt Tours - 29/02/2020 08:38 (GMT+7)

Đèo Hải Vân và Hải Vân Quan - Thiên hạ đệ nhất hùng quan phải được đối xử trân trọng và xứng đáng hơn.

Mùa dịch, khó khăn làm quên cả thời gian, thấy thiên hạ cúng hà rầm chẳng biết chuyện gì, hỏi ra, giật mình vì cúng đầu tháng. Có anh chàng lạc quan tếu, nghe lời bạn bè Nam bộ, cúng khác người. Lễ vật gồm mãng cầu, khổ qua và vịt quay. Ai cũng tò mò. Thân tình lắm anh chàng mới giải thích “lễ cúng mang ý nghĩa - Cầu (mãng cầu) - Qua (khổ qua) - Dịch (Vịt, phát âm phương ngữ Nam bộ là Zịch)”. Ồ là la.

Ngày 8 của hành trình, sau khi rời Sơn Trà, đoàn thẳng tiến ra Hải Vân.

Thiên hạ đệ nhất hùng quan

Đèo Hải Vân, còn gọi là đèo Ải Vân (xưa có cửa ải), đèo Mây, cao 496m so với mực nước biển, dài 20 km, cắt ngang núi Bạch Mã thuộc dãy Trường Sơn và nối ra biển, giáp Đà Nẵng phía Nam (28 km) và Thừa Thiên - Huế phía Bắc (90 km). Đèo thuộc địa phận thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.

Hải Vân Quan vẫn đáng nhớ
Đường Nam đèo Hải Vân (từ Đà Nẵng ra).

Là đèo dài nhất phía Nam, đồng hạng thứ 4 với Mã Pí Lèng (Hà Giang), xếp sau anh hai Ô Qui Hồ 50 km (Lai Châu - Lào Cai), anh ba Khau Phạ gần 40km (Yên Bái), anh tư Pha Đin 32 km (Điện Biện). Cùng giống nhau vì thường có mây và sương mù bao phủ, Hải Vân thua xa “tứ đại đỉnh đèo” về chiều cao, nhưng là đèo sát biển. Ngay tên gọi đã khẳng định sự khác biệt.

Theo sử liệu, đèo Hải Vân xưa thuộc hai châu Ô, Rí (vương quốc Champa). Năm 1306, khi vua Chế Mân cắt làm sính lễ cầu hôn công chúa Huyền Trân, Hải Vân trở thành ranh giới giữa hai nước. Từ 1402, dưới triều Hồ Hán Thương, Hải Vân thuộc về Đại Việt, là ranh giới Thuận Hóa và Quảng Nam.

Hải Vân Quan vẫn đáng nhớ 1
Biển Đà Nẵng nhìn từ đèo Hải Vân.

Phía Bắc chân núi giáp vực biển có hang Dơi, tục gọi là bãi Tiêu. Tương truyền xưa có thần sóng, thuyền đi qua thường bị lật chìm, nên người đời truyền tụng "Đường bộ thì sợ Hải Vân. Đường thủy thì sợ sóng thần Hang Dơi". Trong nhiều thế kỷ, đường Cái Quan, còn gọi là đường Thiên Lý, nay là quốc lộ 1, ngang đèo Hải Vân rất ít người dám qua lại, bởi nguy hiểm, thú dữ và kẻ cướp. Văn hóa giữa hai miền Bắc - Nam biệt lập.

Trước năm 1975, đường hẹp, nguy hiểm nên việc qua đèo được điều hành bằng 3 trạm kiểm soát Lăng Cô - đỉnh đèo - Liên Chiểu. Xe từ Lăng Cô hay Liên Chiểu thành đoàn rồi bắt đầu lên đèo cùng lượt. Đến đỉnh, đoàn xe dừng lại ở trạm kiểm soát và xuống đèo cùng lúc cho đến khi qua trạm kiểm soát chân đèo, chỉ một chiều xe. Từ năm 1966, công binh Mỹ mở rộng đường đèo, xe mới chạy được hai chiều.

Hải Vân Quan vẫn đáng nhớ 2
Đường Bắc Hải Vân (từ Huế vào).

Hải Vân Quan chưa bị lãng quên

Sau khi hầm Hải Vân, hầm đường bộ dài nhất ASEAN (6.280m) khánh thành ngày 5/6/2006, du khách ít ai qua đèo Hải Vân. Trên đỉnh đèo có cửa ải Hải Vân Quan cổ kính và hoang phế, xây từ thời nhà Trần (thế kỷ XIII), trùng tu thời Nguyễn. Vua Minh Mạng đã cho khắc danh thắng Hải Vân vào Dụ đỉnh trong Cửu đỉnh ở sân Thái Miếu. Năm 1848, vua Tự Đức cho đắp thêm pháo đài, đặt 7 cỗ thần công để phòng thủ cả núi cao lẫn mặt biển.

Hải Vân Quan vẫn đáng nhớ 3
Hải Vân Quan phía Bắc.

Chúa Nguyễn Hoàng (1558 - 1613) nhận định Hải Vân là “đất yết hầu vùng Thuận Quảng”. Năm 1774, tướng Hoàng Ngũ Phúc đánh chiếm Phú Xuân, cho đắp bờ lũy cao chắn ngay đỉnh đèo Hải Vân gọi là Đỉnh Lũy. Vua Quang Trung (1753 - 1792) chọn núi Hải Vân làm nơi hội quân tiến đánh quân Trịnh ở Phú Xuân vào năm 1786. Năm 1802, khi tiến quân ra Phú Xuân, Nguyễn Ánh sai các tướng lĩnh “đến cửa ải Hải Vân theo chỗ hiểm mà đóng giữ”.

Cửa Nam đề ba chữ "Hải Vân Quan", cửa Bắc ghi "Thiên hạ đệ nhất hùng quan", danh xưng do vua Lê Thánh Tông đề tặng khi dừng chân năm 1470. Bên góc là dòng chữ "Minh Mệnh thất niên cát nhật tạo" (năm 1826). Trước thời Pháp thuộc, cửa ải có 50 lính canh phòng. Sau năm 1885, chỉ còn 5 lính và bỏ hoang từ đầu thế kỷ XX. Từ năm 1945 - 1975, đồn bót được tái lập để kiểm soát nghiêm nhặt. Gánh nặng thời gian và sự vô tâm của con người làm cho công trình ngày càng xuống cấp, nhất là từ khi có hầm đường bộ.

Hải Vân Quan xây bằng gạch vồ theo lối vòm cuốn, giống cửa kinh thành Huế, nhưng không có vọng lâu. Trên cửa là sân thượng để quan sát bốn phía, có bậc thang lên xuống. Tả hữu xếp đá làm tường, trước sau liền nhau, muốn vượt qua ải Hải Vân, phải qua hai lần cửa. Hải Vân quan do Đề đốc Kinh thành quản lí, cửa Bắc thuộc quản hạt phủ Thừa Thiên, cửa Nam thuộc Quảng Nam.

Hải Vân Quan hiện biến đổi nhiều so với ban đầu. Từ năm 1946 - 1975, xây thêm độ cao các cổng nhằm mở rộng tầm kiểm soát. Một vài đoạn tường lũy, hệ thống bậc cấp, đường đi nội bộ… bị triệt giải, hạ thấp độ cao hoặc xây mới lệch khỏi vị trí nguyên gốc. Các ụ súng thần công, Trú sở và Vũ khố bị các dãy nhà binh, nhà trại, kho ngầm, ụ súng... thay thế.

Hải Vân Quan vẫn đáng nhớ 4
Lô cốt kiên cố xây từ thời Pháp thuộc.

Cửa ra vào Thiên hạ đệ nhất hùng quan bị xây bít bằng gạch hiện đại và đất cát bồi lấp dày gần 2m. Đường Thiên lý qua Hải Vân Quan bị san ủi. Người Pháp xây thêm tuyến đường sắt quanh co qua đèo và mấy lô cốt kiên cố, sau này là đồn của lính Mỹ . Từ năm 1947 - 1949, đèo Hải Vân từng xảy ra nhiều trận kịch chiến ác liệt, lính Pháp thương vong nặng nề. Dân gian còn truyền khẩu “Hải Vân cao ngất tầng mây. Giặc đi đến đó bỏ thây không về”.

Sau năm 1975, các công trình trạm Viba, đường điện cao thế, đài kỷ niệm Chiến thắng Đồn Nhất... được xây dựng cùng những công trình do quân đội Pháp, Mỹ để lại đã làm thay đổi hoàn toàn bố cục mặt bằng nguyên gốc của di tích. Cuối năm 2014, Thừa Thiên Huế cấp phép cho nhà thầu Trung Quốc xây dựng khu du lịch trên đèo. Bị phản đối kịch liệt, dự án phải hủy bỏ.

Năm 2017, Hải Vân Quan được xếp hạng di tích quốc gia. Năm 2018, sau 4 tháng khai quật, di tích Hải Vân Quan phát lộ giải mã nhiều điều thú vị về công trình. Đặc biệt là các thông về con đường Thiên Lý năm xưa của cha ông. Ngày nay, xe cộ không còn nối đuôi nhộn nhịp nhưng Hải Vân Quan vẫn chưa bị lãng quên. Những người hoài cổ, dân phượt vẫn còn nhớ, tìm đến Hải Vân Quan để chiêm ngắm cảnh quan hùng vĩ, hoài niệm về sự nghiệp mở mang bờ cõi của tổ tiên.

Hải Vân Quan vẫn đáng nhớ 5
Chèo Kayak thư giãn trong Ansana Lang Co resort.

Đáng tiếc và hơi buồn vì sự lãng phí tài nguyên du lịch. Các dịch vụ ở đây vẫn còn dạng tự phát. Mọi thứ cần được sắp xếp lại theo chuẩn mực quốc gia, từ nhà vệ sinh, các quầy hàng lưu niệm, ăn uống cho đến vệ sinh di tích và môi trường, cần phải có cấp quản lý trực tiếp, bán vé, hướng dẫn tư liệu, thuyết minh… thậm chí có bảo tàng mini về di tích.

Đèo Hải Vân và Hải Vân Quan - Thiên hạ đệ nhất hùng quan phải được đối xử trân trọng và xứng đáng hơn. Câu trả lời xin dành cho các cấp quản lý. Tạm biệt Hải Vân Quan, đoàn xuống Lăng Cô, nghỉ dưỡng ở Ansana Lăng Cô resort, để ngày cuối khám phá đại ngàn Bạch Mã.

Xem thêm:

Kỳ 1: Nhật ký hành trình du lịch mùa dịch Covid-19

Kỳ 2: Ba điểm kỳ thú ở Phan Thiết

Kỳ 3: Ninh Thuận: Vùng đất TNT và BCD

Kỳ 4: Nhật ký du lịch mùa dịch Covid-19: Về lại Phú Khánh xưa

Kỳ 5: Quảng Nam và hai di sản văn hóa thế giới

Kỳ 6: Du lịch Đà Nẵng mùa dịch Covid-19

Ý kiến ( 0)
Du lịch liên minh kích cầu mùa dịch Covid-19

Du lịch liên minh kích cầu mùa dịch Covid-19

Tiêu điểm -  5 năm

Liên minh kích cầu du lịch Việt Nam vừa được thành lập ngày 21/2/2020 với mục đích khắc phục hậu quả của dịch bệnh Covid-19 gây ra, chủ động đối phó với dịch bệnh, tạo đà phát triển cho ngành du lịch Việt Nam sau dịch.

Khách Trung vắng bóng, khách Nga đổ bộ và bài toán bền vững của ngành du lịch

Khách Trung vắng bóng, khách Nga đổ bộ và bài toán bền vững của ngành du lịch

Tiêu điểm -  5 năm

Dịch bệnh corona một lần nữa đặt ra yêu cầu đẩy mạnh đa dạng hoá nguồn khách cho du lịch Việt Nam, tránh lệ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc.

Du lịch xoay xở trong dịch Corona

Du lịch xoay xở trong dịch Corona

Tiêu điểm -  5 năm

Tìm đến và thúc đẩy các thị trường mới cũng như thị trường truyền thống ngoài Trung Quốc và Hàn Quốc là một trong những biện pháp được các doanh nghiệp du lịch thực hiện nhằm cứu vẫn tình thế khó khăn do dịch corona gây ra.

Thủ tướng phê duyệt chiến lược phát triển du lịch quốc gia đến năm 2030

Thủ tướng phê duyệt chiến lược phát triển du lịch quốc gia đến năm 2030

Tiêu điểm -  5 năm

Việt Nam đặt mục tiêu đón 35 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2025, tăng gần gấp hai lần so với năm ngoái.

Doanh nhân đến Đà Nẵng, nghỉ đâu cho xứng tầm?

Doanh nhân đến Đà Nẵng, nghỉ đâu cho xứng tầm?

Ống kính -  16 giờ

Courtyard by Marriott Danang Han River là khách sạn cao nhất tại trung tâm Đà Nẵng bắt đầu đón khách từ cuối tháng 5.

Tầm nhìn triệu đô từ căn hộ xa xỉ cao nhất Đà Nẵng

Tầm nhìn triệu đô từ căn hộ xa xỉ cao nhất Đà Nẵng

Ống kính -  5 ngày

Căn hộ hạng sang M Landmark Residences ở trung tâm thành phố biển Đà Nẵng có tầm nhìn bao trọn thành phố biển xinh đẹp.

Ngắm pháo hoa rực rỡ từ tầng cao Km00 của Đà Nẵng

Ngắm pháo hoa rực rỡ từ tầng cao Km00 của Đà Nẵng

Ống kính -  1 tuần

Những màn pháo hoa ấn tượng, lung linh sắc màu được chiêm ngưỡng tại tầng 45 toà nhà M Landmark Residences với góc nhìn mới lạ.

Tháp đôi cao nhất Đà Nẵng bất ngờ hồi sinh sau nhiều năm 'đắp chiếu'

Tháp đôi cao nhất Đà Nẵng bất ngờ hồi sinh sau nhiều năm 'đắp chiếu'

Ống kính -  1 tuần

Sau một thời gian dài nằm phơi nắng phơi mưa và thay đổi thiết kế, hai tòa tháp CT1 & CT2 thuộc dự án Đà Nẵng Times Square đã được tái khởi động xây dựng.

Tái hiện đồng phục tiếp viên Vietnam Airlines 30 năm qua

Tái hiện đồng phục tiếp viên Vietnam Airlines 30 năm qua

Ống kính -  2 tuần

Vietnam Airlines sẽ tái hiện lại các bộ đồng phục tiếp viên trên một số chuyến bay đặc biệt trong nước và quốc tế, từ 19 - 25/5.

VinUni đặt mục tiêu vào top 100 đại học hàng đầu thế giới

VinUni đặt mục tiêu vào top 100 đại học hàng đầu thế giới

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Trường đại học VinUni chính thức công bố chiến lược tăng tốc phát triển giai đoạn 2 với mục tiêu trở thành một trong 100 đại học xuất sắc nhất toàn cầu. Điểm tựa của chiến lược là chương trình “VinUni 500” – mời tuyển 500 nhân sự học thuật tinh hoa thế giới và nguồn kinh phí 9.300 tỷ đồng từ Tập đoàn Vingroup để mở rộng quy mô đào tạo và xây dựng hệ sinh thái nghiên cứu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.

Chủ xe VF 9: Động cơ mạnh, nội thất sang, dịch vụ như Bentley mà chi phí bằng 0

Chủ xe VF 9: Động cơ mạnh, nội thất sang, dịch vụ như Bentley mà chi phí bằng 0

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Chiếc SUV điện VinFast VF 9 đã chinh phục trái tim nhiều chủ xe nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa thiết kế sang trọng, vận hành đẳng cấp và chi phí vận hành “như ngửi”.

'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?

'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?

Doanh nghiệp -  1 giờ

GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.

Giá vàng hôm nay 10/6: Giằng co giữa đàm phán thương mại và tham vọng vàng của Trung Quốc

Giá vàng hôm nay 10/6: Giằng co giữa đàm phán thương mại và tham vọng vàng của Trung Quốc

Vàng -  1 giờ

Giá vàng hôm nay 10/6 không thay đổi đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, trong khi thị trường quốc tế có sự hồi phục.

Doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài: Nặng gánh thủ tục vì Luật Đầu tư

Doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài: Nặng gánh thủ tục vì Luật Đầu tư

Tiêu điểm -  1 giờ

Đối với Luật Đầu tư, VCCI đề xuất bỏ cơ chế yêu cầu phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương và cấp giấy phép đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn u ám trước thời hạn thuế quan

Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn u ám trước thời hạn thuế quan

Tiêu điểm -  1 giờ

Bối cảnh bất định xoay quanh chính sách thuế quan vẫn phủ bóng lên triển vọng kinh tế Việt Nam, với dự báo tốc độ tăng GDP khó đạt mục tiêu.

Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs

Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs

Diễn đàn quản trị -  2 giờ

ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.