Mặc dù giám đốc điều hành của JP Morgan luôn hoài nghi về tiền điện tử, ngân hàng lớn nhất nước Mỹ đang từng bước khám phá và đẩy mạnh thị trường này.
Theo Luật sư Thương hiệu và Bằng sáng chế Hoa Kỳ Michael Kondoudis, vào ngày 15 tháng 11, Văn phòng Nhãn hiệu và Bằng sáng chế Hoa Kỳ (USPTO) đã phê duyệt đơn đăng ký nhãn hiệu cho “Ví JPMorgan” của ngân hàng lớn nhất Hoa Kỳ JPMorgan & Chase Co.
Ví này sẽ cung cấp các dịch vụ như chuyển và giao dịch tiền điện tử, xử lý thanh toán tiền điện tử, cung cấp tài khoản séc ảo và dịch vụ tài chính.
Cụ thể, JPMorgan sẽ cung cấp những dịch vụ chuyển tiền điện tử dựa trên công nghệ blockchain; dịch vụ trao đổi tiền điện tử; dịch vụ xử lý thanh toán tiền điện tử bao gồm xử lý thanh toán tiền điện tử thông qua thẻ tín dụng và tiền mặt; giải quyết những khoản thanh toán xuyên biên giới thông qua việc xử lý các khoản thanh toán ngoại hối của nhiều loại tiền tệ khác nhau qua nhiều quốc gia khác nhau; và các dịch vụ liên quan đến việc tạo và quản lý tài khoản séc ảo.
Theo thông tin từ Justia, một trang web của Mỹ chuyên truy xuất thông tin pháp lý, JPMorgan Chase đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu vào tháng 7 năm 2020 với số sê-ri 90071872.
Cũng như các định chế tài chính khác như ngân hàng Fidelity và New York Mellon, JPMorgan đang bắt đầu cung cấp các dịch vụ thanh toán và giao dịch tiền điện tử. Động thái này diễn ra vào thời điểm niềm tin đối với tiền điện tử trên thế giới đang bị phá vỡ bởi sự sụp đổ của sàn điện tử FTX.
Giám đốc điều hành của JPMorgan - Jamie Dimon đã duy trì lập trường phản đối Bitcoin và tiền điện tử từ năm 2017. Thậm chí, ông từng tuyên bố sẽ sa thải bất kỳ nhà giao dịch (trader) nào của JPMorgan giao dịch tiền điện tử. Tuy nhiên, hội đồng quản trị của ngân hàng lại có cách nhìn nhận khác đối với tiền điện tử.
Vào cuối tháng 10 năm 2020, ngân hàng JPMorgan đã ra mắt đồng tiền ổn định JPM Coin. Đây là loại tiền điện tử đầu tiên được xây dựng bởi một ngân hàng Hoa Kỳ, dùng trong hoạt động thanh toán xuyên biên giới, thể hiện quan điểm ủng hộ đổi mới sáng tạo đối với tiền điện tử. Cùng ngày đó, JPMorgan cũng ra mắt nền tảng Onyx. Đây là nền tảng chuỗi khối đầu tiên trên thế giới do một ngân hàng xây dựng.
Vào đầu năm 2021, ông Daniel Pinto, đồng chủ tịch JPMorgan, cho biết ngân hàng sẵn sàng tham gia vào những dịch vụ liên quan đến Bitcoin và tiền điện tử nếu nhu cầu tiếp tục tăng và JPMorgan đã chứng minh điều đó bất chấp thị trường tiền điện tử đang đi xuống.
Năm 2021 là năm tốt nhất đối với Bitcoin về mặt giá cả, với mức giá cao nhất mà đồng tiền này từng đạt được là 69.000 USD. Sự lao dốc sau đó của Bitcoin là đủ để Dimon củng cố lập luận của mình rằng đồng tiền điện tử này là một “trò lừa đảo”.
Bất chấp tất cả những tin tức tiêu cực xung quanh hệ sinh thái gần đây, chẳng hạn như sự sụp đổ của dồng Terra và sự phá sản của nhiều quỹ phòng hộ và sàn giao dịch tiền điện tử như FTX, có một cộng đồng sẵn sàng sử dụng token của Bitcoin cho dù có bao nhiêu thông tin khiến cộng đồng sợ hãi, không chắc chắn và nghi ngờ đi nữa.
Vào đầu tháng 11/2022, thông qua việc thành công giao dịch xuyên biên giới đầu tiên trên blockchain Polygon, JPMorgan đã có một “bước tiến lớn” trong hoạt động giao dịch tiền điện tử.
Có nhu cầu lớn và đa dạng đối với những sản phẩm lợi thế của Việt Nam, châu Phi được đánh giá là thị trường tiềm năng của các doanh nghiệp Việt. Một trong những vấn đề các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng để có thể thâm nhập hiệu quả vào thị trường châu Phi là quản lý tài sản trí tuệ.
Chỉ còn vài ngày nữa, FIFA World Cup 2022, một trong những sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh, sẽ diễn ra. Bên thềm sự kiện, chủ đề sở hữu trí tuệ trong World Cup cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm.
Về mặt kinh tế, năm 2022, ngành công nghiệp thể thao điện tử dự kiến sẽ tạo ra 1,38 tỷ USD, tăng 16,4% so với năm 2021. Với quy mô ngày càng lớn, quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực này càng trở thành chủ đề đáng quan tâm.
Các trường đại học, viện nghiên cứu là một trong những cái nôi của hoạt động đổi mới sáng tạo ở mỗi quốc gia. Vì vậy, cần thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ, đồng thời có thêm những chính sách khuyến khích, hỗ trợ, tạo động lực hiện thực hóa các ý tưởng thành sản phẩm hoàn chỉnh ở môi trường này.
Nền văn hóa kinh thương Việt Nam 2045 được cấu thành bởi một thế hệ doanh nhân mới với doanh trí mới và doanh khí mới, và một nền quản trị mới với khát vọng dân tộc và chuẩn mực toàn cầu.
Trong suốt 28 năm qua, ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã luôn nắm bắt những cơ hội thay đổi, chuyển mình để trở thành một trong những nhà phát triển khu công nghiệp tiên phong và thành công nhất Việt Nam.
Những câu chuyện giàu cảm xúc, có tính lan toả giúp người tiêu dùng hiểu được bối cảnh và tham vọng sẽ giúp doanh nghiệp định vị, gia tăng giá trị thương hiệu.
Nhân lực được xem là bài toán cấp bách trong tiến trình Việt Nam trở thành một nền kinh tế số, đặc biệt là nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo.
Sự phát triển của cộng đồng doanh nhân trẻ là hành trình tái tạo và kiến tạo không ngừng nghỉ. Sự gắn kết cùng tinh thần dám nghĩ dám làm đã đưa họ từ những ngày đầu khó khăn đến một tương lai mới, nơi mà những người trẻ đang tiếp tục kế thừa và phát huy hệ gen giá trị.
Trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam đang bùng nổ, có một thực tế không thể phủ nhận rằng nếu không có những doanh nghiệp dám đi trước, những người tiên phong trong việc khai thác tiềm năng du lịch, sẽ không có những điểm đến nổi tiếng mà chúng ta biết đến ngày hôm nay.