Tổng thống Nga Vladimir Putin được kỳ vọng sẽ tái đắc cử vào tháng 3/2018, kéo dài thời gian cầm quyền của ông ở điện Kremlin đến năm 2024.
Putin lần đầu tiên được bầu làm tổng thống Nga vào năm 2000.
Tuy nhiên, đối với nền kinh tế Nga, điều này có nghĩa là nền kinh tế sẽ trì trệ thêm 6 năm nữa.
Lilit Gevorgyan, nhà kinh tế học tại IHS Markit, cho biết: "Nước Nga được kỳ vọng sẽ không có thay đổi đáng kể về cải cách kinh tế hay chính sách đối ngoại. "Về việc tái đắc cử của tổng thống Putin - nếu có - sẽ mang đến sự ổn định chứ không có thay đổi".
Nền kinh tế Nga đã lâm vào tình trạng suy thoái vào năm 2015 sau khi nước này phải chịu các biện pháp trừng phạt của các nước phương Tây khiến giá dầu giảm mạnh. Tuy nhiên, sau một số sửa đổi, nền kinh tế Nga đã chứng kiến tỷ lệ thất nghiệp giảm, đồng rúp ổn định, và lạm phát giảm xuống gần mức thấp kỷ lục.
Do vậy, việc ông Putin tái đắc cử có nghĩa là Moscow sẽ không có khả năng đạt được những cải cách cần thiết cho nền kinh tế để phát huy hết tiềm năng đầy đủ của nước này.
Trong 18 năm Putin cầm quyền, Nga đã thất bại trong việc phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ và đa dạng hóa nền kinh tế. Mặc dù sắp bị Mỹ đuổi kịp nhưng Nga hiện vẫn là nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới và ngành công nghiệp này chủ yếu là do các doanh nghiệp nhà nước chi phối.
"Vấn đề ở đây là nền kinh tế không năng động", Anders Aslund, một thành viên cao cấp của Hội đồng Đại Tây Dương nói. "Đây không phải là môi trường mà bạn có thể mong đợi sự đổi mới hoặc tinh thần kinh doanh".
Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự đoán tăng trưởng kinh tế hàng năm của Nga trung bình chỉ khoảng 1,5% trong 5 năm tới. Nếu giá dầu giảm trở lại, tăng trưởng sẽ còn yếu hơn nữa.
Gevorgyan cho rằng, Nga nên có những động thái để đẩy lùi tham nhũng và quan liêu, đồng thời xoa dịu căng thẳng địa chính trị. Điều này sẽ giúp thu hút thêm vốn và chuyên gia bên ngoài.
"Nga đã mất gần hai thập kỷ để đạt được những mục tiêu này, tuy nhiên vẫn chưa cho thấy nhiều kết quả", bà nói thêm.
Sự ảm đạm do các biện pháp trừng phạt gây ra đã làm nản chí các nhà đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây. Không những vậy, những vấn đề quan liêu, tham nhũng và tình hình địa chính trị bất ổn càng làm trầm trọng thêm vấn đề.
Theo Bộ phát triển kinh tế của Nga, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nga đạt 14 tỷ USD vào nửa đầu năm 2017, đánh dấu sự phục hồi so với những năm trước.
Nhưng theo ngân hàng Tây Ban Nha Santander, mức đầu tư này vẫn rất thấp so với tiềm năng kinh tế của đất nước.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), năm 2018 hứa hẹn sẽ là một năm kỉ lục đối với Mỹ và quốc gia này có khả năng vượt qua Nga, Saudi Arabia để trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới trong vòng 12 tháng tới.
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.