Phát triển bền vững

Lộ trình triển khai kinh tế tuần hoàn

Thứ năm, 24/03/2022 - 13:44

Muộn nhất là đến hết năm 2023 Việt Nam sẽ có kế hoạch hành động quốc gia về kinh tế tuần hoàn, làm cơ sở để triển khai toàn diện các giải pháp thúc đẩy mô hình này.

Năm 2022 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho công tác quản lý chất thải, bảo vệ môi trường khi Luật Bảo vệ môi trường 2020 chính thức đi vào hiệu lực, với những nội dung đột phá như quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành; coi người dân là chủ thể bảo vệ môi trường và đặc biệt là nội dung về kinh tế tuần hoàn.

Theo TS. Đào Văn Mạnh, Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE), kinh tế tuần hoàn không chỉ được quy định tại điều 142 của Luật Bảo vệ môi trường 2020 mà còn được đặt làm biện pháp ưu tiên cho các quy định về quản lý chất thải khác như chính sách thuế, phí về bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ bảo vệ môi trường; thị trường carbon…

Về mặt hình thức, các công cụ thực hành kinh tế tuần hoàn được đưa ra áp dụng từ giai đoạn đầu thiết kế, sản xuất ra sản phẩm, cho tới tận giai đoạn tiêu dùng, với các công cụ mang tính chất mệnh lệnh hành chính, công cụ kinh tế thị trường và công cụ tuyên truyền, giáo dục.

Lộ trình triển khai kinh tế tuần hoàn
Cơ sở pháp lý cho kinh tế tuần hoàn đã khá hoàn thiện.

Có thể nói, cơ sở pháp lý cho kinh tế tuần hoàn đã khá đầy đủ và hoàn thiện, như lời nhận xét của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà. Tuy nhiên, việc triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam vẫn đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng, từ cơ sở hạ tầng cho tới năng lực lao động, thói quen, nhận thức của doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng.

Về lộ trình thực hiện kinh tế tuần hoàn, ông Mạnh cho biết, Bộ Tài nguyên và môi trường thực hiện việc xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về kinh tế tuần hoàn để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ban hành trước ngày 31/12/2023.

Nội dung của kế hoạch nêu rõ hiện trạng, bối cảnh thực hiện kinh tế tuần hoàn cũng như xác định mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng giải pháp, phân công giám sát… cho kinh tế tuần hoàn.

Thời điểm ngày cuối cùng của năm 2023 cũng là thời hạn cho việc thực thi các công cụ quan trọng cho thúc đẩy kinh tế tuần hoàn như phân loại rác thải bắt buộc tại hộ gia đình; trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR).

Khung hướng dẫn áp dụng và nền tảng kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu về kinh tế tuần hoàn cũng thuộc nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và môi trường.

Việt Nam tiến vào ‘guồng quay’ của nền kinh tế tuần hoàn

Đối với các bộ, ngành khác và địa phương, nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng kế hoạch hành động thực hiện kinh tế tuần hoàn riêng. Bên cạnh đó, TS. Mạnh nhấn mạnh, điều quan trọng là phải lồng ghép được các nội dung về kinh tế tuần hoàn vào các đề án, quy hoạch của riêng từng ngành và địa phương.

Trách nhiệm của doanh nghiệp

Theo ông Mạnh, doanh nghiệp ngoài việc tuân thủ kế hoạch hành động quốc gia, kế hoạch hành động của các bộ, ngành, chính quyền địa phương, còn cần phải chủ động triển khai các giải pháp thực hiện kinh tế tuần hoàn theo thứ tự ưu tiên, phù hợp với điều kiện, mô hình sản xuất, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

Các giải pháp tập trung vào một số lĩnh vực trọng tâm như logistics giảm phát thải; tận dụng năng lượng tái tạo; thực hiện các giải pháp quản lý chất thải rắn…

Doanh nghiệp cũng được khuyến khích áp dụng các giải pháp thực hiện kinh tế tuần hoàn sớm hơn lộ trình được đặt ra trong các kế hoạch hành động của Nhà nước.

Thực tế, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều sáng kiến triển khai kinh tế tuần hoàn ở nhiều lĩnh vực, từ trước cả khi Luật Bảo vệ môi trường 2020 được xây dựng và phê duyệt.

Lộ trình triển khai kinh tế tuần hoàn 2
Một hoạt động hợp tác của PRO Việt Nam.

Trong đó phải kể đến cái bắt tay của những ông lớn hàng đầu ngành hàng tiêu dùng nhanh để thành lập Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) năm 2019, với mục tiêu tái chế 100% bao bì được các thành viên sử dụng vào năm 2030.

Đối với rác thải điện tử, 2 hãng điện tử lớn tại Việt Nam là HP và Apple đã thành lập và vận hành chương trình Việt Nam Tái chế từ năm 2015, hưởng ứng quyết định 16 của Chính phủ về thu hồi sản phẩm thải bỏ.

Nhận xét về điều này, ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Chi hội nhựa tái sinh cho biết, kinh tế tuần hoàn là mô hình tất yếu doanh nghiệp phải hướng đến bởi nguồn lợi kinh tế cũng như nhu cầu tiêu dùng bền vững ngày càng tăng cao.

“Nếu có sự hỗ trợ, vào cuộc từ phía Nhà nước, mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ. Tuy nhiên, nếu không có chính sách từ Nhà nước, doanh nghiệp cũng sẽ tự làm kinh tế tuần hoàn, vì đây là mô hình tất yếu”, ông Vượng nhấn mạnh.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  9 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  13 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  13 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  13 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Hồ sơ quản trị -  13 giờ

Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.

Đọc nhiều