Hàn Quốc vượt Hồng Kông trở thành 'quán quân' đầu tư FDI vào Việt Nam năm 2019

Nhật Hạ Thứ tư, 25/12/2019 - 15:21

Các vị trí đầu trên bảng xếp hạng về đầu tư FDI vào Việt Nam năm 2019 đã xáo trộn nhiều so với các năm trước. Hàn Quốc trở thành 'quán quân' dù trước đó, Hồng Kông luôn dẫn đầu suốt 10 tháng qua. Đáng chú ý, Nhật Bản (dẫn đầu 2 năm trước) 'khiêm tốn' ở vị trí thứ tư.

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư, năm 2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 38,02 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Tính lũy kế, cả nước có gần 31.000 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 362,6 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế ước đạt 211,8 tỷ USD, bằng 58% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.

Trong năm 2019, ước tính các dự án FDI đã giải ngân 20,38 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2018. 

"Trong bối cảnh suy giảm chung của dòng FDI toàn cầu, việc vẫn duy trì được mức tăng trưởng vốn thực hiện là thành quả đáng khích lệ", Cục Đầu tư nước ngoài nhận định.

Mặc dù vốn thực hiện của khu vực FDI năm 2019 tăng so với cùng kỳ nhưng có thể thấy rằng, mức tăng đã suy giảm so với năm 2017 và 2018 (năm 2017 vốn thực hiện tăng 11% so với năm 2016, năm 2018 tăng 9%).

Về vốn đăng ký mới, cả nước có gần 4.000 dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 27% số dự án so với cùng kỳ năm 2018. 

Tổng vốn đăng ký cấp mới 16,7 tỷ USD, bằng 93% so với cùng kỳ năm 2018. Quy mô vốn đăng ký bình quân của dự án giảm từ 5,9 triệu USD năm 2018 xuống còn 4,3 triệu USD năm 2019.

Về vốn điều chỉnh, có 1.400 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng vốn đăng ký điều chỉnh 5,8 tỷ USD, bằng 76,4% so với cùng kỳ năm 2018. 

Trong năm 2019, quy mô điều chỉnh mở rộng vốn của các dự án nhỏ (bình quân 4,2 triệu USD/lượt điều chỉnh, nhỏ hơn mức bình quân của năm 2018 là 6,5 triệu USD/lượt điều chỉnh) và không có dự án tăng vốn lớn như trong cùng kỳ năm 2018.

Về góp vốn, mua cổ phần, có 9.842 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 15,47 tỷ USD, tăng 56,4% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 40,7% tổng vốn đăng ký.

Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng vốn đầu tư nước ngoài. 

Cụ thể, năm 2017 đầu tư theo hình thức này chiếm 17,2% tổng vốn đăng ký, năm 2018 chiếm 28%, năm 2019 chiếm 40,7%. 

Các nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn vào các doanh nghiệp trong nước chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 46% tổng giá trị và kinh doanh bất động sản với 18%.

Xét theo lĩnh vực đầu tư, nhà đầu tư ngoại đã rót vốn vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều nhất khi chiếm tỷ trọng lớn trong vốn đăng ký cả về đăng ký vào các dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng và góp vốn, mua cổ phần.

Hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai. Thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ.

Hàn Quốc vượt Hồng Kông trở thành 'quán quân' về đầu tư FDI vào Việt Nam năm 2019

Theo đối tác đầu tư, 125 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án FDI tại Việt Nam, trong đó, Hàn Quốc dẫn đầu. 

Hồng Kông đứng thứ hai (trong đó có 3,85 tỷ USD mua cổ phần vào công ty TNHH Vietnam Beverage tại Hà Nội, chiếm 49%). Tiếp theo là Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc...

Trong đó, đầu tư từ Trung Quốc, Hồng Kông có xu hướng tăng so với cùng kỳ do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung (đầu tư từ Trung Quốc tăng gần 1,65 lần, từ Hông Kông tăng 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2018).

Hàn Quốc vượt Hồng Kông trở thành 'quán quân' về đầu tư FDI vào Việt Nam năm 2019 1

Theo địa bàn đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 60 tỉnh thành phố, trong đó Hà Nội thu hút nhiều nhất (chủ yếu là theo phương thức góp vốn, mua cổ phần, chiếm 77%).

Theo sau là TP. HCM (cũng giống Hà Nội, đầu tư theo phương thức góp vốn, mua cổ phần chiếm tỷ trọng lớn 68% tổng vốn đăng ký của thành phố và 58% tổng số lượt góp vốn mua cổ phần của cả nước), Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh.

Hàn Quốc vượt Hồng Kông trở thành 'quán quân' về đầu tư FDI vào Việt Nam năm 2019 2

Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài, kể cả dầu thô đạt 181,4 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 69% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 179 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ 2018 và chiếm 68% kim ngạch xuất khẩu.

Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đạt gần 145,5 tỷ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 57% kim ngạch nhập khẩu.

Do đó, năm 2019, khu vực này đã xuất siêu gần 36 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 33,8 tỷ USD không kể dầu thô.

Như vậy, thặng dư thương mại từ khu vực đầu tư nước ngoài là nguồn bù đắp cho phần nhập siêu 26 tỷ USD của khu vực doanh nghiệp trong nước, khiến cán cân thương mại của Việt Nam thặng dư 9,9 tỷ USD.

Năm 2019, số lượng các đoàn sang làm việc tìm hiểu cơ hội đầu tư tăng khá mạnh, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm 2018. Các đối tác chủ yếu đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore.

Một số dự án FDI lớn trong năm 2019

Dự án góp vốn, mua cổ phần của Beerco Limited (Hồng Kông) vào Công ty TNHH Vietnam Beverage, giá trị vốn góp 3,85 tỷ USD với mục tiêu chính là sản xuất bia và mạch nha ủ men bia tại Hà Nội.

Dự án Công ty TNHH Techtronic Tools (Hồng Kông), tổng vốn đầu tư đăng ký 650 triệu USD với mục tiêu xây dựng nhà máy sản xuất và trung tâm nghiên cứu phát triển sản xuất các phụ kiện, thiết bị điện cầm tay thông minh dùng trong ngành công nghiệp và dân dụng tại TP. HCM.

Dự án Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - trường đua ngựa (Hàn Quốc), tổng vốn đầu tư đăng ký 420 triệu USD với mục tiêu xây dựng Trường đua ngựa; tổ chức hoạt động đua ngựa; tổ chức đặt cược đua ngựa; thực hiện quyền xuất nhập khẩu, bán buôn bán lẻ hàng hóa; xây dựng, kinh doanh khách sạn và biệt thự 3 sao; xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình dân dụng khác tại Hà Nội.

Dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc) điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 410 triệu USD.

Dự án Công ty TNHH Wanna Explore Travel (Ai Cập), tổng vốn đầu tư đăng ký 300 triệu USD, đầu tư tại TP.HCM với mục tiêu thực hiện dịch vụ đại lý lữ hành - điều hành tour du lịch và hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp khác cho vận tải hàng không.

Dự án chế tạo lốp xe Radian toàn thép ACTR (Trung Quốc), tổng vốn đầu tư đăng ký 280 triệu USD, đầu tư tại Tây Ninh với mục tiêu sản xuất lốp xe toàn thép TBR.

Dự án Nhà máy sản xuất màn hình LCD-Qisda Việt Nam (Đài Loan), tổng vốn đầu tư đăng ký 263 triệu USD, đầu tư tại Hà Nam với mục tiêu sản xuất màn hình tinh thể lỏng LCD.

Bộ lọc mới cho dòng vốn FDI vào Việt Nam

Bộ lọc mới cho dòng vốn FDI vào Việt Nam

Leader talk -  4 năm

Đây chính là thời điểm cần cài đặt một bộ lọc nhà đầu tư nước ngoài để có thể chọn được những nhà đầu tư ngoại thật sự có năng lực, thân thiện với môi trường, với xã hội Việt nam.

Việt Nam hấp thụ 17,7 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng năm 2019

Việt Nam hấp thụ 17,7 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng năm 2019

Tiêu điểm -  4 năm

Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 17,7 tỷ USD trong 11 tháng năm 2019, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Gần 40% FDI toàn cầu là vốn ảo

Gần 40% FDI toàn cầu là vốn ảo

Quốc tế -  5 năm

Các thiên đường thuế nổi tiếng hiện là nơi nắm giữ nhiều nhất dòng đầu tư ảo của thế giới.

Nghị quyết của Bộ Chính trị về FDI: Hết cửa cho các dự án kém chất lượng

Nghị quyết của Bộ Chính trị về FDI: Hết cửa cho các dự án kém chất lượng

Tiêu điểm -  5 năm

Bộ Chính trị yêu cầu khắc phục tình trạng vốn mỏng, chuyển giá, đầu tư chui, đầu tư núp bóng của các dự án đầu tư nước ngoài. Không xem xét mở rộng, gia hạn hoạt động đối với những dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  7 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  12 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  12 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  13 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  15 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Đọc nhiều