Vụ nhận chìm bùn thải: Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 'trần tình'
Ông Phan Ngọc Cẩm Thành, Phó tổng giám đốc công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 (Nhiệt điện Vĩnh Tân 1) trao đổi với VietNamNet về dự án đổ gần 1 triệu m3 bùn thải xuống biển Bình Thuận.
Hiện Việt Nam có 21 nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động, mỗi năm thải ra 16 triệu tấn tro xỉ.
Chỗ đâu để chôn lấp số xỉ than này và có ảnh hưởng gì đến môi trường không là câu hỏi chưa có lời giải, trong khi các dự án nhiệt điện vẫn tiếp tục được cấp phép.
Khắp nơi không có chỗ chứa
Trung tâm nhiệt điện Duyên Hải (Trà Vinh) có 3 nhà máy với tổng công suất lên đến 4.400 MGW được quy hoạch bãi chứa xỉ than trên diện tích 100 ha nhưng ông Nguyễn Trung Hoàng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, lo lắng nếu không có cách xử lý, tái sử dụng thì chẳng mấy chốc bãi chứa này sẽ đầy. Còn nếu tái sử dụng làm vật liệu xây dựng, san lấp thì phải nghiên cứu đầy đủ xem nó như thế nào để tránh những tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
"Vấn đề tỉnh lo nhất là tro bay và xỉ than vì lượng thải rất lớn", ông Hoàng nói.
Mới đi vào hoạt động từ cuối năm 2015 đến nay nhưng Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 (thuộc Tổng công ty phát điện 3 của Tập đoàn điện lực Việt Nam) đang đứng trước nguy cơ đóng cửa vì không có chỗ chứa tro xỉ. Nhà máy có công suất 1.080 MW, mỗi năm tiêu thụ 3 triệu tấn than, tương ứng thải ra một lượng tro xỉ là 1 triệu m3 (tương đương 1 triệu tấn)/năm. Bãi thải xỉ của nhà máy có dung tích 2,25 triệu m3, đến nay đã sử dụng khoảng 1,8 triệu m3 nên thời gian sử dụng chỉ còn khoảng 8 tháng nữa. Nếu không có phương án giải quyết, nhà máy có nguy cơ phải đóng cửa.
Tại Quảng Ninh, ông Nguyễn Đình Tuấn, Phó giám đốc Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả, cũng thừa nhận bãi tro xỉ của nhà máy này đã quá tải và đổ vượt ranh giới. Bãi tro xỉ có “trữ lượng” khoảng 2 triệu tấn và đổ vượt cao trình cho phép, chỗ cao nhất hơn 3m so với kè đê biển. Nhà máy cũng ký hợp đồng bán tro xỉ cho 2 doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu làm xi măng và vận chuyển bằng đường biển nhưng số lượng không đáng kể. Theo ông Tuấn, nhà máy có bãi đổ xỉ thải số 2 cách đó khoảng 10 km, nhưng chưa được đổ thải vì chưa có đánh giá tác động môi trường.
Nguy cơ cho môi trường
Ông Trần Văn Lượng, Cục Kỹ thuật an toàn - Môi trường công nghiệp (Bộ Công thương), thừa nhận: Phát triển nhiệt điện than luôn kèm với những thách thức về bảo vệ môi trường mà chủ yếu do khí thải và tro, xỉ. Với 21 nhà máy đang vận hành hiện nay, tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn than/năm, thải ra hằng năm hơn 16 triệu tấn tro xỉ, thạch cao và tổng diện tích các bãi thải xỉ khoảng hơn 700 ha. Dự kiến tới năm 2020 có thêm 12 nhà máy đi vào hoạt động, tiêu thụ khoảng 60 triệu tấn than thì tổng lượng tro bay, xỉ đáy lò phát sinh ước khoảng 22,6 triệu tấn/năm.
Nhiều chủ đầu tư khi làm dự án tuyên bố sẽ sử dụng tro xỉ để làm xi măng, vật liệu xây không nung... nhưng trên thực tế, điều này không hề đơn giản. Theo ông Trần Văn Lượng, trong số 21 nhà máy trên, có 7 nhà máy dùng công nghệ đốt lò hơi tầng sôi tuần hoàn (CFB), công nghệ này dùng đá vôi đốt kèm than khiến tro, xỉ lẫn vôi nên việc tái sử dụng còn gặp khó khăn.
Một số nhà máy lại sử dụng phương pháp vận chuyển tro xỉ từ lò đốt ra bãi thải bằng nước biển nên tro bị nhiễm mặn, cũng khó dùng làm vật liệu xây dựng. Theo ông Lượng, tất cả tro, xỉ của 21 nhà máy đang vận hành đều được phân tích và xác định là chất thải rắn thông thường. Tuy nhiên, theo Quy chuẩn VN 07:2009/BTNMT về ngưỡng chất thải nguy hại thì tro bay của các nhà máy nhiệt điện than thuộc đối tượng “có khả năng” là chất thải nguy hại.
TS. Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật nhiệt Việt Nam, cũng lưu ý, riêng tro xỉ của Nhà máy nhiệt điện Nông Sơn (Quảng Nam) có phóng xạ nên không được phép lưu hành và sử dụng làm vật liệu xây dựng. Còn theo TS. Tô Văn Trường, tro bay chứa nhiều kim loại nặng nguy hại (Hg, nguyên tố hiếm/phóng xạ...) vì vậy phải quản lý như quy định của Thông tư 36/2015/TT-BTNMT, tức là phải phân tích thành phần và so sánh với Quy chuẩn VN 07:2009/BTNMT về ngưỡng chất thải nguy hại, nếu không vượt ngưỡng thì mới được coi là chất thải thông thường (quản lý và tái sử dụng như tro đáy).
Dọa đóng cửa, tăng giá điện
Tổng công ty phát điện 3 (EVN GENCO 3), chủ đầu tư Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1, cho biết, do không có nơi xả thải, không thể xử lý tro xỉ nên nhà máy có nguy cơ phải đóng cửa.
Nhà máy còn đầu tư 11 hạng mục dùng chung với Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 và chịu trách nhiệm quản lý vận hành các hạng mục này, nếu phải đóng cửa thì Mông Dương 2 cũng phải đóng cửa theo.
Nhà máy Mông Dương 2 là dự án BOT, nếu phải đóng cửa, “Chính phủ phải đền bù cho chủ đầu tư khoảng 600.000 USD/ngày”. Bên cạnh đó, việc sử dụng tro xỉ phải có kinh phí để xử lý nên EVN GENCO 3 kiến nghị xem xét báo cáo Chính phủ đưa chi phí này vào xác định giá điện.
Ông Phan Ngọc Cẩm Thành, Phó tổng giám đốc công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 (Nhiệt điện Vĩnh Tân 1) trao đổi với VietNamNet về dự án đổ gần 1 triệu m3 bùn thải xuống biển Bình Thuận.
Nhu cầu tiêu thụ điện tại Việt Nam tăng nhanh khiến hoạt động đầu tư các dự án nhiệt điện tỷ USD nở rộ.
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.