Sở hữu trí tuệ

"Hùng hục" sáng chế, Trung Quốc vẫn còn lâu mới theo kịp Mỹ

Hường Hoàng Thứ năm, 28/07/2022 - 10:06

Số lượng hồ sơ đăng ký sáng chế của Trung Quốc tăng mạnh chứng tỏ nước này đã có nhiều hoạt động đổi mới và cải tiến. Tuy vậy, số lượng SHTT lớn chưa thể chứng minh được rằng Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh về kinh tế lớn hơn so với Mỹ.

Sở hữu trí tuệ là một trong những yếu tố quyết định trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung (Ảnh: utech-polyurethane.com)

Chiếm thế thượng phong về số lượng

Năm 2021 là năm thứ ba liên tiếp, Trung Quốc là quốc gia nộp nhiều hồ sơ đăng ký sáng chế nhất trên thế giới. Trong thập kỷ vừa qua, các công ty Trung Quốc đã nộp khoảng 75% bằng sáng chế về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và 40% của tất cả các bằng sáng chế 6G trên toàn cầu, trong khi số lượng đơn đăng đăng ký của Hoa Kỳ chỉ chiếm 35% trong số này. Khả năng phát triển tài sản trí tuệ trong một số lĩnh vực công nghệ mới nổi và quan trọng như đã đề cập ở trên được coi là một trong những bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang vượt qua Hoa Kỳ trong lĩnh vực sản xuất tri thức.

Số lượng hồ sơ đăng ký sáng chế của Trung Quốc tăng mạnh chứng tỏ nước này đã có nhiều hoạt động đổi mới và cải tiến. Tuy vậy, số lượng SHTT lớn chưa thể chứng minh được rằng Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh về kinh tế lớn hơn so với Mỹ. Thay vào đó, trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự xuất hiện của những chuỗi giá trị toàn cầu, những SHTT chất lượng cao ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc độc quyền cấp phép quy trình, nhãn hiệu và những công nghệ cần thiết cho quá trình sản xuất.

Chuỗi giá trị có tính thứ bậc. Ở vị trí cao nhất, chủ của những SHTT chất lượng cao có quyền quyết định các điều khoản trong hợp đồng, cũng là bên thu lợi lớn từ những bên phía dưới trong chuỗi giá trị. Chẳng hạn như khi một doanh nghiệp tạo ra được một sáng chế mới, có khả năng tạo nhiều giá trị và được nhiều khách hàng đón nhận, doanh nghiệp có thể li-xăng sáng chế đó cho một hay nhiều bên và thu phí li-xăng từ các doanh nghiệp sản xuất và phân phối. Chính vì vậy, khi một quốc gia có càng nhiều sở hữu trí tuệ chất lượng cao, quốc gia đó càng “thăng hạng” trong chuỗi giá trị, từ đó thu được tỷ trọng giá trị gia tăng cao hơn và mang lại cho quốc gia đó những lợi thế chiến lược trong việc điều chỉnh các điều khoản thương mại quốc tế.

Việc Hoa Kỳ gần như độc quyền đối với những SHTT chất lượng cao đã khiến cho các công ty của nước này thu được lượng giá trị gia tăng cao nhất trên thế giới. Những nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc phát triển, điều chỉnh và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là cách để nước này bảo vệ quyền lực của mình trong việc định hình nền kinh tế toàn cầu.

Bằng cách nâng cao thứ hạng trong chuỗi giá trị, Chính phủ Trung Quốc đã và đang kiên quyết theo đuổi con đường đổi mới của riêng mình, từ đó duy trì tăng trưởng kinh tế và tránh bẫy thu nhập trung bình. Nhưng bất kể ý định của Bắc Kinh là gì, điều này sẽ đe dọa đến sức mạnh của nền kinh tế Hoa Kỳ.

Đi sau về chất lượng

Mặc dù nhận thức được rất rõ về tầm quan trọng của chất lượng so với số lượng trong lĩnh vực SHTT, nhưng Trung Quốc vẫn chưa thành công trong việc thu hút giá trị gia tăng. Vào năm 2020, doanh thu từ SHTT của Trung Quốc mới chỉ đạt 8,6 tỷ USD, thấp hơn rất nhiều so với con số khổng lồ 113,8 tỷ USD của Mỹ. Điều này có thể là do những SHTT của Trung Quốc có xu hướng hướng tới những đổi mới mang tính thích ứng nhiều hơn. Có thể dễ dàng nhận thấy hơn một nửa hồ sơ đăng ký trong nước của họ là giải pháp hữu ích. Trong đó, giải pháp hữu ích đòi hỏi những yêu cầu về sáng tạo và đổi mới thấp hơn, thời gian bảo vệ và tỷ lệ lưu giữ thấp hơn, cho thấy chất lượng của SHTT thấp hơn.

Hơn nữa, vào năm 2020, số lượng bằng sáng chế của Trung Quốc được cấp ở nước ngoài chỉ đạt 8%, trong khi đó con số này của Hoa Kỳ đạt 29%. Đăng ký bằng sáng chế ở nước ngoài là một việc rất quan trọng để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của một quốc gia trên các chuỗi giá trị toàn cầu.

Trong năm 2019, Trung Quốc chỉ có 10% số sáng chế được cấp văn bằng bởi “bộ ba” tiêu chuẩn vàng toàn cầu (tập hợp các bằng sáng chế được đăng ký với các cơ quan cấp bằng sáng chế của EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ để cùng bảo vệ một sáng chế), trong khi con số này của Hoa Kỳ chiếm đến 22%. Huawei - công ty Trung Quốc được công nhận trên toàn cầu vì đã phát triển thành công danh mục SHTT rộng khắp trong các lĩnh vực công nghệ mới nổi, điển hình như 5G - là một ngoại lệ trong môi trường các doanh nghiệp thiếu những hồ sơ SHTT chất lượng cao.

Khác với những cường quốc trước đây, sự đổi mới của Trung Quốc tận dụng sự hợp tác mạnh mẽ của khu vực công và tư trong phát triển SHTT. Mặc dù khu vực tư nhân đóng góp tỷ trọng lớn nhất trong việc chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) ở Trung Quốc, nhưng báo cáo này này chưa chắc đã đúng, bởi trên thực tế, các doanh nghiệp nhà nước quản lý gần như toàn bộ các doanh nghiệp của Trung Quốc và chiếm gần một nửa tổng chi tiêu cho R&D vào năm 2020.

Năng suất đầu tư nghiên cứu và phát triển kém

Kể từ năm 2000, chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của Trung Quốc đã tăng với tốc độ nhanh hơn đáng kể so với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, năng suất chung của các yếu tố tổng hợp giảm đã phản ánh tính kém hiệu quả của các khoản đầu tư. Với cách tiếp cận từ trên xuống, Trung Quốc đã mắc một số sai lầm trong việc xác định những công nghệ quan trọng cần phát triển, từ đó làm gia tăng nợ và hạn chế lợi nhuận từ các khoản đầu tư.

Tuyên bố của chính phủ Trung Quốc về việc cải cách thị trường và đổi mới theo hướng dẫn dắt của nhà nước trên phạm vi lớn hơn dưới thời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mâu thuẫn rõ rệt với những tuyên bố về việc nới lỏng kiểm soát thị trường trước đó. Trong khi đó, những cuộc đàn áp trong lĩnh vực công nghệ đối với những gã khổng lồ công nghệ (chẳng hạn như Tencent) đã gây ra thiệt hại trị giá 1,5 nghìn tỷ đô la Mỹ cho nền kinh tế nước này, đồng thời gián tiếp ngăn cản các công ty này trong việc thu hút nhân tài.

Trong khi đó, Trung Quốc xác định những công ty hàng đầu về công nghệ “lõi” của nước này là những công ty sản xuất chất bán dẫn, viễn thông và máy tính lượng tử sẽ không bị làm khó dễ. Những công ty được Trung Quốc ủng hộ như Huawei và ZTE được coi là những công ty mang đến sự tự cung tự cấp và là những doanh nghiệp không thể thiếu đối với nền an ninh quốc gia mặc dù nhiều công ty trong số này hoạt động kém hiệu quả và vướng vào nợ nần chồng chất.

Mới nhìn, những nỗ lực lớn của nhà nước trong việc mở rộng quyền sở hữu SHTT cho thấy Trung Quốc đang chiếm thế thượng phong trong cuộc cạnh tranh kinh tế với Washington. Nhưng chất lượng kém và sự suy giảm năng suất tiềm ẩn của những khoản đầu tư R&D của Trung Quốc cho thấy sự thật chưa hẳn đã là như vậy.

Trước khi Trung Quốc giải quyết được những hạn chế trong việc thực hiện các chính sách đổi mới từ trên xuống dưới, chính sách công nghiệp mới vẫn có thể khiến cho Hoa Kỳ tiếp tục duy trì được vị thế thống trị đối với những SHTT chất lượng cao trong tương lai.

Huy động vốn dựa vào sở hữu trí tuệ

Huy động vốn dựa vào sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Tài sản trí tuệ có thể giúp doanh nghiệp huy động tài chính từ các nhà đầu tư. Để đánh giá yêu cầu hỗ trợ về vốn hoặc vay vốn, các nhà đầu tư (có thể là ngân hàng, quỹ chính phủ, nhà tư bản liên doanh hoặc một người cấp vốn kinh doanh) sẽ đánh giá xem liệu sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp thực sự có tiềm năng thị trường hay không.

Thời trang kỹ thuật số: Ai thật sự nắm quyền sở hữu trí tuệ?

Thời trang kỹ thuật số: Ai thật sự nắm quyền sở hữu trí tuệ?

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Metaverse là một vũ trụ kỹ thuật số mà ở đó, trong tương lai, mọi người có thể sẽ sử dụng các thiết bị như tai nghe, kính và thiết bị đeo tay thực tế ảo (VR) để làm nhiều việc rất thú vị. Và khi một “vũ trụ mới” xuất hiện, đương nhiên thời trang trong vũ trụ đó cũng sẽ là một chủ đề nóng.

Champagne: Cuộc chiến về sở hữu trí tuệ giữa Nga và Pháp

Champagne: Cuộc chiến về sở hữu trí tuệ giữa Nga và Pháp

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Xưa nay, khi nhắc đến champagne, rất nhiều người trong chúng ta vẫn hay mặc định rằng đây là tên gọi của một loại rượu vang chất lượng cao. Nhưng trên thực tế, tên của loại rượu này bắt nguồn từ vùng Champagne của Pháp.

Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật

Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Một số quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật trong đời sống có thể có mối liên quan mật thiết đến vấn đề sở hữu trí tuệ.

Hạnh phúc ở một doanh nghiệp tí hon vĩ đại

Hạnh phúc ở một doanh nghiệp tí hon vĩ đại

Diễn đàn quản trị -  41 phút

LuxGroup không chỉ duy trì vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực du lịch sang trọng mà còn xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, lấy khách hàng làm trung tâm.

SeABank lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng sau 9 tháng

SeABank lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng sau 9 tháng

Tài chính -  57 phút

SeABank đạt lợi nhuận trước thuế 4.508 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước với các chỉ số kinh doanh tích cực nhờ quản trị rủi ro hiệu quả.

Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững

Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững

Phát triển bền vững -  1 giờ

Định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ngay từ những ngày đầu đã giúp Phúc Sinh trở thành một trong những người dẫn dầu xuất khẩu hồ tiêu và cà phê.

Kích hoạt dòng đầu tư xanh từ EU

Kích hoạt dòng đầu tư xanh từ EU

Phát triển bền vững -  1 giờ

Lãnh đạo Ủy ban châu Âu khẳng định, EU sẽ đem tới Việt Nam những khoản đầu tư xanh chất lượng, hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

Thách thức của nhà tái chế

Thách thức của nhà tái chế

Phát triển bền vững -  2 giờ

Phân loại rác thải tại nguồn và thiết kế sinh thái là giải pháp giúp nhà tái chế hoạt động hiệu quả, nâng cao tỷ lệ và chất lượng sản phẩm tái chế.

Điện mặt trời mái nhà được EVN mua lại không quá 20% công suất

Điện mặt trời mái nhà được EVN mua lại không quá 20% công suất

Tiêu điểm -  3 giờ

Điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nối lưới nếu không dùng hết sẽ được bán lên hệ thống điện quốc gia không quá 20% công suất lắp đặt thực tế, từ 22/10/2024.

Thủ tướng phê bình các địa phương chậm hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Thủ tướng phê bình các địa phương chậm hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Bất động sản -  12 giờ

Thủ tướng Chính phủ phê bình nghiêm khắc lãnh đạo nhiều địa phương chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, để đưa bộ luật này sớm đi vào thực tiễn.