Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Trong bối cảnh làn sóng đầu tư bất động sản có xu hướng dịch chuyển theo vết dầu loang sang những vùng đất mới tiềm năng, Thanh Hóa đang bật dậy với sức hút khó cưỡng tại khu vực phía Bắc nhờ các ưu thế vượt trội.
Đánh giá về tiềm năng của bất động sản Thanh Hóa tại tọa đàm "Sự trỗi dậy của bất động sản Thanh Hóa" do TheLEADER tổ chức, TS. Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam khẳng định, bất động sản Thanh Hóa đang ở top 1 trong các thị trường mới nổi ở Việt Nam. Nhiều tỉnh thành đang có sự trỗi dậy bởi đầu tư phát triển hạ tầng, phát triển các khu kinh tế, khu du lịch, đô thị, kéo theo nhà đầu tư thứ cấp rất mạnh.
Vùng duyên hải Bắc bộ, trung du Bắc bộ và Thanh Hóa được đánh giá là có sự trỗi dậy mạnh mẽ trong vài năm gần đây. Chúng tôi đánh giá Thanh Hóa là một trong những điểm hấp dẫn nhất. Đứng ở góc độ nhà đầu tư và kinh doanh bất động sản, nhà môi giới bất động sản, Thanh Hóa có sự hấp dẫn, thu hút số một trong các khu vực mới nổi ở Việt Nam.
Thanh Hóa có 3 phân khúc rõ ràng gồm đô thị, du lịch, KCN, đây là 3 phân khúc được quan tâm, đầu tư và tăng trưởng mạnh. Với khoảng 3,7 triệu dân, nhu cầu nhà ở ko tăng trưởng nhiều nhưng do tăng trưởng kinh tế nên thu nhập tăng mạnh, nhu cầu sống cao hơn, nhà ở tốt hơn, tạo ra khu nhà ở mới, đặc biệt là phát triển đô thị du lịch, đô thị công nghiệp như Nghi Sơn, Sầm Sơn.
Hiện trạng, giao dịch bất động sản đang được đẩy mạnh ở khu vực TP. Thanh Hóa, Sầm Sơn, còn Nghi Sơn cũng bắt đầu tăng trưởng nhưng chưa mạnh bằng 2 khu vực kia. Giá bất động sản hàng năm đang tăng 20 - 25%, đặc biệt là ở Sầm Sơn, Nghi Sơn tăng cao nhất và mạnh nhất.
Với nhiều năm nghiên cứu và trực tiếp đầu tư kinh doanh tại Thanh Hóa, ông Nguyễn Văn Biên, Tổng giám đốc CoreLand cho biết, Thanh Hóa đang đứng trước cơ hội phát triển trở thành cực tăng trưởng mới.
Theo ông Biên, có nhiều yếu tố tạo nên lực hấp dẫn mới của Thanh Hóa như sự đa dạng của xu hướng đầu tư vào địa ốc, làn sóng đổ bộ của các quần thể dự án quy mô lớn đến từ các thương hiệu bất động sản hàng đầu Việt Nam, việc hoàn thiện hệ sinh thái bất động sản nghỉ dưỡng cũng như sức hút dòng tiền mạnh mẽ và độ thanh khoản ổn định của thị trường.
Tăng trưởng cả chất và lượng
Báo cáo nghiên cứu của CoreLand cho thấy, nếu như vài năm trước, thị trường bất động sản Thanh Hóa chỉ có nguồn cung chủ yếu từ phân khúc đất nền, đất đấu giá thì 3 năm trở lại đây đã ghi nhận tăng trưởng vượt bậc về số lượng và chất lượng. Từ vùng biển đến vùng núi, từ thành phố tới các vùng quê đều có các sản phẩm phù hợp với nhu cầu xã hội (để ở, kinh doanh thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp…) với sự quan tâm và đón nhận của xã hội rất tích cực.
Danh mục đầu tư theo đó trở nên rất da dạng như: Đất nền phân lô ở vùng ven, khu đô thị hoàn thiện tại thành phố và các thị trấn huyện, căn hộ chung cư, sản phẩm nghĩ dưỡng (gồm nghỉ dưỡng khám phá như Puluong, sức khỏe Sun Onsen, hưởng thụ như Sun sầm Sơn, FLC Sầm Sơn, Flamingo), condotel, bất động sản công nghiệp (khu kinh tế Nghi Sơn, Lam Sơn Sao Vàng…), sản phẩm phân lô.
Thứ hai, bất động sản Thanh Hóa đang chứng kiến một cuộc đổi ngôi với sự gia nhập của các quần thể dự án quy mô lớn đến từ các thương hiệu bất động sản hàng đầu Việt Nam như Vinhomes với dự án Vinhomes Star City, Eurowindow Holding với Eurowindow Garden City.
Sun Group mang đến những loại hình bất động sản lần đầu tiên có mặt như shophouse đô thị ven biển, biệt thự nghỉ dưỡng, căn hộ cao tầng,… Đặc biệt là Sun Grand Boulevard, Sun Property hay Sun Beauty Onsen tại Quảng Xương (ra mắt vào tháng 3/2022).
Các dự án đẳng cấp khác đến từ các thương hiệu phát triển bất động sản lớn như Flamingo, TNG Holdings Việt Nam, Sao Mai An Giang, Tập đoàn BRG, Sunshine Group, T&T Group… đang giúp thị trường bất động sản Thanh Hóa trở nên đa dạng và giàu chất lượng.
Đặc biệt, thị trường bất động sản Thanh Hóa đang có sự phát triển nhảy vọt về chất nhờ sự xuất hiện của các đại đô thị tỷ đô, gồm: khu đô thị Vinhome Starcity (quy mô khoảng 148ha, tổng vốn đầu tư hơn 11.600 tỷ đồng đang chuẩn bị hoàn thành), siêu dự án của Sun Group tại Sầm Sơn (hơn 1.200 ha, tổng vốn đầu tư hơn 3 tỷ USD), Sun Beauty Onsen (quy mô 100ha, trị giá khoảng 7.000 tỷ đồng), Flamingo Hoằng Hóa (khoảng 1.300ha đang triển khai giai đoạn đầu)…
Sự phát triển vượt bậc về chất với các đại đô thị tỷ đô nối nhau khai phá thị trường bất động sản Thanh Hoá đã kéo theo đà tăng giá trị bất động sản trong khu vực. Điển hình là các dự án của Vingroup, Sun Group đã khiến mặt bằng giá các khu vực lân cận tăng lên từ 2 - 4 lần trong 3 năm qua.
Bất động sản công nghiệp vẫn tiếp tục được duy trì là một trong 3 yếu tố đóng góp vào cơ địa phát triển của địa ốc Thanh Hóa nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương này nói chung.
Nhiều năm trở lại đây, bất động sản công nghiệp đang trở thành phân khúc thu hút đầu tư hàng đầu khi dòng vốn FDI đang tích cực đổ vào các khu công nghiệp tại Thanh Hóa. Trong tiến trình công nghiệp hóa và toàn cầu hóa, bên cạnh những tỉnh công nghiệp đã phát triển với tỷ lệ lấp đầy cao như Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa là một trong những địa phương có nhiều dư địa phát triển, có lực đẩy mạnh để các khu công nghiệp và bất động sản công nghiệp cất cánh trong thời gian tới.
Đặc biệt, theo Nghị quyết 58 của Bộ Chính trị, Thanh Hóa được định hướng trở thành trung tâm lớn của vùng Bắc Trung bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng và công nghiệp chế biến, chế tạo.
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đang chú trọng đầu tư hạ tầng thúc đẩy phát triển công nghiệp. Để chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết thu hút các dự án đầu tư mới, sẵn sàng đón nhận dòng vốn đầu tư dịch chuyển vào Thanh Hóa thời kỳ hậu Covid-19, UBND tỉnh Thanh Hoá đã chỉ đạo các sở, ngành và các đơn vị liên quan tham mưu bổ sung một số khu công nghiệp, tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tại các huyện, khu kinh tế, khu đô thị đều quy hoạch với những khu công nghiệp bài bản, như: Khu kinh tế Nghi Sơn quy hoạch công nghiệp khoảng 3.000ha; đô thị Lam Sơn Sao Vàng quy hoạch công nghiệp khoảng hơn 600ha; khu công nghiệp Phú Quy Hoằng Hóa quy mô 500ha, Đông Sơn 500ha,….
Nhiều tập đoàn kinh tế lớn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang nghiên cứu, đầu tư, mở rộng đầu tư phát triển công nghiệp tại Thanh Hóa. Với sự chuẩn bị đầy đủ về hạ tầng, chính sách thu hút đầu tư… bất động sản khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại Thanh Hóa tiếp tục được kỳ vọng sẽ duy trì đà tăng trưởng khá trong giai đoạn tới.
Điểm nhấn nghỉ dưỡng và diễn biến giá
CEO CoreLand nhận định, với việc bất động sản nghỉ dưỡng đang hoàn thiện hệ sinh thái, những năm tới du lịch Thanh Hóa sẽ thu hút nhiều du khách quốc tế.
Thậm chí, khi bất động sản nghỉ dưỡng dần đạt tầm cao mới, Thanh Hóa sẽ bứt phá mạnh mẽ như cách Đà Nẵng và Quảng Ninh vươn tầm thế giới nhờ sự tiên phong của các “ông lớn” bất động sản.
Điều này, được thể hiện qua từng dòng sản phẩm được xây dựng, phát triển hướng tới đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của khách hàng như: Phục vụ nhu cầu hưởng thụ (Sungroup Sầm Sơn, Flamigo Hải Tiến), khám phá (Puluong, Suối cá Cẩm Thủy, khu du lịch Hồ Cửa Đạt, Sun Bến En Như Thanh…), sức khỏe (Sun Onsen Quảng Yên), tâm linh (Sun Đông Sơn, Sun Am Tiên Triệu Sơn), hay bài toán du lịch biển 4 mùa tại Thanh Hóa đang được Sungroup và Flamigo đưa ra lời giải thực tế.
Ở góc độ đầu tư, ông Biên cho biết, bất động sản Thanh Hóa đang hút dòng tiền mạnh mẽ, giao dịch nhiều, thanh khoản tốt, lợi nhuận ổn định.
Trong cuối năm 2021 và đầu 2022 thị trường bất động sản tại Thanh Hóa đã ghi nhận những hiện tượng chưa từng có ước tính khoảng 10.000 giao dịch trong quý IV/2021 và quý I.2022.
Trong đó, tất cả phân khúc đều có số lượng giao dịch khá, một số dự án cao cấp có sức hấp thụ mạnh, thậm chí cháy hàng như: Khu đô thị Vinhomes, Sun Sầm Sơn phân khu Sun Grand Boulevard, Flamingo. Một số dự án phân lô tiềm năng tốt mở bán đều cháy hồ sơ dẫn đến hiện tượng khan hàng.
Chỉ tính từ đầu quý IV/2021 đến cuối quý I/2022, ông Biên cho biết, giá trung bình bất động sản Thanh Hóa tăng khoảng 25 - 30%, một số dự án đất nền tiềm năng tốt mức tăng cao hơn.
Dự báo 5 năm tới, trong quá trình trở thành 1 trong 4 cực tăng trưởng quan trọng kinh tế Bắc Trung Bộ, cùng với thực tế tăng trưởng hạ tầng, phát triển kinh tế, giá bất động sản Thanh Hóa cũng sẽ tịnh tiến để tương ứng với bất động sản trong 3 cực còn lại là Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Quyết định 26/2025 vừa được UBND TP.HCM ban hành sẽ tháo gỡ hàng loạt các vướng mắc trong việc quản lý vận hành nhà chung cư hiện nay trên địa bàn thành phố.
Với giá nhà đất cao như hiện nay, việc vay ngân hàng mua nhà có thể đặt người mua trước những áp lực tài chính lớn, thậm chí rơi vào vòng xoáy nợ nần.
Hồ Núi Cốc, viên ngọc ẩn mình giữa miền trung du, sắp được đánh thức. Dự án Flamingo Majestic Island Resort hứa hẹn biến nơi đây thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp, mở ra một chương mới cho du lịch Thái Nguyên.
VIAC chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Novaland và Nova An Phú, buộc Sài Gòn Co.op thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng phát triển dự án Sài Gòn Co.op An Phú.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.