Tiêu điểm
Hiệu suất giải ngân của gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng sau 15 ngày đầu
11 triệu lao động thụ hưởng tổng cộng 4.300 tỷ đồng từ hỗ trợ bảo hiểm và hơn 31.300 lao động bị tạm hoãn hợp đồng, nghỉ không lương nhận hỗ trợ tổng số 62,7 tỷ đồng sau 15 ngày triển khai.
Sau 15 ngày triển khai gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng, tính đến 24/7, nhóm chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã rà soát, hỗ trợ cho 375.000 đơn vị sử dụng lao động với kinh phí 4.300 tỷ đồng. Theo đó, 11 triệu người lao động được thụ hưởng. Hiện chính sách này đã hoàn thành, Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung báo cáo trước Quốc hội ngày 25/7.
Tất cả người điều trị F0 và cách ly F1 đã được hỗ trợ tiền ăn kịp thời. Hơn 52.000 người bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không lương tại gần 6.000 doanh nghiệp đã được phê duyệt danh sách hỗ trợ. Đến nay, đã hỗ trợ 31.348 người lao động, tổng số tiền gần 62,7 tỷ đồng.
Cùng với đó, khoảng 5.500 hộ sản xuất kinh doanh được nhận tiền hỗ trợ. Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tái cấp vốn, sau 1 tuần đã hoàn thiện hồ sơ và phê duyệt cho 62 hồ sơ đề nghị vay vốn, giải ngân 50,4 tỷ đồng, hỗ trợ 13.577 lao động, gấp 10 lần gói 62.000 tỷ.
Về việc triển khai Nghị quyết 135 Quốc hội khóa XIV - hỗ trợ Tổng công ty Hàng không (Vietnam Airlines), ông Dung cho biết, các ngân hàng đã ký với Vietnam Airlines 4.000 tỷ đồng. Trong đó, ngân hàng đã tái cấp vốn 2.000 tỷ đồng, giải ngân được 600 tỷ đồng theo yêu cầu và sang tuần sau sẽ giải ngân số còn lại.
Theo thông tư 04 của Ngân hàng Nhà nước, tổng số tiền tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng cho Vietnam Airlines vay tối đa 4.000 tỷ đồng và không yêu cầu tài sản đảm bảo cùng lãi suất tái cấp vốn là 0%. Được biệt, ba ngân hàng cho vay tài cấp vốn là SeABank, SHB và MSB.
Những người không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) là đối tượng bị ảnh hưởng sớm nhất, sâu nhất nhưng cũng khó triển khai nhất trong gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng. Ông Dung cho biết, việc đề cao tính linh hoạt, sáng tạo, phân quyền mạnh cho địa phương quyết định về việc hỗ trợ khiến chính sách này đến nay được triển khai nhanh, có hiệu quả, nhất là các địa phương phải giãn cách xã hội.
Đơn cử tất cả lực lượng lao động bán vé số dạo từ Đà Nẵng đến Cà Mau với hàng trăm nghìn người đã và đang được nhận hỗ trợ. TP.HCM và nhiều địa phương đã ban hành và thường xuyên cập nhật, bổ sung lao động tự do để được hưởng chính sách. Đặc biệt, trong điều kiện giãn cách, 15 ngày qua, TP.HCM đã trực tiếp hỗ trợ cho khoảng 284.500 người lao động tự do, với 426 tỷ đồng.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, từng trường hợp được hỗ trợ đều cập nhật trên Cổng thông tin dịch vụ quốc gia.

"Các chính sách ban hành thời gian qua, nhất là Nghị quyết 68 và Quyết định 23 đang được triển khai đúng hướng, thiết thực, đúng đối tượng, dễ triển khai, người thụ hưởng đang dễ dàng tiếp cận chính sách hơn", Bộ trưởng Dung khẳng định.
Nhìn chung hồ sơ, thủ tục để thụ hưởng gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng thông thoáng, giảm 2/3 thủ tục và rút ngắn 2/3 thời gian so với gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng trước đó. Thậm chí có những chính sách không cần yêu cầu người lao động, người sử dụng lao động cung cấp hồ sơ mà dựa trên cơ sở dữ liệu đã có.
Sự bùng phát của làn sóng Covid-19 thứ 4 đã tạo áp lực lớn đến phát triển kinh tế. Theo đó, tỷ lệ thất nghiệp 2,52%, khu vực dịch vụ ảnh hưởng nặng nề. Một số ngành đã suy giảm trong năm 2020 nay tiếp tục suy giảm sâu hơn, khu vực lữ hành giảm sâu 54,8 %, doanh nghiệp dịch vụ, lưu trú giảm tiếp 2,7%, khu vực vận tải giảm 0,7%, 70.000 doanh nghiệp phải rút khỏi thị trường.
Đặc biệt, đợt dịch này đã xâm nhập vào “thành trì” rất quan trọng là các khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi tập trung một lượng lớn lao động (khoảng 4 triệu người), có các doanh nghiệp lớn trong chuỗi giá trị toàn cầu, đóng góp nhiều cho phát triển kinh tế, thu ngân sách.
Một số địa phương có lực lượng lớn lao động bị ảnh hưởng như TP.HCM 1,6 triệu, Bình Dương 1,2 triệu, Long An, Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Giang… Một số doanh nghiệp đã phải tạm dừng hoạt động, như Bắc Giang phải đóng cửa cả 4 khu công nghiệp với 322 doanh nghiệp, 150.000 lao động phải tạm ngừng việc. Nhiều địa phương đã phải phong tỏa, giãn cách từng khu vực, đóng cửa hầu hết các dịch vụ sản xuất kinh doanh, đời sống hàng chục triệu lao động bị ảnh hưởng.
Trong điều kiện khó khăn đó, theo báo cáo và giám sát của Ủy ban kinh tế Quốc hội, đến nay đã hỗ trợ 168,8 nghìn tỷ đồng thông qua nhiều chính sách để hỗ trợ cho người lao động, người sử dụng lao động như giảm giá điện nước, gia hạn nộp thuế GTGT, giảm một số khoản phí, lệ phí hỗ trợ khẩn cấp người dân, người lao động, chủ sử dụng lao động.
Bộ trưởng Dung cho biết, gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng triển khai gấp trong năm 2020 tuy chưa được như mong muốn, nhưng cũng đã hỗ trợ xấp xỉ 39.000 tỷ đồng cho 14,4 triệu người thụ hưởng. Trong đó, riêng ngân sách hỗ trợ tiền mặt trực tiếp 13.000 tỷ đồng.
Thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tham mưu tổng kết toàn diện các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, người lao động, chủ sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 để điều chỉnh, bổ sung các chính sách mới cho kịp thời.
“Thực hiện các chính sách với phương châm càng khó khăn, càng phải quan tâm an sinh phúc lợi không hy sinh tiến bộ công bằng xã hội để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần", theo ông Dung.
Cùng với đó, Chính phủ sẽ hoàn thiện và triển khai các chính sách giảm nghèo đa chiều bao trùm và bền vững sau khi Quốc hội ban hành nghị quyết và các chính sách an sinh xã hội, bảo trợ xã hội, đảm bảo an sinh xã hội và an ninh con người.
Hệ thống an sinh xã hội được xây dựng với người dân, nhất là phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ trong doanh nghiệp, nhất là trong thời điểm khó khăn của doanh nghiệp.
Trước đó, ngày 1/7, Chính phủ ban hành Nghị quyết 68 về gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng chi cho 12 chính sách hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp khó khăn do đại dịch. Một tuần sau, Quyết định 23 được ban hành, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục tiếp nhận gói hỗ trợ.
Chính phủ phê duyệt gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng chia cho 12 chính sách
Tiến độ triển khai gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng tại các tỉnh thành
TP.HCM trở thành ‘tấm gương tiêu biểu’ khi trong 3 ngày thực hiện Chỉ thị 16, thành phố đã triển khai giải ngân khoảng 100 tỷ đồng và hôm nay sẽ hoàn thành hỗ trợ gần 230.000 lao động tự do với mức 1,5 triệu đồng/người/lần.
[Infographics] 12,8 triệu lao động chịu ảnh hưởng từ làn sóng Covid-19 thứ 4
Làn sóng Covid-19 thứ 4 đã tác động tiêu cực tới 12,8 triệu lao động gồm mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/ nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập…
Chính phủ phê duyệt gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng chia cho 12 chính sách
Người lao động tự do như bán hàng rong, thu gom rác, phế liệu, bốc vác, bán lẻ vé số… gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 sẽ nhận được mức hỗ trợ không thấp hơn 1,5 triệu đồng/người/lần hoặc 50.000 đồng/người/ngày.
Gói hỗ trợ Covid-19 tiếp theo dự kiến có quy mô 26.000 tỷ đồng
Gói chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động khó khăn do Covid-19 tiếp theo dự kiến có quy mô 26.000 tỷ đồng với nhiều nội dung mới được bổ sung so với gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng trước đó.
Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dự kiến khởi công cuối năm 2025
Chính phủ đặt mục tiêu khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng dài 403km vào tháng 12/2025 với tổng vốn đầu tư hơn 194.000 tỷ đồng, kỳ vọng thúc đẩy vận tải và phát triển đô thị.
Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
NCB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên hơn 19.200 tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) tăng vốn điều lệ thêm 7.500 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Giá vàng hôm nay 14/5: SJC chạy trước quốc tế
Giá vàng hôm nay 14/5 giữ nguyên đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, sau khi tăng tới 1,5 triệu đồng mỗi lượng trong phiên hôm qua, đi trước đà tăng của thị trường quốc tế.
BIM Land ra mắt bộ sưu tập biệt thự phố Valley Town giữa lòng Thanh Xuan Valley
Tọa lạc tại cửa ngõ phía Tây dự án Thanh Xuan Valley, Valley Town là phân khu thương mại duy nhất được BIM Land giới thiệu với số lượng giới hạn chỉ 81 căn biệt thự phố mang phong cách Địa Trung Hải, kết hợp giữa không gian sống, nghỉ dưỡng và khai thác kinh doanh.
Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dự kiến khởi công cuối năm 2025
Chính phủ đặt mục tiêu khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng dài 403km vào tháng 12/2025 với tổng vốn đầu tư hơn 194.000 tỷ đồng, kỳ vọng thúc đẩy vận tải và phát triển đô thị.
Áp lực nợ xấu bào mòn lợi nhuận ngân hàng OCB quí I/2025
Áp lực nợ xấu cùng chi phí gia tăng khiến lợi nhuận trước thuế quý I/2025 của OCB chỉ đạt xấp xỉ 900 tỷ đồng, giảm hơn 300 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.
Nghị quyết 68 tạo động lực để doanh nhân dám nghĩ, dám làm
Nghị quyết 68, với nguyên tắc 'không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự', sẽ là chỗ dựa vững chắc, góp phần xóa bỏ những lo ngại kéo dài của cộng đồng doanh nhân.
Phá bỏ 'bức tường băng' đối với kinh tế tư nhân
Nhiều chuyên gia nhìn nhận Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị mới ban hành sẽ tạo bước đột phá cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển trong thời gian tới.