Thủ tướng đốc thúc giải ngân 17.000 tỷ đồng cho dự án sân bay Long Thành
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị tỉnh Đồng Nai tập trung giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành vì công tác này còn chậm.
Chính phủ có thể sẽ xem xét nới lỏng, gỡ bỏ từ từ biện pháp này hoặc quyết định tiếp tục thực hiện từ sau ngày 15/4 nếu còn phát sinh ổ dịch mới.
Qua một tuần cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, tốc độ tăng các ca nhiễm mới ở Việt Nam qua từng ngày đang cho thấy những dấu hiệu tích cực. Đặc biệt, bốn ngày trước, số ca nhiễm mới mỗi ngày không quá 4 và số ca khỏi bệnh ngày càng nhiều.
“Chuyển động xã hội vừa qua rất lớn, có thể nói là thay đổi cả nếp sống để ngăn ngừa dịch bệnh”, Thủ tướng nhận định tại cuộc họp ngày 6/4, đồng thời, đánh giá cao việc triển khai Chỉ thị 16 rất hiệu quả, đặc biệt là Hà Nội, TP. HCM.
Theo đó, các tỉnh đã thực hiện triển khai các biện pháp mạnh như thiết lập chốt kiểm tra thân nhiệt, test nhanh để kiểm tra nhiễm Covid-19, rà soát các đối tượng nhập cảnh vào Việt Nam chưa khai báo.
Tuy nhiên, một số tỉnh như Quảng Nam, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bắc Ninh, Sơn La... còn có văn bản yêu cầu cách ly người đến từ Hà Nội, TP. HCM, trước đó lại có nơi cấm người dân từ Hà Nội, TP. HCM đến địa phương mình; TP. Hạ Long (Quảng Ninh) chỉ đạo nêu tên người đi chợ quá 2 lần/ngày; Thái Bình dừng việc di chuyển của người dân từ nơi có dịch về địa bàn tỉnh, từ 0h ngày 3/4 đến 15/4...
Về tình trạng trên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ, Mai Tiến Dũng hôm nay đã có trao đổi với báo chí và cũng cho rằng trước đó nhiều nơi chưa thực sự hiểu rõ về Chỉ thị 16 dẫn đến việc thực hiện không đúng hay không thống nhất ở các địa phương.
Tuy nhiên, theo ông Dũng, việc này cũng cần nhìn dưới 2 góc độ. Thứ nhất là Chỉ thị 16 của Thủ tướng có những việc chưa có tiền lệ.
Thứ hai là với khái niệm thôn cách ly thôn, xã cách ly xã… địa phương hiểu rằng quản lý chia nhỏ theo địa phận ở địa phương.
Đến khi Thủ tướng công bố dịch thì có địa phương cho rằng Hà Nội và TP. HCM hiện nay có số ca nhiễm lớn nên cho đây là vùng dịch. Người ở Hà Nội và TP. HCM khi về địa phương thì phải cách ly 14 ngày và tự trả chi phí cách ly. Bên cạnh đó, cũng có vấn đề các xe vận tải hàng hóa không được vào thì không có nguyên liệu sản xuất...
Sau khi xảy ra tình trạng như trên, Thủ tướng đã có văn bản hướng dẫn thực hiện cách ly xã hội vào ngày 3/4. Theo đó, không được ngăn sông cấm chợ, không được làm các rào cản giao thông trên đường vì như vậy sẽ làm đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chỉ dừng vận tải công cộng còn xe vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu phải hoạt động phục vụ sản xuất kinh doanh, phục vụ hàng hóa cho thị trường, người dân.
Về việc một số nơi, người dân còn lơ là, coi thường việc cách ly xã hội, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, Chỉ thị 16 yêu cầu chứ không chỉ khuyến cáo người dân phải ở nhà.
Chỉ thị cũng yêu cầu đóng tất cả cửa hàng không thiết yếu, dừng vận tải công cộng, quy định cự ly tiếp xúc giữa người với người là 2 m...
Đây là giải pháp mạnh mẽ chưa từng có tiền lệ. Trong khi Việt Nam chưa đến mức phải công bố tình trạng khẩn cấp về y tế, chưa đến mức công bố thiết quân luật hay phong tỏa, việc làm tốt cách ly xã hội thì sẽ ngăn được dịch Covid-19 lan ra cộng đồng và lây chéo. Việc cách ly có thể phát hiện mầm mống của ổ dịch, phát hiện ca nhiễm mới sẽ xử lý và khoanh vùng luôn.
Về thời hạn cách ly xã hội, Bộ trưởng Dũng cho biết, hiện nay chưa thể nói trước gì về việc kéo dài thời gian cách ly xã xã hội hay không, trước mắt vẫn duy trì từ ngày 1 – 15/4. Tùy diễn biến dịch bệnh, Chính phủ có thể sẽ xem xét nới lỏng, gỡ bỏ từ từ biện pháp này hoặc quyết định tiếp tục thực hiện từ sau ngày 15/4 nếu còn phát sinh ổ dịch mới.
Tại cuộc họp ngày 6/4 của Chính phủ, Thủ tướng đã liên tục cảnh báo về làn sóng thứ 2 lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng mà nhiều nước như Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản… đang phải đối phó rất vất cả.
Các thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tại cuộc họp hôm nay, đã phải nhận định, mặc dù đã thực hiện các giải pháp sớm, mạnh, dứt khoát để ngăn chặn dịch xâm nhập nhưng chúng ta phải chấp nhận thực tế dịch bệnh đã xâm nhập vào cộng đồng.
Qua một số ca bệnh số 243, 247, 251 chưa xác định được nguồn lây nhiễm, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhận định “có sự lây lan trong cộng đồng”.
Như bệnh nhân số 243, trước đó được cho là lây từ ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai, nhưng qua thực tế, ông Phu khẳng định có khả năng là không phải vì xét nghiệm kháng thể cho thấy người này mới lây nhiễm. Điều tra dịch tễ cũng cho thấy bệnh nhân số 243 di chuyển nhiều nơi, nên phải đặt vấn đề có thể nguồn lây là từ cộng đồng.
Thống kê của Bộ Y tế cũng cho thấy, trong 251 trường hợp nhiễm bệnh (tính đến sáng 8/4), có 156 người từ nước ngoài (chiếm 62,6%); 95 người lây nhiễm thứ phát (chiếm 37,4%).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị tỉnh Đồng Nai tập trung giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành vì công tác này còn chậm.
Thủ tướng khẳng định lại yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ một số trường hợp thật sự cần thiết. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thậm chí yêu cầu chính quyền xử phạt người dân ra đường không đúng nội dung cho phép.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng nêu các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong quyết định công bố dịch Covid-19 ban hành trưa 1/4.
Thủ tướng yêu cầu thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1/4/2020 trên phạm vi toàn quốc.
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.