Kịch bản nào khi Grab và GoJek sáp nhập?

Việt Hưng - 15:13, 11/09/2020

TheLEADERCEO Be Group cho rằng, sau khi Grab mua Uber tại Việt Nam thị trường vẫn đủ lớn cho Be Group tham gia và phát triển ổn định, do đó vụ sáp nhập của Grab và GoJek cũng sẽ không thể làm thay đổi quy luật cạnh tranh vốn có của thị trường.

Từ đầu năm 2020, thông tin hai ứng dụng giao đồ ăn và gọi xe lớn nhất Đông Nam Á là GrabGojek đang trong quá trình đàm phán về một thương vụ sáp nhập đã lan truyền trên các trang báo.

Cho tới những ngày gần đây, một số nguồn tin cho rằng vụ sáp nhập giữa Grab và Gojek đã tiến thêm một bước, các nhà đầu tư của hai ứng dụng này đang thúc đẩy hoàn tất thương vụ trong thời gian sớm.

Thương vụ này khiến nhiều người nhớ lại những tranh cãi liên quan vụ việc Grab mua lại hoạt động của Uber tại thị trường Việt Nam năm 2018, ngoài ra những hệ lụy mà các tài xế, nhân viên, khách hàng gánh chịu cũng không hề nhỏ.

Trao đổi với TheLEADER, bà Nguyễn Hoàng Phương - CEO Be Group cho rằng, khả năng sáp nhập là điều hoàn toàn có thể với bất kỳ doanh nghiệp nào nếu vụ sáp nhập giúp cho các bên có thể tận dụng ưu thế của nhau. Tuy nhiên, nếu lý do sáp nhập không xuất phát từ khách hàng, đối tác và nhân viên thì sẽ không tạo ra nhiều giá trị tích cực cho thị trường.

Theo vị lãnh đạo này, khi Grab mua Uber tại Việt Nam nhưng thị trường vẫn đủ lớn cho Be Group tham gia và phát triển ổn định, thì chắc chắn sự sáp nhập của Grab và GoJek cũng sẽ không thể làm thay đổi quy luật cạnh tranh vốn có của thị trường.

"Cạnh tranh là động lực để các công ty cung cấp dịch vụ ngày càng hoàn thiện bản thân và mang lại nhiều giá trị cho khách hàng hơn. Các nhà đầu tư cứ bàn tính việc chia sẻ lợi ích, thị phần nhưng khách hàng mới là người quyết định họ bỏ tiền vào đâu, tin tưởng thương hiệu nào", CEO Be Group nói.

Bởi theo bà Phương, nếu mất đi cạnh tranh sẽ mất đi giá trị dịch vụ và cuối cùng, tài xế và khách hàng lại là những người chịu thiệt thòi nhất trong toàn bộ câu chuyện này, một khi sự độc quyền lên ngôi và quyết định tất cả.

Được biết, Be Group định vị là công ty vận tải công nghệ, ra đời từ tháng 12 năm 2018 tại Việt Nam. Hiện tại, ứng dụng gọi xe "be" có đội ngũ hơn nghệ tại Việt Nam.

Kịch bản nào khi Grab và GoJek sáp nhập? 1
Ông Nguyễn Hữu Tuất - nhà sáng lập và Chủ tịch ứng dụng gọi xe FastGo

Còn theo ông Nguyễn Hữu Tuất - nhà sáng lập và Chủ tịch ứng dụng gọi xe FastGo, kịch bản Grab và GoJek sáp nhập sẽ khó xảy ra, bởi thương vụ sẽ không ảnh hưởng nhiều tới cục diện thị trường khi thị phần của Grab tại Việt Nam là quá lớn.

Do mô hình kinh doanh giống nhau ở các mảng, từ giao vận, gọi món cho đến các dịch vụ khác trong hệ sinh thái (đầu tư vi mô, bảo hiểm...), việc sáp nhập cũng khiến hai bên rất khó phân định vai trò điều hành trong từng lĩnh vực.

Ngoài ra, việc sáp nhập Grab và GoJek sẽ còn tạo cơ hội cho các tay chơi khác vươn lên, không có lợi cho liên minh sau này. Hiện có hơn 10 ứng dụng gọi xe đã và đang hoạt động tại Việt Nam gồm: vận tải hành khách, giao hàng, giao đồ ăn...

Dù mới xuất hiện tại Việt Nam chưa đầy 5 năm, nhưng lĩnh vực gọi xe đã phát triển nhanh chóng, hiện đạt quy mô lên tới 1,1 tỷ USD. Giai đoạn 2015 - 2019, trung bình mỗi năm thị trường gọi xe ở Việt Nam tăng trưởng 57% - cao nhất ở Đông Nam Á.

Tới năm 2025, dự báo sân chơi này sẽ đạt ngưỡng 4 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng 38%/năm. Điều này giải thích tại sao, Việt Nam liên tục thu hút đầu tư của các ông lớn quốc tế, lẫn trong nước như Grab, GoJek, FastGo hay Be...