IPP Air Cargo xin ngừng cấp phép bay

Trần Anh Chủ nhật, 30/10/2022 - 10:42

Lý do được tổng giám đốc IPP Air Cargo đưa ra là xung đột giữa Nga và Ukraine leo thang; kinh tế toàn cầu suy thoái ngày càng hiện hữu, kéo theo hàng loạt hệ lụy về lạm phát, lãi suất tăng, biến động về giá nhiên liệu.

Công ty cổ phần IPP Air Cargo vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ giao thông vận tải, Cục hàng không Việt Nam xin dừng cấp phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa hàng không IPP Air Cargo.

Theo đó, IPP Air Cargo xin rút toàn bộ hồ sơ xin phê duyệt cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không được nộp vào đầu tháng 1/2022 và dừng các hoạt động cấp phép bay theo quy định.

Lý do được tổng giám đốc IPP Air Cargo đưa ra là xung đột giữa Nga và Ukraine leo thang; kinh tế toàn cầu suy thoái ngày càng hiện hữu, kéo theo hàng loạt hệ lụy về lạm phát, lãi suất tăng, biến động về giá nhiên liệu.

Văn bản của công ty cho biết, khi thị trường thế giới có sự phục hồi và ổn định trong tương lai, hãng bay này sẽ cân nhắc trở lại vào thời điểm thích hợp và chấp nhận việc nộp lại hồ sơ xin cấp phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không từ đầu.

Dự án hãng hàng không chở hàng IPP Air Cargo có tổng mức đầu tư theo hồ sơ là 2.400 tỷ đồng, trong đó 30% là vốn chủ sở hữu, 70% còn lại sẽ là vốn huy động. 

Công ty này do ông Nguyễn Hạnh( Johnathan Hạnh Nguyễn) làm Chủ tịch hội đồng quản trị, bà Lê Hồng Thủy Tiên (vợ ông Johnathan Hạnh Nguyễn) làm Tổng giám đốc.

Qua kết quả thẩm định hồ sơ của IPP Air Cargo, tháng 3/2022 được Bộ Giao thông vận tải kiến nghị Thủ tướng cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không hàng hóa cho IPP Air Cargo.

Theo hồ sơ xin cấp phép lập hãng hàng không, IPP Air Cargo dự kiến khai thác bằng máy bay Boeing 737, 777, Airbus A330 và tương đương với số lượng 5 chiếc (bắt đầu từ năm 2022), tăng dần lên thành 10 chiếc trong 5 năm tiếp theo.

Phương án kinh doanh của IPP Air Cargo là khai thác vận tải hàng hóa trên mạng đường bay nội địa kết nối trung tâm sản xuất như Cần Thơ, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Tây Nguyên, Hải Phòng, Quảng Ninh... với trung tâm trung chuyển hàng hóa Hà Nội, TP.HCM để kết nối quốc tế khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á, châu Âu…

Tháng trước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có đề nghị rà soát tình trạng quốc tịch các cổ đông góp vốn tại IPP Air Cargo của ông Johnathan Hạnh Nguyễn để xác định điều kiện tiếp cận thị trường, thủ tục đầu tư.

Hiện cơ cấu cổ đông của Công ty cổ phần IPP Air Cargo gồm Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (đại diện là ông Nguyễn Hạnh), Công ty TNHH Thương mại Duy Anh (đại diện ông Nguyễn Phi Long) đều là doanh nghiệp 100% vốn từ nhà đầu tư quốc tịch Việt Nam và bà Lê Hồng Thủy Tiên, ông Nguyễn William Hiếu là công dân Việt Nam nên IPP Air Cargo là doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam, không có vốn đầu tư nước ngoài.

Hãng bay IPP Air Cargo của ông Johnathan Hạnh Nguyễn gặp trở ngại mới

Hãng bay IPP Air Cargo của ông Johnathan Hạnh Nguyễn gặp trở ngại mới

Doanh nghiệp -  2 năm
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị rà soát, kiểm tra tình trạng quốc tịch các cổ đông góp vốn tại IPP Air Cargo để xác định điều kiện tiếp cận thị trường, thủ tục đầu tư.
Hãng bay IPP Air Cargo của ông Johnathan Hạnh Nguyễn gặp trở ngại mới

Hãng bay IPP Air Cargo của ông Johnathan Hạnh Nguyễn gặp trở ngại mới

Doanh nghiệp -  2 năm
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị rà soát, kiểm tra tình trạng quốc tịch các cổ đông góp vốn tại IPP Air Cargo để xác định điều kiện tiếp cận thị trường, thủ tục đầu tư.
Thoát bẫy mở rộng, Thế Giới Di Động định hình lại chiến lược kinh doanh

Thoát bẫy mở rộng, Thế Giới Di Động định hình lại chiến lược kinh doanh

Doanh nghiệp -  1 ngày

Chiến lược “giảm lượng, tăng chất” được Thế Giới Di Động bắt đầu thực hiện từ năm 2024 đang giúp doanh nghiệp này tăng hiệu suất kinh doanh

Kinh doanh bất động sản bết bát, Danh Khôi rẽ hướng sang nông nghiệp

Kinh doanh bất động sản bết bát, Danh Khôi rẽ hướng sang nông nghiệp

Doanh nghiệp -  1 ngày

Danh Khôi lấn sân sang mảng nông nghiệp diễn ra trong bối cảnh công ty liên tục đối mặt với khó khăn về hoạt động kinh doanh và tài chính bất ổn.

Cốt tinh hơn cốt đông, Gelex siết chặt kỷ luật đầu tư

Cốt tinh hơn cốt đông, Gelex siết chặt kỷ luật đầu tư

Doanh nghiệp -  2 ngày

Tổng giám đốc Gelex Nguyễn Văn Tuấn cho biết kỷ luật đầu tư và tỷ suất lợi nhuận sẽ là yếu tố quyết định cho giai đoạn phát triển sắp tới của tập đoàn.

Gelex đẩy mạnh R&D và phát triển thị trường xuất khẩu

Gelex đẩy mạnh R&D và phát triển thị trường xuất khẩu

Doanh nghiệp -  2 ngày

Gelex đặt mục tiêu năm nay duy trì tăng trưởng ổn định trong các hoạt động cốt lõi, tìm kiếm cơ hội đầu tư lĩnh vực mới giàu tiềm năng, đồng thời nâng cao năng lực quản trị rủi ro trên toàn hệ thống.

SK Group cân nhắc khoản đầu tư ở Vingroup và Masan

SK Group cân nhắc khoản đầu tư ở Vingroup và Masan

Doanh nghiệp -  2 ngày

Báo cáo thường niên năm 2024 của SK Group công bố mới đây ghi nhận các khoản đầu tư vào cổ phiếu của Tập đoàn Vingroup vào khoản mục tài sản nắm giữ chờ bán.

Thủ tướng 'lệnh' gỡ vướng dứt điểm 1.533 dự án

Thủ tướng 'lệnh' gỡ vướng dứt điểm 1.533 dự án

Tiêu điểm -  4 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xử lý dứt điểm 1.533 dự án tồn đọng, nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng.

Xuất khẩu tôm lạc quan với mục tiêu 4,5 tỷ USD

Xuất khẩu tôm lạc quan với mục tiêu 4,5 tỷ USD

Tiêu điểm -  8 giờ

Xuất khẩu tôm tăng trưởng mạnh hai tháng đầu năm nhưng ngành tôm tiếp tục đối diện không ít khó khăn.

Chưa có lý do khiến giá bất động sản giảm

Chưa có lý do khiến giá bất động sản giảm

Bất động sản -  10 giờ

Cả nguồn cung và nguồn cầu hiện đang thúc đẩy giá bất động sản tiếp tục tăng.

Trước ngưỡng cửa nâng hạng: Chứng khoán Việt đã cải thiện, song tiêu chuẩn lại cao hơn

Trước ngưỡng cửa nâng hạng: Chứng khoán Việt đã cải thiện, song tiêu chuẩn lại cao hơn

Tài chính -  13 giờ

Việt Nam đang tiến gần đến cơ hội nâng hạng thị trường chứng khoán từ FTSE Russell. Cải cách mạnh mẽ đã mở đường, nhưng liệu thị trường có đáp ứng được kỳ vọng quốc tế?

Chống lãng phí: Nhìn lại 'mùa đông kéo dài' ở Thủy điện Hồi Xuân

Chống lãng phí: Nhìn lại 'mùa đông kéo dài' ở Thủy điện Hồi Xuân

Tiêu điểm -  13 giờ

Thủy điện Hồi Xuân chính thức bị ghi tên vào danh sách dự án có dấu hiệu lãng phí sau 15 năm triển khai với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.

Bẫy truyền thông ESG: 'Tẩy xanh, tẩy hồng, tẩy cầu vồng' và cái giá phải trả

Bẫy truyền thông ESG: 'Tẩy xanh, tẩy hồng, tẩy cầu vồng' và cái giá phải trả

Diễn đàn quản trị -  14 giờ

Nhiều doanh nghiệp dù không cố ý nhưng đã vô tình vướng phải các cáo buộc tẩy xanh, tẩy hồng và tẩy cầu vồng trong quá trình truyền thông ESG.

Tối ưu chi phí vận hành khách sạn: Bài học thực chiến từ Furama Resort Danang

Tối ưu chi phí vận hành khách sạn: Bài học thực chiến từ Furama Resort Danang

Diễn đàn quản trị -  14 giờ

Tổng giám đốc Furama Resort Danang Nguyễn Đức Quỳnh cho rằng cắt giảm theo nghĩa truyền thống không còn phù hợp để tối ưu chi phí vận hành khách sạn.

Đọc nhiều