Tại Việt Nam, Lalamove để lại những con số ấn tượng trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa, với việc đồng hành cùng 30.000 đối tác tài xế, phục vụ hơn 10.000 khách hàng doanh nghiệp và hơn 2 triệu đơn hàng được hoàn thành.
Startup Lalamove - kỳ lân giao hàng có trụ sở tại Hong Kong vừa huy động thành công 1,3 tỷ USD trong vòng Series F bất chấp ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19. Vòng đầu tư được dẫn đầu bởi Hillhouse Capital.
Theo thống kê của KrAsia, định giá của Lalamove sau vòng gọi vốn lần này đã lên 10 tỷ USD, trở thành một trong những "kỳ lân" hùng mạnh nhất trong mảng giao hàng khu vực.
Được biết, số vốn mới sẽ được Lalamove sử dụng để mở rộng hoạt động kinh doanh và nâng cao hệ thống dữ liệu. Cụ thể, startup này sẽ thâm nhập sâu hơn vào các thành phố cấp 4 và 5 tại Châu Á, cũng như thúc đẩy hoạt động giao hàng qua ứng dụng.
Kỳ lân Lalamove thần tốc gọi vốn 1,3 tỷ USD
Thành lập vào năm 2013, Lalamove được dẫn dắt bởi sáng lập Shing Chow, từng tốt nghiệp Stanford. Startup này được ví như "Uber trong ngành logistics", chuyên cung cấp dịch vụ vận tải, giao hàng cho các đối tác là doanh nghiệp.
Lalamove có trụ sở tại Hong Kong, cung cấp các dịch vụ vận tải, giao hàng thông qua ứng dụng của mình. Dịch vụ của startup này hoạt động tại Ấn Độ và các nước Đông Nam Á khác như Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và Philippines.
Tại Việt Nam, đơn vị này đã để lại những con số ấn tượng trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa, với việc đồng hành cùng 30.000 đối tác tài xế, phục vụ hơn 10.000 khách hàng doanh nghiệp và hơn 2 triệu đơn hàng được hoàn thành.
Được thành lập vào tháng 10/2013 tại Hong Kong, đến nay Lalamove đã có mặt tại 150 thành phố trên thế giới, trong đó có nhiều thành phố lớn như Singapore, Manila (Philippines), Jarkata (Indonesia) hay Kuala Lumpur (Malaysia)...
Tương tự với GrabExpress hay Go-Send, Lalamove tập trung giải bài toán vận chuyển nội thành trong ngày mà ở đó mọi công đoạn được tối ưu hóa khiến 99,5% đơn hàng được hoàn thành dưới 37 phút.
Ứng dụng giao hàng nhanh của Hong Kong đặt chân tới Việt Nam thông qua thị trường TP. HCM vào tháng 9/2017. Đúng một năm sau đó, Lalamove quyết định mở rộng sang thị trường Hà Nội bằng dịch vụ thử nghiệm và chính thức "chào sân" tại thủ đô.
Với khoảng 24 triệu học sinh, sinh viên, hơn 90% trong số này sử dụng điện thoại di động, máy tính hoặc laptop để phục vụ học tập, đây được xem là một thị trường rất tiềm năng cho công nghệ giáo dục.
Gpay đặt mục tiêu mở rộng mạng lưới tới 63 tỉnh thành phố của Việt Nam và cung cấp toàn diện các dịch vụ thanh toán và tài chính bao gồm: cổng thanh toán, ví điện tử, thu hộ chi hộ và đầu tư số... cho hơn 5 triệu người dùng vào năm 2023.
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.