Tiêu điểm
Loạt khó khăn trong tiếp cận tài chính bủa vây doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nhiều hạn chế trên thị trường tài chính đã ngăn cản các doanh nghiệp tiếp cận dòng vốn để phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa ít tiềm lực.
Mặc dù Việt Nam có hệ thống ngân hàng khá lớn và thanh khoản dồi dào, mức độ tài chính bao trùm còn thấp. Đơn cử, chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh 2020 cho thấy 41% số doanh nghiệp được khảo sát gặp khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng. Tăng trưởng tín dụng cho khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chỉ khoảng 3% mỗi năm.
Theo một cuộc khảo sát DNNVV do Viện Quản lý kinh tế Trung ương thực hiện, các DNNVV có cơ hội vay vốn ngân hàng thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp lớn. Cùng với đó, cho vay dài hạn đặc biệt khan hiếm khi hơn 85% các khoản vay ngân hàng thương mại phải trả trong thời hạn dưới một năm.
Các ngân hàng thường xem thanh khoản là một trong những rủi ro chính của họ, và đây là tình trạng làm hạn chế khả năng và mong muốn cho vay dài hạn của các ngân hàng thương mại.
IFC và Ngân hàng Thế giới trong báo cáo mới nhất về khu vực tư nhân đánh giá khó khăn trong sử dụng tài sản bảo đảm để thế chấp vẫn là một rào cản chính đối với DNNVV trong tiếp cận vốn ngân hàng.
Các ngân hàng ở Việt Nam thường yêu cầu sử dụng bất động sản, và có xu hướng ít chấp nhận động sản, như các khoản phải thu và hàng tồn kho làm tài sản thế chấp.
Theo thông tin đăng ký giao dịch bảo đảm của Việt Nam, chỉ 30% tổng số hồ sơ đăng ký liên quan đến các khoản phải thu và hàng tồn kho, thấp hơn đáng kể so với con số ở các thị trường phát triển hơn, ví dụ như so với 60% ở Trung Quốc.
Các doanh nghiệp vi mô, nhỏ và vừa trong chuỗi cung ứng và hệ sinh thái của các tập đoàn lớn hơn ı́t có cơ hội tận dụng tı́n nhiệm của các công ty này để tiếp cận tài chính tốt hơn hơn.
Không chỉ vậy, năng suất và chất lượng sản phẩm thấp gây khó khăn cho các DNNVV tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tính đến tháng 12/2018, chỉ có 300 DNNVV trong các ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam có mặt trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo IFC và Ngân hàng Thế giới, nền tảng điện tử chuỗi cung ứng rất quan trọng trong việc tạo ra cơ sở dữ liệu minh bạch về giao dịch giữa nhà cung cấp và bên mua hàng, và có thể hỗ trợ hoạt động cho vay của các định chế tài chính.
Các nền tảng điện tử này đã có ở Việt Nam nhưng hầu hết thuộc các ngân hàng, và sự phát triển của các nền tảng điện tử vận hành bởi bên thứ ba chưa phổ biến trên thị trường Việt Nam.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tại Việt Nam còn gặp vấn đề với thị trường vốn, khi thị trường này được đánh giá chưa có chiều sâu. Mặc dù có tăng trưởng, Việt Nam tiếp tục tụt hậu so với các nước thành viên ASEAN khác, như thể hiện rõ trên thị trường trái phiếu.
Sự mở rộng tương đối nhanh chóng của thị trường trái phiếu ở Việt Nam gần đây tập trung vào các tập đoàn lớn, các ngân hàng và công ty bất động sản, phần lớn thông qua các đợt phát hành riêng lẻ không được niêm yết trên sàn giao dịch.
Một thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển tốt sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tái cấp vốn cho các ngân hàng có vốn nhà nước, cấp vốn cho các doanh nghiệp nhà nước lớn, tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng, tạo cơ hội cho các ngành khác nhau xây dựng các công cụ phù hợp với nhu cầu vốn của họ, cải thiện ổn định tài chính và có khả năng thu hút các tổ chức đầu tư trong và ngoài nước nhiều hơn nữa.
Tuy nhiên, nhóm Ngân hàng Thế giới nhận định Việt Nam có một số trở ngại đối với tăng trưởng của thị trường, bao gồm khung pháp lý và quy định quản lý còn bất cập, đặc biệt liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp; thiếu tài liệu hồ sơ cần thiết và chuẩn hóa; ít sử dụng xếp hạng tín dụng; và thiếu văn hóa tín dụng dựa trên việc công bố thông tin.
Tháo dần các nút thắt
Đối với khó khăn trong sử dụng tài sản bảo đảm để thế chấp, nhóm Ngân hàng Thế giới khuyến nghị Việt Nam cần tiếp tục các cải cách trước đây, dịch chuyển trọng tâm sang xây dựng quy định pháp luật cùng với kế hoạch hành động để đáp ứng nhu cầu tài trợ dựa vào hàng tồn kho và các khoản phải thu.
Việt Nam cũng cần tạo điều kiện hơn nữa cho quản lý tài sản thế chấp (như hệ thống kho bãi và kho vận trong nước), và sự phát triển của các định chế tài chính phi ngân hàng, như một thành viên quan trọng của thị trường SCF.
Đại dịch Covid-19 đã nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển các dịch vụ tài chính số tại Việt Nam. Khu vực này, bao gồm thanh toán, cho vay, bảo hiểm và tiết kiệm kỹ thuật số còn có dư địa đáng kể để tăng trưởng do tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh cao và cước phí truy cập internet/Wi-Fi thấp.
Trong khi vẫn giữ cách tiếp cận thận trọng đối với các quy định về fintech, Ngân hàng Nhà nước có thể tăng việc cấp phép để hỗ trợ các công ty fintech đa dạng hóa sang các lĩnh vực khác, như cho vay.
Nhìn chung, sự phát triển của dịch vụ tài chính số và fintech cũng sẽ dẫn đến cải thiện toàn diện tài chính, và giúp giải quyết những hạn chế trong tài trợ chuỗi cung ứng và đăng ký tài sản thế chấp.
IFC và Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh điều quan trọng là phải tiếp tục phát triển các nền tảng cho tài chính dài hạn. Những nền tảng này bao gồm cải thiện cơ chế định giá thông qua phát triển đường cong lãi suất, nhờ đó tận dụng được động lực hiện có từ sự phát triển của thị trường trái phiếu chính phủ.
Sự phát triển của thị trường tiền tệ và tỷ giá tham chiếu ngắn hạn đáng tin cậy sẽ giúp củng cố đường cong lãi suất, và gián tiếp tạo điều kiện phát triển các công cụ đổi mới sáng tạo trên thị trường vốn.
Các ngân hàng khó có thể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu tài chính ngày càng tăng do hạn chế về thanh khoản và vốn cũng như chênh lệch kỳ hạn.
Trong bối cảnh này, cần có các loại công cụ mới, như trái phiếu cơ sở hạ tầng, chứng khoán đảm bảo bằng tài sản, và các công cụ có cấu trúc khác, để hỗ trợ phát triển hạ tầng và các khoản đầu tư dài hạn khác ở Việt Nam.
Hai tổ chức trên lưu ý phát triển theo hướng này cần song hành với nỗ lực mở rộng đối tượng nhà đầu tư, không chỉ quan trọng trong việc duy trì tăng trưởng thị trường mà còn tăng thanh khoản và giảm biến động.
Liên quan đến những nỗ lực khác, sự phát triển của các quỹ tương hỗ và quỹ hưu trí tư nhân sẽ đóng vai trò quan trọng như phương tiện tiết kiệm dài hạn cho cá nhân, và là công cụ huy động vốn dài hạn thông qua thị trường vốn.
Hơn nữa, nên cân nhắc một hệ thống ưu đãi thích hợp (như thông qua ưu đãi thuế) để thu hút đầu tư nhiều hơn thông qua các công cụ này.
Điểm nóng trên thị trường fintech Việt Nam
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.