Khởi nghiệp
Thị trường công nghệ giáo dục Việt Nam đón nhiều startup ngoại
Với khoảng 24 triệu học sinh, sinh viên, hơn 90% trong số này sử dụng điện thoại di động, máy tính hoặc laptop để phục vụ học tập, đây được xem là một thị trường rất tiềm năng cho công nghệ giáo dục.
Việt Nam hiện nằm trong top 10 thị trường công nghệ giáo dục (Edtech) có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với tỷ lệ lên tới 44,3% trong năm 2018. Theo KEN RESEARCH, thị trường Edtech của Việt Nam có thể đạt giá trị 3 tỷ USD vào năm 2023.
Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 hoành hành, gần 80% học sinh, sinh viên Việt Nam áp dụng phương pháp học trực tuyến. Việt Nam được xếp thứ 17/200 quốc gia kịp thời ứng dụng công nghệ thông tin ứng phó với đại dịch.
Với khoảng 24 triệu học sinh, sinh viên, hơn 90% trong số này sử dụng điện thoại di động, máy tính hoặc laptop để phục vụ học tập, đây được xem là một thị trường rất tiềm năng cho công nghệ giáo dục.
Nhận thấy tiềm năng này, gần đây các startup/nền tảng giáo dục có trụ sở nước ngoài liên tục mở chi nhánh/văn phòng gia nhập thị trường Việt Nam.
Cụ thể, một startup trong lĩnh vực công nghệ giáo dục Geniebook của Singapore vừa mở rộng hoạt động sang thị trường Việt Nam. Geniebook đã gọi vốn thành công vòng tiền Series A có giá trị lên đến 1,1 triệu USD được dẫn dắt bởi Apricot Capital.

Ra mắt năm 2017, Geniebook muốn cá nhân hóa chương trình học tập thông qua công nghệ trí thông minh nhân tạo. Nền tảng sẽ đưa ra các câu hỏi dựa trên thế mạnh, thế yếu của từng học viên.
Tương tự, nền tảng hỗ trợ dạy và học trực tuyến ClassIn cũng vừa ra mắt ở Việt Nam. Ra đời từ năm 2014, ClassIn là startup công nghệ giáo dục hoạt động trên phạm vi toàn cầu.
ClassIn đã được tin dùng bởi hơn 60.000 đơn vị giáo dục từ các trường mầm non đến lớp 12, trường Đại học và các trường tư thục khác, với hơn 20 triệu người dùng hằng tháng (giáo viên và học sinh) tại 150 quốc gia.

ClassIn có các các tính năng hỗ trợ giảng dạy trực tuyến toàn diện như chỉnh sửa tài liệu trong thời gian thực, cung cấp bài giảng và bản trình bày trực tuyến, tổ chức thảo luận nhóm, các tính năng tương tác... cho hiệu quả tương đương lớp học truyền thống.
Giáo viên và học sinh có thể tương tác, học tập ở mọi nơi trên thế giới qua ClassIn qua công nghệ gọi thoại video đa kênh, gồm 16 kênh gọi thoại và video.
Tính năng gọi thoại của ClassIn có khả năng đồng bộ hóa, giúp giáo viên và học viên có trải nghiệm học tập tốt mà không đòi hỏi yêu cầu kết nối mạng quá cao.
Thị trường AI Việt Nam đón kỳ lân Nhật Bản
Ví Gpay nhận vốn đầu tư từ Hàn Quốc với định giá 425 tỷ đồng
Gpay đặt mục tiêu mở rộng mạng lưới tới 63 tỉnh thành phố của Việt Nam và cung cấp toàn diện các dịch vụ thanh toán và tài chính bao gồm: cổng thanh toán, ví điện tử, thu hộ chi hộ và đầu tư số... cho hơn 5 triệu người dùng vào năm 2023.
Nền tảng GoStream nhận đầu tư VinaCapital Ventures
Hiện tại, GoStream đang phục vụ nhiều khách hàng doanh nghiệp và hỗ trợ hơn 100 nghìn lượt phát trực tiếp thông qua nền tảng này mỗi ngày.
MoMo lên kế hoạch IPO
MoMo xây dựng hình tượng là một chú đại bàng kiêu hãnh, mạnh mẽ, có sức sáng tạo - đại diện cho các doanh nghiệp Việt Nam quật cường.
Grab Financial nhận 300 triệu USD đầu tư
Vòng gọi vốn Series A đánh dấu cột mốc tăng trưởng tiếp theo của Grab Financial, khi tổng doanh thu trong năm 2020 tăng hơn 40% so với năm 2019, đồng thời đạt được những bước phát triển quan trọng.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở
Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.