Học nông dân Thái Lan làm du lịch
Một số tờ báo và mạng xã hội tuần qua giới thiệu video clip với tiêu đề “massage bông dừa lấy mật”. Chuyện có vẻ lạ lùng nhưng đơn giản. Cái đáng nói và đáng học là cách người Thái lấy đó làm sản phẩm du lịch.
Việt Nam đặt mục tiêu đón 35 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2025, tăng gần gấp hai lần so với năm ngoái.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030.
Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, phấn đấu thuộc nhóm ba quốc gia dẫn đầu về phát triển du lịch trong khu vực Đông Nam Á và 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, trong đó tất cả 14 tiêu chí năng lực cạnh tranh du lịch đều tăng, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững.
Tổng thu từ khách du lịch 5 năm sau đạt 1.700 - 1.800 nghìn tỷ đồng (tương đương 77 - 80 tỷ USD), tăng trưởng bình quân 13 - 14%/năm; đóng góp trực tiếp vào GDP đạt 12 - 14%; tạo ra khoảng 5,5 - 6 triệu việc làm, trong đó có khoảng 2 triệu việc làm trực tiếp, tăng trưởng bình quân 12 - 14%/năm.
Về khách du lịch, phấn đấu đón được ít nhất 35 triệu lượt khách quốc tế và 120 triệu lượt khách nội địa, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân về khách quốc tế từ 12 - 14%/năm và khách nội địa từ 6 - 7%/năm.
Đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững. Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững.
Sau một thập kỷ tới, tổng thu từ khách du lịch phấn đấy đạt 3.100 - 3.200 nghìn tỷ đồng (tương đương 130 - 135 tỷ USD), tăng trưởng bình quân 11 - 12%/năm; đóng góp trực tiếp vào GDP đạt 15 - 17%. Du lịch dự kiến tạo ra khoảng 8,5 triệu việc làm, trong đó có khoảng 3 triệu việc làm trực tiếp, tăng trưởng bình quân 8 - 9%/năm.
Đặc biệt, ngành du lịch phấn đấu đón được ít nhất 50 triệu lượt khách quốc tế và 160 triệu lượt khách nội địa vào năm 2030; duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân về khách quốc tế từ 8 - 10%/năm và khách nội địa từ 5 - 6%/năm.
Để đạt được mục tiêu trên, Chiến lược đề ra các giải pháp như tiếp tục đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch; hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển du lịch; phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch; phát triển và đa dạng hóa thị trường khách du lịch; phát triển sản phẩm du lịch; đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch và hợp tác, hội nhập quốc tế về du lịch...
Chiến lược nêu rõ cần rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật để tạo điều kiện cho du lịch phát triển; ban hành chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng để huy động nguồn lực đầu tư tại các cụm du lịch, khu vực động lực phát triển du lịch, khu du lịch quốc gia và khu vực có tiềm năng du lịch.
Chiến lược nêu ra năm nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung huy động nguồn lực triển khai nhằm tạo đột phá.
Thứ nhất, phát triển kết cấu hạ tầng như đẩy nhanh tiến độ đầu tư mới sân bay Long Thành, Chu Lai; nâng cấp, mở rộng các sân bay tại các địa bàn trọng điểm và tiềm năng, trước hết tại các sân bay như Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Phú Quốc, Phú Bài, Vân Đồn; đầu tư xây dựng một số cảng biển du lịch quốc tế và các tuyến đường bộ kết nối các khu du lịch quốc gia.
Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi nhất về thủ tục cấp thị thực cho khách quốc tế, áp dụng chính sách thị thực điện tử với tất cả thị trường khách quốc tế; cải thiện mạnh mẽ quy trình kiểm soát thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, hải quan tại cửa khẩu đường không, đường bộ, đường biển, bảo đảm nhanh chóng và tiện lợi nhất cho khách quốc tế đến Việt Nam.
Thứ ba, đầu tư hình thành một số cụm du lịch đồng bộ, chất lượng, có quy mô lớn, đẳng cấp quốc tế.
Thứ tư, phát triển du lịch thông minh bằng cách đẩy nhanh ứng dụng công nghệ số để kết nối nhằm hỗ trợ và gia tăng trải nghiệm cho khách du lịch; xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh để kết nối hạ tầng dịch vụ du lịch; tăng cường ứng dụng công nghệ xanh, sạch trong các cớ sở kinh doanh dịch vụ và cơ sở lưu trú du lịch.
Thứ năm, phát triển du lịch cộng đồng, có chính sách hỗ trợ nguồn lực cho người dân tham gia phát triển du lịch cộng đồng; gắn phát triển du lịch văn hóa với trải nghiệm đời sống cộng đồng để nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Một số tờ báo và mạng xã hội tuần qua giới thiệu video clip với tiêu đề “massage bông dừa lấy mật”. Chuyện có vẻ lạ lùng nhưng đơn giản. Cái đáng nói và đáng học là cách người Thái lấy đó làm sản phẩm du lịch.
Ông Phạm Hà, Chủ tịch Lux Group trao đổi về triển vọng tăng trưởng của du lịch Việt Nam 2020 và những nút thắt cần tháo gỡ.
Từ thành công của hai ngôi làng du lịch sinh thái Ta Lang (Quảng Nam) và A Nôr (Huế) có thể thấy, phát triển du lịch cộng đồng đòi hỏi nhiều nỗ lực để khuyến khích người dân bản địa chung tay tạo ra các sản phẩm, dịch vụ du lịch chuyên nghiệp đồng thời hướng đến những giá trị mang tính bền vững.
Du lịch trên sông Mê Kông đang bùng nổ, đặc biệt là ở Campuchia và Việt Nam.
Từ ngày 9 - 31/12/2024, Sacombank triển khai chương trình “Đón sinh nhật vàng – Trọn tháng tri ân” với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 33 tỷ đồng nhằm thay lời cảm ơn đến tất cả các khách hàng đã tin tưởng, đồng hành nhân dịp kỷ niệm 33 năm thành lập ngân hàng (21/12/1991 – 21/12/2024).
34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.
NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.
Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.
Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.
Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.
Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.