Việt Nam tăng trưởng GDP cao nhất Đông Nam Á dù Covid-19
Do cú sốc về cung và cầu gây ra bởi Covid-19, Ngân hàng phát triển châu Á nhận định kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,8% trong năm nay và 6,8% trong năm 2021.
Thủ tướng khẳng định lại yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ một số trường hợp thật sự cần thiết. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thậm chí yêu cầu chính quyền xử phạt người dân ra đường không đúng nội dung cho phép.
Việc cách ly cần tiếp tục thực hiện nghiêm với mục tiêu không để vỡ trận, lây lan dịch trong cộng đồng ở mức độ cao, nhưng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định một số địa phương vận dụng Chỉ thị 16 còn máy móc, có điểm sai.
“Chúng ta thực hiện nghiêm nhưng không vận dụng sai, hiểu không đúng nghĩa cụm từ cách ly xã hội”, Thủ tướng nói.
Chỉ thị 16 do Thủ tướng ban hành ngày 31/3 yêu cầu thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1/4/2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh.
Theo Thủ tướng, “Cách ly xã hội mang ý nghĩa là giữ khoảng cách trong xã hội để đối phó với tình huống nguy hiểm, bùng phát dịch bệnh, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng, không phải là ngăn cấm giao thông, không phải ngăn sông cấm chợ, chưa phải phong toả xã hội."
Thủ tướng nêu rõ, việc một số địa phương đã tiến hành rào đường, hạn chế người đi lại từ địa phương này sang địa phương khác hay tạm dừng các công trình xây dựng, thậm chí một số trung tâm đăng kiểm dừng hẳn hoạt động đến 15/4 là đã hiểu và thực hiện sai tinh thần của Chỉ thị 16.
Vì vậy, trong văn bản hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 16 do Văn phòng Chính phủ phát hành hôm nay, đã nêu rõ, “một số nội dung của chỉ thị còn chưa được hiểu và thực hiện thống nhất”.
Theo đó, đầu tiên, Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội theo đúng yêu cầu của Chỉ thị số 16, bảo đảm giãn cách xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng.
Văn bản này nhắc lại yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng.
Theo đó, người dân chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác; các trường hợp khẩn cấp như cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn; làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và cơ sở sản xuất kinh doanh.
Trường hợp ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; không tập trung quá 2 người trở lên tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và phải giữ khoảng cách tối thiểu 2m.
Sở Xây dựng Hà Nội đã yêu cầu các công trình xây dựng tạm dừng thi công trong 15 ngày, nhưng theo văn bản hướng dẫn do Văn phòng Chính phủ ban hành, nhà máy, cơ sở sản xuất, công trình giao thông, xây dựng được tiếp tục hoạt động.
Nằm trong danh sách tiếp tục được hoạt động còn có các cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu; cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm.
Các dịch vụ chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ... cũng được tiếp tục hoạt động.
Tuy nhiên, người đứng đầu các cơ sở chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối và thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch như thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư phòng, chống dịch theo quy định, khuyến cáo của cơ quan y tế.
Ngoài ra, người lao động phải khai báo y tế, tuân thủ các biện pháp hạn chế di chuyển, tiếp xúc, giao tiếp. Người đứng đầu các cơ sở phải tổ chức, quản lý chặt chẽ việc đưa đón người lao động đến nơi làm việc bảo đảm ngăn ngừa rủi ro lây nhiễm dịch bệnh.
Trường hợp không bảo đảm các yêu cầu nêu trên thì phải dừng hoạt động. Cơ quan y tế địa phương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc phòng, chống dịch tại các cơ sở nêu trên.
Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và công bố công khai loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình phải tạm đình chỉ hoạt động.
Văn phòng Chính phủ cũng yêu cầu cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng, trừ các trường hợp vì lý do công vụ, xe đưa đón công nhân, chuyên gia, người cách ly, xe chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa. Các phương tiện cá nhân bị hạn chế hoạt động tối đa.
Văn bản cũng yêu cầu bảo đảm vận hành thông suốt việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất. Các địa phương bãi bỏ ngay các biện pháp dừng, ngăn cấm người và phương tiện qua lại địa phương mình không đúng với Chỉ thị số 16.
Ngoài ra, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp chịu trách nhiệm tổ chức làm việc tại nhà phù hợp với điều kiện cụ thể của mình, không để đình trệ công việc, nhất là các công việc có thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật, các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Cũng trong ngày hôm nay, tại cuộc họp phòng chống Covid-19, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu thực hiện nghiêm túc việc cách ly xã hội, đồng thời khuyến cáo người già và người không có việc cần thiết không ra ngoài đường trong hai tuần tới.
Ông Chung yêu cầu các phường, xã phải tổ chức đi kiểm tra và xử phạt người dân ra đường không đúng nội dung cho phép. Đồng thời, tất cả các công viên và khu vui chơi giải trí trên địa bàn phải đóng cửa.
Tính đến 18h ngày 3/4, Bộ Y tế ghi nhận 10 bệnh nhân mới, nâng số ca Covid-19 ở Việt Nam lên 237. Có 11 bệnh nhân xuất viện trong ngày gồm 7 tại Bình Thuận, 3 ở TP. HCM, một Đà Nẵng, đưa số khỏi bệnh lên 86.
Hiện còn 151 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại 21 cơ sở y tế, có cả bệnh viện trung ương, bệnh viện tỉnh, bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện huyện, bệnh viện dã chiến. Đa số bệnh nhân sức khỏe ổn định. 37 trường hợp xét nghiệm âm tính từ một lần trở lên, 16 ca âm tính từ 2 lần trở lên. 5 bệnh nhân nặng vẫn đang được điều trị tích cực.
Do cú sốc về cung và cầu gây ra bởi Covid-19, Ngân hàng phát triển châu Á nhận định kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,8% trong năm nay và 6,8% trong năm 2021.
Giữa đại dịch Covid-19, hầu hết doanh nghiệp đều rơi vào khủng hoảng, nhưng vẫn có những doanh nghiệp không những duy trì được hoạt động, tăng trưởng mà còn đảm bảo 100% nhân viên không mất việc làm.
Giảm lãi suất cho vay, kinh phí công đoàn, giá điện, phí BOT, phí giao dịch ngân hàng… là các khoản mà VASEP đề xuất Chính phủ xem xét miễn, giảm cho doanh nghiệp thủy sản, bên cạnh các đề xuất miễn giảm các loại thuế đang được đưa ra.
Kế hoạch hoạt động của Thế Giới Di Động sẽ được thay đổi với việc đảm bảo những cam kết tiếp tục gia tăng thị phần của 3 chuỗi: chiếm 50% thị phần điện thoại và 45% thị phần điện máy vào cuối năm 2020 và đưa Bách hóa Xanh trở thành “top-of-mind” với các bà nội trợ.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.