Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
TP. HCM sẽ có chính sách hỗ trợ, xây dựng doanh nghiệp lớn mạnh để không chỉ cạnh tranh trong nước mà còn vươn ra thế giới.
Chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, hiện thành phố có 390 nghìn doanh nghiệp nhưng số doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 88%, doanh nghiệp có vốn đăng ký 100 tỷ đồng trở lên chỉ chiếm 2%, vốn đăng ký trên 1.000 tỷ đồng chỉ khoảng 700 doanh nghiệp.
Sắp tới thành phố sẽ tổ chức những buổi đối thoại theo định kỳ hàng tháng và hình thành hội đồng để lắng nghe đặc thù của từng ngành từ đó có chính sách hỗ trợ hình thành những tập đoàn mạnh.
Dù TP. HCM có số lượng doanh nghiệp lớn so với trung bình của cả nước nhưng lại chưa có thương hiệu nào đủ mạnh tạo sự lan tỏa ở thị trường trong nước và vươn tầm quốc tế. Để giải quyết vấn đề này, trước hết cần có chính sách, giải pháp quyết liệt của thành phố.
Với quy mô các doanh nghiệp như hiện tại đang tạo nhiều áp lực cho mục tiêu phát triển bền vững của thành phố. TP. HCM muốn xây dựng chính sách hỗ trợ để xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp mạnh không chỉ trong nước mà còn vươn ra tầm quốc tế.
Muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của TP. HCM thì phải có những thương hiệu lớn, đủ tầm cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Trước đó, tại hội thảo "Phát triển thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp TP. HCM" ông Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cũng nhận xét, TP. HCM chưa có nhiều thương hiệu mạnh, cũng như các thương hiệu góp mặt vào các chương trình thương hiệu quốc gia.
TP. HCM cần định hướng xây dựng thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp gắn với chương trình thương hiệu quốc gia, gắn với hình dung, định vị của thành phố và phải có chiến lược cùng những cải cách, chính sách thực thi và các hoạt động biểu tượng.
Chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang nêu lên một thực tế, ở TP. HCM có những thương hiệu nổi tiếng như Saigontourist, SaigonCoop, Vissan... nhưng hiện nay lớn rất chậm.
Nguyên nhân là do những thương hiệu này không phát triển theo chuỗi hoặc phát triển theo chuỗi chậm. Đơn cử như Saigontourist sở hữu những khách sạn 5 sao nổi tiếng ở TP. HCM như Majestic, Grand, Caravelle, New World, Sheraton... Nếu Saigontourist phát triển những thương hiệu khách sạn này theo chuỗi như Mường Thanh thì hiện nay đã rất lớn.
Hay như nhà bán lẻ SaigonCoop. Lâu nay ở TP. HCM người tiêu dùng vẫn nhận xét mô hình siêu thị của SaigonCoop quá cũ, kém thu hút. Chủ yếu những người trung tuổi đến mua sắm xong rồi về chứ mô hình siêu thị của SaigonCoop chưa mang phong cách trẻ, nhiều tiện ích để thu hút người tiêu dùng trẻ.
Còn Vissan là một trong những doanh nghiệp hoạt động trong mảng thịt lợn có tiếng ở TP. HCM nhưng vào năm 2016 đã bán 25% cổ phần cho Masan. Bia Sài Gòn rất nổi tiếng nhưng hiện nay người Thái đang chiếm cổ phần chi phối.
Từ thực tế đó, ông Quang cho rằng thương hiệu các doanh nghiệp của TP. HCM chưa lớn là do họ không chịu làm hoặc bán cho nước ngoài chứ không phải không có tiềm lực.
Ông Quang hoàn toàn đồng tình và ủng hộ trước thông tin TP. HCM muốn xây dựng thương hiệu doanh nghiệp tỷ đô không chỉ cạnh tranh trong nước mà còn vươn ra thế giới.
Trong bảng sếp hạng VNR500 công bố năm 2019, 15 doanh nghiệp đứng đầu trong top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, TP. HCM đóng góp Thế Giới Di Động ở vị trí 12.
Còn 15 doanh nghiệp đứng đầu trong top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, TP. HCM có 6 doanh nghiệp là Vinamilk, Thế Giới Di Động, Masan, ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín (Sacombank)...
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.