Kỷ lục 13 triệu khách quốc tế đến Việt Nam năm 2017
An Nhiên
Thứ tư, 27/12/2017 - 13:20
Lần đầu tiên lượng khách quốc tế tăng gần 3 triệu lượt/năm, góp phần đưa lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 13 triệu lượt trong năm 2017.
Năm 2017, vị thế của ngành du lịch đã có những bước tiến nổi bật khi Việt Nam đứng ở vị trí 6/10 điểm đến du lịch phát triển nhanh nhất thế giới năm 2017, dựa trên tăng trưởng lượng khách.
Theo Tổng cục Du lịch, năm 2017, du lịch Việt Nam đã đón được trên 13 triệu khách quốc tế, phục vụ 73,2 triệu lượt khách du lịch nội địa. Tổng thu từ du lịch đạt 510.900 tỷ đồng.
Hiện cả nước có 1.811 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 20.229 hướng dẫn viên, trong đó có 12.258 hướng dẫn viên du lịch quốc tế và 7.971 hướng dẫn viên du lịch nội địa.
Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch được đầu tư liên tục với trên 25.000 cơ sở lưu trú, hơn 500.000 buồng; trong đó 116 khách sạn 5 sao với trên 33.000 buồng, 259 khách sạn 4 sao và 488 khách sạn 3 sao và nhiều khu du lịch có chất lượng, có thương hiệu đã được hình thành.
Ngành du lịch tiếp tục thu hút mạnh mẽ đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược có tiềm lực tài chính vào các dự án xây dựng cơ sở lưu trú có quy mô lớn, khu vui chơi giải trí đẳng cấp và hiện đại.
Theo Tổng cục Du lịch, thủ tục nhập cảnh được đơn giản hoá, rút ngắn thời gian một bước; hạ tầng giao thông tốt hơn; môi trường du lịch có nhiều tiến bộ dù chưa được như kỳ vọng.
Nhiều dự án, hạng mục du lịch đẳng cấp, hiện đại, do các tập đoàn, doanh nghiệp lớn triển khai cách đây 4-5 năm, đi vào hoạt động tạo sự thay đổi về chất lượng sản phẩm du lịch, hình thành thương hiệu mạnh của các điểm đến.
Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ tại một số khu, điểm du lịch còn chưa đảm bảo, đặc biệt là thời kỳ cao điểm. Công tác quản lý chưa đồng bộ, chặt chẽ, dẫn đến xuất hiện tình trạng tour giá rẻ, quản lý khách, hướng dẫn viên còn tạo dư luận bức xúc trong xã hội.
Năng lực cạnh tranh còn thấp, thương hiệu du lịch chưa xứng tầm và hiệu quả sử dụng marketing hiện đại để quảng bá chưa cao. Công tác bảo đảm an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường còn thiếu sót, rác thải ô nhiễm, tai nạn ảnh hưởng đến an toàn của khách du lịch tại một số điểm du lịch còn xảy ra.
“Du lịch Việt Nam vẫn còn thiếu rất nhiều thứ, từ sản phẩm đến cơ sở lưu trú, nhân lực du lịch, bảo tàng, công viên chuyên đề… Đây là những vấn đề cần tập trung trong thời gian tới", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh tại cuộc họp ngày 26/12.
"Chiến lược phát triển du lịch cần tiếp tục nghiên cứu, quy hoạch du lịch cần xem xét cho phù hợp với tình hình mới, nhưng đặc biệt đề án tái cơ cấu là vô cùng quan trọng phải làm sớm và làm bằng được”, Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Hà Giang dự kiến sẽ phát triển một số sản phẩm du lịch đặc thù trên Cao nguyên đá Đồng Văn như Một ngày của Pao, Chợ tình Khâu Vai, Một ngày với vua Mèo tại khu di tích kiến trúc nghệ thuật nhà Vương, một ngày làm nương rẫy với người Mông ở Mèo Vạc, phố đi bộ và phố cổ ở Đồng Văn.
Furama Resort Đà Nẵng vừa được vinh danh là “Khu nghỉ mát ven biển sang trong - Luxury Ocean View Resort” và “Địa điểm tổ chức lễ cưới sang trọng - Luxury Wedding Destination” do độc giả trang World Luxury Hotel Awards bình chọn.
Vị khách quốc tế thứ 6 triệu đến TP.HCM năm 2017 là sự kiện quan trọng cụ thể hóa thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế, xã hội được ký kết giữa Vietnam Airlines và UBND TP.HCM.
Dù đã được triển khai hơn 10 năm qua nhưng sự chậm trễ của dự án đã gây nên nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt của người dân trong khu vực dự án.
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.